Giám sát phát triển năng lượng giai đoạn 2016 - 2021 tại Sơn La

Tiếp tục rà soát, phát triển có chọn lọc nguồn thủy điện vừa và nhỏ

Thống nhất với các quan điểm, định hướng của Sơn La về phát triển năng lượng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường đề nghị, cần tiếp tục nghiên cứu, rà soát, bổ sung, phát triển có chọn lọc nguồn thủy điện vừa và nhỏ, bảo đảm hiệu quả, toàn diện, bền vững, giải quyết yêu cầu giữa phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường với phát triển sản xuất, ổn định đời sống Nhân dân và quốc phòng - an ninh.

Tỉnh có sản lượng thủy điện lớn của cả nước

Là tỉnh miền núi phía Bắc, có độ cao 600 - 700m so với mặt nước biển và mạng lưới sông suối khá dày, Sơn La có nguồn thủy năng phong phú có thể khai thác để phát điện. Tận dụng lợi thế này, trong giai đoạn 2016 - 2021, Sơn La tập trung phát triển năng lượng, trong đó chủ yếu là ngành điện, gồm thủy điện và một phần rất nhỏ điện mặt trời mái nhà, điện sinh khối. Ngành than trên địa bàn tỉnh Sơn La không phát triển do trữ lượng thấp, các vỉa than mỏng và rất mỏng, ít hoặc không có giá trị công nghiệp.

Tiếp tục rà soát, phát triển có chọn lọc nguồn thủy điện vừa và nhỏ (trước chùm ảnh) -1
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm VPQH Bùi Văn Cường - Phó trưởng Đoàn giám sát đề nghị Sơn La tiếp tục rà soát, phát triển có chọn lọc nguồn thủy điện vừa và nhỏ. Ảnh: Trung Thành

Trong giai đoạn 2016 - 2021, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La Nguyễn Thành Công cho biết, theo thẩm quyền, UBND tỉnh đã chấp thuận cho các doanh nghiệp nghiên cứu, khảo sát, lập hồ sơ bổ sung quy hoạch đối với 52 vị trí tiềm năng thủy điện. Tính tổng cả giai đoạn, toàn tỉnh đã hoàn thành và vận hành thêm 18 thủy điện nhỏ. Đến năm 2021, trên địa bàn có 57 thủy điện hoạt động phát điện, gồm 3 thủy điện lớn với tổng công suất 3.120 MW và 54 nhà máy thủy điện nhỏ với tổng công suất 600 MW. Sản lượng điện sản xuất trung bình hàng năm của thủy điện từ 12 - 15 tỷ KWh, chiếm 5 - 6% tổng sản lượng điện thương phẩm của cả nước, đóng góp lớn vào giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp của tỉnh, với khoảng 80%.

Qua giám sát, có thể thấy phát triển năng lượng trên địa bàn Sơn La giai đoạn 2016 - 2021 hoàn toàn phù hợp với các quy hoạch chuyên ngành cấp quốc gia, như Quy hoạch thủy điện nhỏ, Quy hoạch phát triển điện lực, Quy hoạch khoáng sản, Quy hoạch tài nguyên nước... cũng như điều kiện thực tế của địa phương. Khẳng định điều này, các thành viên Đoàn giám sát nêu rõ, với sản lượng điện sản xuất trung bình hàng năm 12 - 15 tỷ KWh của Sơn La đã giúp cả nước có thể tiết kiệm được 5 - 6 triệu tấn than hoặc khoảng 3 triệu tấn dầu.

Quan trọng hơn, theo Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường - Phó Trưởng đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016 - 2021”, việc khai thác được các tiềm năng, lợi thế của tỉnh về phát triển năng lượng đã góp phần bảo đảm nguồn cung năng lượng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh. Đặc biệt, việc phát triển thủy điện đã đưa Sơn La trở thành một trong những tỉnh có sản lượng thủy điện lớn của cả nước.

Đánh giá cụ thể và toàn diện việc phát triển dự án thủy điện trong tương lai

Phát huy những kết quả đạt được, hiện tỉnh đang xây dựng Quy hoạch tỉnh Sơn La thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050, trong đó phương án phát triển năng lượng trên địa bàn là một nội dung tích hợp. Chia sẻ điều này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La Nguyễn Thành Công nêu rõ, định hướng chính trước mắt của tỉnh vẫn là huy động tối đa các nguồn thủy điện hiện có, còn các loại hình khác, như điện gió, điện sinh khối sẽ phát triển thêm vào năm 2030 và điện mặt trời sẽ phát triển sau năm 2030. 

