Đoàn Việt Nam tham dự Phiên họp của Ủy ban Điều phối Nữ nghị sĩ AIPA tại Malaysia

Nhận lời mời của Chủ tịch Hạ viện Malaysia kiêm Chủ tịch Đại hội đồng Liên nghị viện Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á 2025 (AIPA 2025), Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam đã tham dự Phiên họp lần thứ 4 của Ủy ban Điều phối Nữ nghị sĩ AIPA (WAIPA), diễn ra từ ngày 21- 24.4.2025 tại thành phố Kuching, bang Sarawak, Malaysia.

Tham dự phiên họp có: Tổng Thư ký AIPA Ar. Siti Rozaimeriyanty Dato Haji Abdul Rahman; Chủ tịch Hạ Viện Malaysia, Chủ tịch AIPA năm 2025 Tan Sri Dato’ Johari bin Abdul; đại diện nghị viện của 8 nước thành viên AIPA; Thủ hiến bang Sarawak Abang Haji Abdul Rahman Zohari bin Tun Datuk Abang Haji Openg và khách mời từ Quốc hội Timor Leste.

Đại diện các nước thành viên AIPA tham dự Phiên họp chụp ảnh lưu niệm

Đại diện các nước thành viên AIPA tham dự Phiên họp chụp ảnh lưu niệm

Với chủ đề “Dẫn dắt đổi mới sáng tạo, toàn diện và đa dạng thông qua các nghị viện cân bằng giới vì một ASEAN sẵn sàng cho tương lai”, Phiên họp lần thứ 4 của Ủy ban Điều phối WAIPA là diễn đàn quan trọng để các nghị viện thành viên AIPA chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất sáng kiến và thúc đẩy hợp tác khu vực trong xây dựng nghị viện cân bằng giới, nền tảng thiết yếu cho sự đổi mới sáng tạo, toàn diện và đa dạng trong ASEAN.

Phiên họp cũng tập trung thảo luận các giải pháp tăng cường sự tham gia chính trị và vai trò lãnh đạo của phụ nữ, đồng thời xem xét khả năng sửa đổi thủ tục vận hành của WAIPA nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác trong thời gian tới.

Phát biểu khai mạc Phiên họp, Chủ tịch Hạ viện Malaysia, Chủ tịch AIPA 2025 Tan Sri Dato’ Johari bin Abdul nhấn mạnh vai trò của phụ nữ trong hoạch định chính sách và xây dựng thể chế; khẳng định việc trao quyền cho phụ nữ không chỉ vì mục tiêu bình đẳng mà còn là động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững; đồng thời kêu gọi những cam kết, hành động cụ thể hướng tới một ASEAN công bằng, toàn diện và đa dạng.

Ủy viên là ĐBQH hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Thanh Cầm phát biểu

Ủy viên là ĐBQH hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Thanh Cầm phát biểu

Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam đã tham gia chủ động, tích cực tại Phiên họp. Phát biểu tại phiên thảo luận chuyên đề về “Thúc đẩy nghị viện cân bằng giới - nền tảng cho một ASEAN sẵn sàng cho tương lai”, Ủy viên là ĐBQH chuyên trách tại Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Thanh Cầm nhấn mạnh, việc bảo đảm sự tham gia bình đẳng của phụ nữ trong cơ quan lập pháp là yếu tố then chốt để kiến tạo nghị viện đại diện cho quyền lợi của mọi nhóm xã hội; khẳng định, Quốc hội Việt Nam luôn coi trọng thúc đẩy nghị viện cân bằng giới như một giải pháp xây dựng chính sách mang tính nhạy cảm giới và phát triển bền vững.

Các nữ ĐBQH Việt Nam tiếp xúc với nữ ĐBQH Lào bên lề phiên họp

Các nữ ĐBQH Việt Nam tiếp xúc với nữ ĐBQH Lào bên lề phiên họp

Đại diện Đoàn ĐBQH Việt Nam chia sẻ, Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách nhằm nâng cao tỷ lệ nữ tham chính, tiêu biểu là quy định tối thiểu 35% nữ ứng cử viên trong Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, thực hiện các chương trình đào tạo, nâng cao năng lực cho nữ lãnh đạo, phụ nữ trẻ; việc quan tâm đầu tư cho giáo dục với chính sách miễn học phí cho học sinh từ năm học 2025 - 2026... Đáng chú ý, phụ nữ Việt Nam chiếm khoảng 46% trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, thể hiện vai trò của phụ nữ trong thúc đẩy đổi mới, sáng tạo và là một trong những nước có tỷ lệ cao trong lĩnh vực này.

