Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại thẩm tra dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân

Tiếp tục chương trình Phiên toàn thể lần thứ nhất, sáng 24.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Hà Nội, Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại đã thẩm tra dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại, Trung tướng Lê Tấn Tới phát biểu

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại, Trung tướng Lê Tấn Tới phát biểu

Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại, Trung tướng Lê Tấn Tới chủ trì.

Phát biểu khai mạc, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Lê Tấn Tới chỉ rõ, việc xây dựng dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân trong bối cảnh hiện nay có nhiều yêu cầu mới đặt ra. Thứ nhất, Đảng, Nhà nước có những chủ trương, chỉ đạo mới, quyết liệt về chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xây dựng xã hội số, trong đó có Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Thứ hai, trong bối cảnh đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, bảo đảm luật quy định các vấn đề mang tính nguyên tắc, đúng thẩm quyền của Quốc hội, những nội dung cụ thể giao cho Chính phủ.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại, Trung tướng Lê Tấn Tới phát biểu

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại, Trung tướng Lê Tấn Tới phát biểu

Việc xây dựng dự án Luật này cũng xuất phát từ tình hình thực tiễn các hoạt động xâm phạm dữ liệu cá nhân; xuất phát từ vị trí, vai trò quan trọng của dữ liệu cá nhân gắn với hoạt động, sản xuất, kinh doanh của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, liên quan đến sự ổn định chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của đất nước.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại mong muốn, các đại biểu với tinh thần làm việc nghiêm túc, trách nhiệm đóng góp nhiều ý kiến thẳng thắn, xây dựng đối với dự án Luật.

Theo Tờ trình dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, việc xây dựng Luật nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân của nước ta, tạo hành lang pháp lý cho công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân, nâng cao năng lực bảo vệ dữ liệu cá nhân cho các tổ chức, cá nhân trong nước tiếp cận trình độ quốc tế, khu vực; đẩy mạnh sử dụng dữ liệu cá nhân đúng pháp luật phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.

Dự thảo Luật gồm 7 Chương, 68 Điều, quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân và trách nhiệm bảo vệ dữ liệu cá nhân của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, với các nội dung, như: thống nhất thuật ngữ và xây dựng một số khái niệm quan trọng về bảo vệ dữ liệu cá nhân, như: dữ liệu cá nhân; bảo vệ dữ liệu cá nhân; làm rõ khái niệm và nội hàm của dữ liệu cá nhân cơ bản, dữ liệu cá nhân nhạy cảm, dữ liệu phi cá nhân, nhận dạng dữ liệu cá nhân; xác định chính xác, đầy đủ những hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân; vai trò của các bên trong hoạt động xử lý.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Nguyễn Minh Đức phát biểu

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Nguyễn Minh Đức phát biểu

Dự luật xây dựng 7 nguyên tắc bảo vệ dữ liệu cá nhân, gồm: hợp pháp, minh bạch, đúng mục đích, hạn chế, chính xác, an ninh, giới hạn thời gian lưu trữ, trách nhiệm giải trình. Quy định 11 quyền và nghĩa vụ của chủ thể dữ liệu; 3 nghĩa vụ của chủ thể dữ liệu…

Tại phiên họp, các Ủy viên Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại cho rằng, việc xây dựng dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân là hết sức cần thiết, đáp ứng yêu cầu bảo vệ dữ liệu cá nhân; ngăn chặn các hành vi xâm phạm dữ liệu cá nhân; nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; bảo đảm giá trị pháp lý cho việc tổ chức thực hiện thống nhất.

Các đại biểu cũng khẳng định, việc xây dựng, ban hành Luật này là phù hợp với chủ trương, đường lối, quan điểm chỉ đạo của Đảng về chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xây dựng xã hội số, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, góp phần tạo đà đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Cơ bản nhất trí với phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của dự thảo Luật song có ý kiến cho rằng, phạm vi, nội dung điều chỉnh còn rộng, bao gồm hầu hết các hoạt động liên quan đến dữ liệu cá nhân là chưa thực sự phù hợp, dẫn đến trùng lặp với phạm vi điều chỉnh của Luật Dữ liệu và một số luật chuyên ngành khác. Các ý kiến này đề nghị cần giới hạn phạm vi điều chỉnh, tập trung vào các biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân và trách nhiệm của các chủ thể có liên quan trong bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Quang cảnh Phiên họp

Quang cảnh Phiên họp

Có ý kiến đề nghị rà soát phạm vi, nội dung điều chỉnh để phân định rõ ràng dữ liệu cá nhân trong Luật này và quy định liên quan đến thông tin cá nhân trong các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan…

