Thường trực Ủy ban Đối ngoại họp mở rộng

Sáng 13.5, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Ủy ban Đối ngoại đã họp mở rộng thẩm tra sơ bộ Tờ trình của Chủ tịch nước về việc phê chuẩn văn kiện gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland (Anh). Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Mạnh Tiến chủ trì cuộc họp.

Tham dự cuộc họp có đại diện Thường trực Ủy ban Pháp luật, Thường trực Ủy ban Xã hội cùng đại diện một số bộ, ngành, cơ quan liên quan. 

Theo Tờ trình, đối với Việt Nam và các nước khác đã có Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương có tiêu chuẩn cao với Vương quốc Anh thì việc Vương quốc Anh gia nhập CPTPP càng thuận lợi hơn do quan hệ FTA ở mức độ tương đương CPTPP đã được thiết lập từ trước.

Văn kiện gia nhập CPTPP của Anh gồm hai phần chính: Nghị định thư gia nhập cùng các phụ lục và Thư của Anh cùng các thư song phương giữa Việt Nam -  Anh. Trong đó, đáng chú ý là Anh đã ký thư về vấn đề kinh tế phi thị trường gửi Việt Nam, trong đó xác nhận hệ thống quy định về phòng vệ thương mại của Anh không quy định về việc tự động coi Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường, do đó, không dựa trên giả định rằng Việt Nam có tình trạng kinh tế phi thị trường. Các ngành đang hoạt động tại Việt Nam được coi là hoạt động trong điều kiện của nền kinh tế thị trường. Trên cơ sở đó, Anh xác nhận sẽ không áp dụng Điều 14.1 (b) trong Quy định Phòng vệ thương mại năm 2019 của nước này đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam.

Về tác động chính trị, an ninh quốc gia và chiếc lược đối ngoại, Tờ trình nêu, Anh đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy an ninh khu vực và toàn cầu. Ở góc độ song phương, quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Anh thời gian qua có những bước phát triển mạnh mẽ, ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả. Trong bối cảnh đa số các nước ASEAN chưa có FTA với Anh, việc Anh gia nhập CPTPP sẽ góp phần củng cố vai trò của Việt Nam đối với Anh tại khu vực này, đồng thời cũng góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trong hợp tác kinh tế quốc tế và quan hệ hợp tác song phương với Anh. Đặc biệt, việc Anh công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam cũng có ý nghĩa quan trọng tạo thêm cơ sở để ta tiếp tục vận động các nước khác, trong đó có Hoa Kỳ, công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.

Ở góc độ đa phương, việc Anh gia nhập CPTPP sẽ góp phần kết nối khu vực châu Á - Thái Bình Dương, châu Mỹ với châu Á, khẳng định sức hấp dẫn cũng như vai trò của CPTPP trong thúc đẩy liên kết và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Về tác động kinh tế, Tờ trình nhấn mạnh, việc Anh gia nhập CPTPP sẽ góp phần quảng bá, thu hút thêm nhiều nền kinh tế khác gia nhập Hiệp định, qua đó, góp phần mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường cho hàng hóa Việt Nam, góp phần tăng sức hấp dẫn của Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài.

Đối với Việt Nam, Anh luôn là một trong những thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới, những kết quả đàm phán ta đã đạt được sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hơn hoạt động trao đổi thương mại - đầu tư của Việt Nam với Anh, đặc biệt tạo điều kiện cho hàng xuất khẩu của Việt Nam tiếp cận thị trường với quy mô kim ngạch nhập khẩu thường niên lớn. Tổng kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Anh sẽ thay đổi tích cực, kim ngạch xuất khẩu của một số ngành hàng cụ thể sẽ tăng trưởng rõ rệt như: gạo, cá ngừ…

Chính phủ đề xuất phê chuẩn văn kiện tại Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV để Việt Nam nằm trong nhóm 6 nước CPTPP đầu tiên phê chuẩn Nghị định thư. Việc sớm phê chuẩn và thực thi các cam kết trong Nghị định thư sẽ giúp hiện thực hóa những cơ hội tiếp cận thị trường Anh cho hàng hóa Việt Nam, từ đó góp phần củng cố và tăng cường quan hệ thương mại - đầu tư song phương, đồng thời, nâng cao hình ảnh, vị thế của Việt Nam trong việc tích cực thúc đẩy hợp tác kinh tế trên bình diện quốc tế.