Tại phiên thảo luận chuyên đề thứ hai về “Thúc đẩy hợp tác khu vực trong tham chính và lãnh đạo của phụ nữ”, Ủy viên là ĐBQH chuyên trách tại Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Thái Quỳnh Mai Dung nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác khu vực trong thúc đẩy sự tham gia trong lĩnh vực chính trị và vai trò lãnh đạo của phụ nữ, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi số và các thách thức an ninh phi truyền thống ngày càng gia tăng.

Các nữ ĐBQH Việt Nam trao quà lưu niệm tặng Chủ tịch WAIPA năm 2025 Alice Lau Kiong Yieng

Các nữ ĐBQH Việt Nam trao quà lưu niệm tặng Chủ tịch WAIPA năm 2025 Alice Lau Kiong Yieng

Đồng thời cho biết, Việt Nam hiện dẫn đầu ASEAN về tỷ lệ nữ nghị sĩ với 30,26% tổng số đại biểu Quốc hội là nữ, cao hơn mức trung bình toàn cầu. Với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Đảng, Nhà nước và Quốc hội Việt Nam trong thúc đẩy bình đẳng giới và lồng ghép giới vào hoạch định chính sách, tỷ lệ các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có lãnh đạo chủ chốt là nữ đạt 46,67% trong năm 2024, phụ nữ ngày càng giữ vai trò quan trọng trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo, công nghệ và quản trị công.

Tại Phiên họp, Đoàn Việt Nam đã đề xuất một số giải pháp cụ thể, bao gồm: tăng cường lồng ghép giới trong xây dựng chính sách, thiết lập cơ chế hỗ trợ nữ giới tham chính và tận dụng nền tảng số để thúc đẩy kết nối giữa các nữ nghị sĩ trong khu vực; khẳng định Quốc hội Việt Nam cam kết tiếp tục đồng hành với các Quốc hội/Nghị viện thành viên AIPA trong thúc đẩy đổi mới sáng tạo, toàn diện và bao trùm, hướng tới một ASEAN vững mạnh và thích ứng hiệu quả với tương lai.

Các nữ ĐBQH Việt Nam tiếp xúc với nữ ĐBQH Philippines bên lề phiên họp

Các nữ ĐBQH Việt Nam tiếp xúc với nữ ĐBQH Philippines bên lề phiên họp

Bên lề Phiên họp, Đoàn Việt Nam đã có các cuộc tiếp xúc với Đoàn đại biểu nghị viện một số nước thành viên AIPA nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau và thúc đẩy hợp tác nghị viện song phương. Tại các cuộc gặp, các bên bày tỏ vui mừng trước sự phát triển tích cực của quan hệ hữu nghị giữa Quốc hội Việt Nam với nghị viện các nước, nhất là trong khuôn khổ hợp tác AIPA; đánh giá cao các kết quả ấn tượng Việt Nam đã đạt được trong phát triển bền vững nói chung và đặc biệt trong việc thúc đẩy việc phụ nữ tham chính.

Nghị viện các nước thành viên AIPA đánh giá cao vai trò ngày càng chủ động, trách nhiệm và xây dựng của Quốc hội Việt Nam tại các diễn đàn nghị viện khu vực và quốc tế, đặc biệt là những sáng kiến trong thúc đẩy bình đẳng giới, bảo vệ quyền của các nhóm yếu thế và đóng góp vào việc hiện thực hóa các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs).

Đoàn Việt Nam khẳng định sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác với các nghị viện thành viên, cùng chung tay xây dựng một ASEAN đoàn kết, đổi mới, phát triển bao trùm và lấy con người làm trung tâm.

Chính trị

Ủy ban Pháp luật và Tư pháp thẩm tra 2 dự án luật
Chính trị

Ủy ban Pháp luật và Tư pháp thẩm tra 2 dự án luật

Sáng 24.4, tiếp tục Phiên họp toàn thể lần thứ 2, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp thẩm tra dự án Luật Thanh tra (sửa đổi) và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung thảo luận
Chính trị

Sớm sửa đổi Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Trong phiên thảo luận sáng 24.4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp tục triển khai Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 25.12.2023 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Sớm sửa đổi, bổ sung Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để thể chế hóa chủ trương của Đảng, đưa công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí sang giai đoạn mới thực chất, hiệu quả hơn.

Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền tặng hoa chúc mừng Chi ủy Ban Công tác Hội đồng nhân dân và Phóng viên thường trú nhiệm kỳ 2025 - 2027
Chính trị

Đại hội Chi bộ Ban Công tác Hội đồng nhân dân và phóng viên thường trú nhiệm kỳ 2025 - 2027

Sáng 24.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội, 35 Ngô Quyền, Hà Nội, Chi bộ Ban Công tác Hội đồng nhân dân và phóng viên thường trú đã tiến hành Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025 - 2027. Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền dự và chỉ đạo Đại hội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không phân biệt giới tính, tuổi tác, tôn giáo
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không phân biệt giới tính, tuổi tác, tôn giáo

Sáng 24.4, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương (Hội đồng) tổ chức Lễ phát động phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng chủ trì buổi lễ và chính thức phát động phong trào.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp
Chính trị

Quản lý chặt chẽ nợ xấu

Cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng sáng 24.4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, cần xác định phạm vi chính sách để xác định khoản nợ vay đúng quy định, tránh việc tổ chức tín dụng nới lỏng điều kiện cho vay; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải quản lý chặt chẽ nợ xấu.

Góp ý dự thảo Kế hoạch tuyên truyền Đại hội đảng bộ các cấp, Đại hội đại biểu Đảng bộ Quốc hội lần thứ I
Chính trị

Góp ý dự thảo Kế hoạch tuyên truyền Đại hội đảng bộ các cấp, Đại hội đại biểu Đảng bộ Quốc hội lần thứ I

Sáng 24.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Hà Nội, Ban Tuyên giáo và Dân vận, Đảng ủy Quốc hội đã lấy ý kiến về dự thảo Kế hoạch tuyên truyền Đại hội đảng bộ các cấp, Đại hội đại biểu Đảng bộ Quốc hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Chuyển đổi số là đòn bẩy, con người là trung tâm
Chính trị

Chuyển đổi số vì môi trường - đổi cách nghĩ, làm môi trường bằng trái tim

Chuyển đổi số vì môi trường không chỉ là trang bị thiết bị, mà là đổi cách nghĩ. Hạ tầng công nghệ thông tin là xương sống, AI là bộ não, nhưng con người vẫn là trái tim. Cần xây dựng một đội ngũ cán bộ môi trường không chỉ giỏi nghiệp vụ, mà am hiểu công nghệ, thấu cảm cộng đồng và dám đề xuất cải tiến, làm môi trường bằng trái tim, chứ không chỉ bằng quy trình.

Bài 4: Trao quyền gắn với kiểm soát quyền lực
Chính trị

Bài 4: Trao quyền gắn với kiểm soát quyền lực

Trong giai đoạn 5 năm chuyển tiếp sau sáp nhập, khi số lượng biên chế tạm thời được giữ nguyên để sắp xếp lại, từng quyết định nhân sự sẽ định hình bộ máy trong nhiều năm tới. Bộ máy mới cần được vận hành bởi những người có năng lực, bản lĩnh, dám chịu trách nhiệm để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu gần dân, phục vụ Nhân dân tốt hơn, giúp đất nước vững vàng bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Và điều đó chỉ có thể thực hiện khi trao quyền gắn liền với giám sát, kiểm soát quyền lực...

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị về hành động khí hậu do Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc và Tổng thống Brazil đồng chủ trì
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị về hành động khí hậu do Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc và Tổng thống Brazil đồng chủ trì

Tối 23.4, theo giờ Hà Nội, nhận lời mời của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) Antonio Guterres và Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự Hội nghị cấp cao trực tuyến về Hành động khí hậu với tư cách Lãnh đạo nước đi đầu triển khai Quan hệ đối tác về chuyển đổi năng lượng công bằng.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương chúc mừng nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Đặng Quân Thụy nhận Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương chúc mừng nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Đặng Quân Thụy nhận Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng

Chiều tối 23.4, tại Hà Nội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã đến thăm, chúc mừng nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Đặng Quân Thụy vừa được trao tặng Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp.
Thời sự Quốc hội

Tập trung giám sát công tác chuẩn bị bầu cử, bảo đảm minh bạch, dân chủ, công khai

Cần giám sát việc thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia, tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031, bảo đảm minh bạch, dân chủ, công khai. Chú ý đánh giá việc thực hiện Đề án đổi mới bầu cử, bảo đảm quyền lợi của cử tri, tính công bằng trong bầu cử. Đây là đề nghị của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại Phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.