Tiếp tục rà soát, phát triển có chọn lọc nguồn thủy điện vừa và nhỏ (trước chùm ảnh) -0
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm VPQH Bùi Văn Cường - Phó trưởng Đoàn giám sát phát biểu tại cuộc làm việc với UBND tỉnh Sơn La. Ảnh: Trung Thành

Ghi nhận, đánh giá cao kết quả Sơn La đạt được trong phát triển năng lượng, song một số ý kiến cũng cảnh báo về thực tế triển khai các dự án thủy điện tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến đời sống của người dân cũng như môi trường, rừng, nguồn tài nguyên đất, nước… Do vậy, Sơn La cần có các đánh giá cụ thể và toàn diện hơn nữa việc phát triển các dự án thủy điện trong tương lai.

Giải trình thêm về nội dung này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La nhấn mạnh, nhận thức rất rõ nguy cơ việc triển khai các dự án thủy điện vừa và nhỏ có thể gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân và môi trường, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La đã ban hành Quyết định số 844-QĐ/TU ngày 8.4.2019 về thành lập Tổ công tác có nhiệm vụ tham mưu cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc rà soát việc bồi thường, hỗ trợ, di dân, tái định cư, thu hồi chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng; quản lý, vận hành, khai thác các công trình thủy điện nhỏ… nhằm bảo đảm dòng chảy tối thiểu, bảo vệ môi trường, bảo đảm đời sống ổn định cho Nhân dân khu vực dự án thủy điện nhỏ.

Và, định hướng của Sơn La là "cương quyết hơn trong rà soát lại các thủy điện vừa và nhỏ trên tinh thần phải được sự đồng thuận của người dân, có đánh giá tác động môi trường và giữ lại tối đa diện tích rừng". Nhấn mạnh điều này, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Sơn La Nguyễn Hữu Đông cho biết, thực tế Sơn La đã dừng một dự án thủy điện khi chưa được sự đồng tình của người dân.

Đồng tình với các quan điểm của Sơn La về phát triển thủy điện, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường đề nghị, tỉnh tiếp tục nghiên cứu, rà soát, bổ sung, phát triển có chọn lọc nguồn thủy điện nhỏ, bảo đảm hiệu quả, toàn diện, bền vững, giải quyết tốt yêu cầu giữa phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường với phát triển sản xuất, ổn định đời sống Nhân dân và an ninh, quốc phòng. Cùng với đó, cần tiếp tục làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo nguồn nhân lực liên quan đến ngành năng lượng đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương trong tương lai. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về phát triển năng lượng, bảo đảm an toàn hồ đập, vận hành liên hồ chứa. Ban hành thể chế thuộc thẩm quyền của địa phương, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thu hút đầu tư, tạo thuận lợi cho các hoạt động phát triển năng lượng trên địa bàn.

Quốc hội và Cử tri

 Để người có năng lực tiếp tục cống hiến
Quốc hội và Cử tri

Để người có năng lực tiếp tục cống hiến

Ngày 18.4, tiếp tục chương trình hoạt động chuẩn bị cho Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc cùng Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng đã có buổi tiếp xúc cử tri tại Phường 4, TP. Đà Lạt.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Tháo gỡ vướng mắc, tạo sự thông thoáng, năng động cho doanh nghiệp

Cho ý kiến với dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp tại Phiên họp thứ 44, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện dự thảo Luật, bảo đảm các quy định sẽ giải quyết, tháo gỡ được các khó khăn, vướng mắc hiện nay; bao quát những vấn đề mới, bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế tư nhân trong mối quan hệ với đầu tư vốn của nhà nước và các yêu cầu trong tình hình mới.

ĐBQH thành phố Hà Nội giải đáp nhiều vấn đề cử tri quan tâm
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

ĐBQH thành phố Hà Nội giải đáp nhiều vấn đề cử tri quan tâm

Sáng 11.4, các ĐBQH thành phố Hà Nội thuộc Đơn vị bầu cử số 9 đã tiếp xúc cử tri các huyện Phú Xuyên, Thường Tín, Ứng Hòa, Mỹ Đức Tiếp trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Trụ sở HĐND - UBND huyện Phú Xuyên, kết nối trực tuyến tới các điểm cầu tại huyện Thường Tín, Ứng Hòa và Mỹ Đức.