Tại cuộc họp, các đại biểu cũng đã nghe Tờ trình của Chính phủ, báo cáo tóm tắt của Chính phủ thuyết minh về việc gia nhập CPTPP của Anh; trao đổi, thảo luận về hình thức phê chuẩn, tác động của việc phê chuẩn tới các lĩnh vực thu hút đầu tư vào Việt Nam… Một số ý kiến đề nghị cơ quan trình thông tin thêm về lộ trình thực thi các cam kết pháp lý - thể chế của Anh; báo cáo rõ thêm tác động kinh tế của việc Anh gia nhập CPTPP đối với Việt Nam…

Kết luận cuộc họp, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Mạnh Tiến đề nghị cơ quan trình, đặc biệt là Bộ Công Thương phối hợp hoàn thiện báo cáo chi tiết về những nội dung được các đại biểu đặt ra; đồng thời nêu rõ, Ủy ban Đối ngoại sẽ khẩn trương tiếp thu các ý kiến tại cuộc họp, hoàn thiện báo cáo, hồ sơ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến.

Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu
Chính trị

Rà soát tài sản công để có giải pháp sử dụng có hiệu quả hơn

Cho ý kiến về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024 tại Phiên họp sáng 24.4, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, phải xem đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng với những nội dung rất cụ thể để các bộ, ngành, địa phương, cơ quan thực hiện. Cần rà soát lại tất cả các dự án chậm triển khai để kịp thời tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, chính sách để khơi thông nguồn lực; rà soát các tài sản công ở các địa phương để có giải pháp sử dụng có hiệu quả hơn.

Thẩm tra dự án Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự
Chính trị

Thẩm tra dự án Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự

Chiều 24.4, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Phiên họp toàn thể lần thứ 2, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp đã thẩm tra dự án Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự (sửa đổi) và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự.

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan phát biểu chỉ đạo
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan chủ trì làm việc về 2 dự thảo Luật

Chiều 24.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Hà Nội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan đã chủ trì cuộc làm việc với một số bộ, ngành, cơ quan, tổ chức về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật và dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh gặp mặt Đoàn ĐBQH các khóa tỉnh Vĩnh Phúc

Trưa 24.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã gặp mặt Đoàn ĐBQH các khóa tỉnh Vĩnh Phúc, nhân dịp Đoàn tổ chức về nguồn, thăm Nhà Quốc hội hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (6.1.1946 - 6.1.2026).

Ủy ban Pháp luật và Tư pháp thẩm tra 2 dự án luật
Chính trị

Ủy ban Pháp luật và Tư pháp thẩm tra 2 dự án luật

Sáng 24.4, tiếp tục Phiên họp toàn thể lần thứ 2, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp thẩm tra dự án Luật Thanh tra (sửa đổi) và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

toàn cảnh Phiên họp
Thời sự Quốc hội

Lập định mức mà thiếu cơ sở, chưa đầy đủ thì dự toán sẽ không chính xác

Lưu ý thời điểm xây dựng phương án về định mức phân bổ như Tờ trình của Chính phủ là chưa phù hợp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp thu ý kiến của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và ý kiến của cơ quan thẩm tra để hoàn thiện dự thảo Nghị quyết về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2026. Đây là vấn đề rất quan trọng, nếu lập định mức mà thiếu cơ sở, chưa đầy đủ thì dự toán sẽ không chính xác.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung thảo luận
Chính trị

Sớm sửa đổi Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Trong phiên thảo luận sáng 24.4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp tục triển khai Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 25.12.2023 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Sớm sửa đổi, bổ sung Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để thể chế hóa chủ trương của Đảng, đưa công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí sang giai đoạn mới thực chất, hiệu quả hơn.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp
Chính trị

Quản lý chặt chẽ nợ xấu

Cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng sáng 24.4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, cần xác định phạm vi chính sách để xác định khoản nợ vay đúng quy định, tránh việc tổ chức tín dụng nới lỏng điều kiện cho vay; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải quản lý chặt chẽ nợ xấu.

Góp ý dự thảo Kế hoạch tuyên truyền Đại hội đảng bộ các cấp, Đại hội đại biểu Đảng bộ Quốc hội lần thứ I
Chính trị

Góp ý dự thảo Kế hoạch tuyên truyền Đại hội đảng bộ các cấp, Đại hội đại biểu Đảng bộ Quốc hội lần thứ I

Sáng 24.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Hà Nội, Ban Tuyên giáo và Dân vận, Đảng ủy Quốc hội đã lấy ý kiến về dự thảo Kế hoạch tuyên truyền Đại hội đảng bộ các cấp, Đại hội đại biểu Đảng bộ Quốc hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Đại diện các nước thành viên AIPA tham dự Phiên họp chụp ảnh lưu niệm
Chính trị

Đoàn Việt Nam tham dự Phiên họp của Ủy ban Điều phối Nữ nghị sĩ AIPA tại Malaysia

Nhận lời mời của Chủ tịch Hạ viện Malaysia kiêm Chủ tịch Đại hội đồng Liên nghị viện Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á 2025 (AIPA 2025), Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam đã tham dự Phiên họp lần thứ 4 của Ủy ban Điều phối Nữ nghị sĩ AIPA (WAIPA), diễn ra từ ngày 21- 24.4.2025 tại thành phố Kuching, bang Sarawak, Malaysia.