Hà Nội: Cử tri ủng hộ chủ trương sáp nhập, tinh gọn bộ máy của Trung ương
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Hà Nội: Cử tri ủng hộ chủ trương sáp nhập, tinh gọn bộ máy của Trung ương

Tại hội nghị tiếp xúc của ĐBQH thành phố Hà Nội diễn ra mới đây, cử tri thị xã Sơn Tây và các huyện Phúc Thọ, Ba Vì, Đan Phượng bày tỏ đồng tình, ủng hộ rất cao chủ trương sáp nhập, tinh gọn bộ máy của Trung ương. Đồng thời, mong muốn được tham gia đóng góp ý kiến, đề xuất các giải pháp để quá trình sáp nhập diễn ra được thuận lợi, hiệu quả và phù hợp với thực tiễn từng vùng, địa phương.  

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV

Chiều 17.4, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã tiếp xúc cử tri huyện Gia Lâm, quận Hoàng Mai trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ đầu cầu chính tại trụ sở HĐND - UBND quận Hoàng Mai kết nối với huyện Gia Lâm.

AMH
Chính sách và cuộc sống

Tăng trưởng trên 8% và đường dây 500kV mạch 3

Tại Nghị quyết 77/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3.2025 và Hội nghị trực tuyến với các địa phương, Chính phủ kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trở lên trong năm nay dù nhận định tình hình thế giới có thể tiếp tục biến động lớn, chiến tranh thương mại lan rộng; ở trong nước thì khó khăn và thách thức nhiều hơn thuận lợi. Điều này gợi liên tưởng tới dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu
Quốc hội và Cử tri

Khơi thông điểm nghẽn, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo động lực để Hải Phòng phát triển

Việc ban hành dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hải Phòng là hết sức cần thiết để khơi thông các điểm “nghẽn”, tạo đột phá, có sức lan tỏa lớn trong vùng đồng bằng sông Hồng và đóng góp lớn hơn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước. Đây là nhận định của các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến với nội dung này tại Phiên họp thứ 44.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Chính sách và cuộc sống

Đích đến là phục vụ Nhân dân tốt hơn

Cần lưu ý khắc phục cả 2 khuynh hướng: một là, sáp nhập các xã, phường quá rộng như một "cấp huyện thu nhỏ" dẫn đến không quán xuyến được địa bàn, không chủ động phục vụ được Nhân dân, dẫn đến biến chủ trương không tổ chức cấp huyện thành không tổ chức cấp xã. Hai là, sáp nhập các xã, phường quá nhỏ, dẫn đến hạn chế về không gian, dư địa phát triển, đầu mối nhiều hơn dẫn đến cồng kềnh, kém hiệu quả.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Doanh nghiệp phải tiên phong, dẫn dắt chuyển đổi số

Các doanh nghiệp nhà nước phải phát triển, tăng trưởng, ngày càng lớn mạnh, trưởng thành, trên cơ sở thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, tăng năng suất lao động; vừa phát triển cho chính mình, vừa góp phần vào sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước.

Cần đặt chính sách về nguồn nhân lực là ưu tiên hàng đầu
Chính trị

Cần đặt chính sách về nguồn nhân lực là ưu tiên hàng đầu

Nhấn mạnh, đối với phát triển khoa học và công nghệ, thì chính sách về nguồn nhân lực là vấn đề phải ưu tiên hàng đầu, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị, cần nghiên cứu, điều chỉnh đưa nội dung về nguồn nhân lực lên thứ tự ưu tiên trong hệ thống chính sách. Đồng thời, bổ sung trong dự thảo Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo những nội hàm về thu hút nguồn nhân lực là Việt kiều và người nước ngoài.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khảo sát thực tế tại Trường Cao đẳng Dầu khí
Quốc hội và Cử tri

Đồng bộ các chính sách thu hút, phát triển nhân lực chất lượng cao

Thu hút nhân lực chất lượng cao được nhiều địa phương, đơn vị xác định là một trong những nhiệm vụ chiến lược nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, thực tiễn cũng cho thấy, còn nhiều khó khăn, thách thức trong việc phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.