Về hành vi bị nghiêm cấm (Điều 7), một số ý kiến đề nghị rà soát, bổ sung các hành vi bị nghiêm cấm khác cho đầy đủ theo từng nhóm hoạt động và từng loại chủ thể bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Tại khoản 5 cấm mua, bán dữ liệu cá nhân, một số ý kiến đề nghị giải thích từ ngữ “mua, bán dữ liệu cá nhân”. Một số ý kiến cho rằng, nếu cấm hoàn toàn mua, bán dữ liệu cá nhân có thể sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp, do đó, cần quy định theo hướng thông thoáng hơn để khơi thông nguồn lực, khuyến khích đổi mới sáng tạo, không cản trở thị trường dữ liệu. Một số ý kiến đề nghị chỉnh sửa thành cấm “mua, bán dữ liệu cá nhân trái phép"…

Các đại biểu tham dự Phiên họp

Các đại biểu tham dự Phiên họp

Phát biểu kết luận Phiên họp, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Nguyễn Minh Đức đề nghị, Thường trực Ủy ban nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến phát biểu và hoàn thiện dự thảo Báo cáo thẩm tra trình Quốc hội bảo đảm chất lượng, đúng tiến độ, đúng quy định. Thường trực Ủy ban sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan soạn thảo để nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến phát biểu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Chín tới.

Chính trị

Ủy ban Pháp luật và Tư pháp thẩm tra 2 dự án luật
Chính trị

Ủy ban Pháp luật và Tư pháp thẩm tra 2 dự án luật

Sáng 24.4, tiếp tục Phiên họp toàn thể lần thứ 2, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp thẩm tra dự án Luật Thanh tra (sửa đổi) và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung thảo luận
Chính trị

Sớm sửa đổi Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Trong phiên thảo luận sáng 24.4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp tục triển khai Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 25.12.2023 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Sớm sửa đổi, bổ sung Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để thể chế hóa chủ trương của Đảng, đưa công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí sang giai đoạn mới thực chất, hiệu quả hơn.

Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền tặng hoa chúc mừng Chi ủy Ban Công tác Hội đồng nhân dân và Phóng viên thường trú nhiệm kỳ 2025 - 2027
Chính trị

Đại hội Chi bộ Ban Công tác Hội đồng nhân dân và phóng viên thường trú nhiệm kỳ 2025 - 2027

Sáng 24.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội, 35 Ngô Quyền, Hà Nội, Chi bộ Ban Công tác Hội đồng nhân dân và phóng viên thường trú đã tiến hành Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025 - 2027. Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền dự và chỉ đạo Đại hội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không phân biệt giới tính, tuổi tác, tôn giáo
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không phân biệt giới tính, tuổi tác, tôn giáo

Sáng 24.4, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương (Hội đồng) tổ chức Lễ phát động phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng chủ trì buổi lễ và chính thức phát động phong trào.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp
Chính trị

Quản lý chặt chẽ nợ xấu

Cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng sáng 24.4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, cần xác định phạm vi chính sách để xác định khoản nợ vay đúng quy định, tránh việc tổ chức tín dụng nới lỏng điều kiện cho vay; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải quản lý chặt chẽ nợ xấu.

Góp ý dự thảo Kế hoạch tuyên truyền Đại hội đảng bộ các cấp, Đại hội đại biểu Đảng bộ Quốc hội lần thứ I
Chính trị

Góp ý dự thảo Kế hoạch tuyên truyền Đại hội đảng bộ các cấp, Đại hội đại biểu Đảng bộ Quốc hội lần thứ I

Sáng 24.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Hà Nội, Ban Tuyên giáo và Dân vận, Đảng ủy Quốc hội đã lấy ý kiến về dự thảo Kế hoạch tuyên truyền Đại hội đảng bộ các cấp, Đại hội đại biểu Đảng bộ Quốc hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Chuyển đổi số là đòn bẩy, con người là trung tâm
Chính trị

Chuyển đổi số vì môi trường - đổi cách nghĩ, làm môi trường bằng trái tim

Chuyển đổi số vì môi trường không chỉ là trang bị thiết bị, mà là đổi cách nghĩ. Hạ tầng công nghệ thông tin là xương sống, AI là bộ não, nhưng con người vẫn là trái tim. Cần xây dựng một đội ngũ cán bộ môi trường không chỉ giỏi nghiệp vụ, mà am hiểu công nghệ, thấu cảm cộng đồng và dám đề xuất cải tiến, làm môi trường bằng trái tim, chứ không chỉ bằng quy trình.

Đại diện các nước thành viên AIPA tham dự Phiên họp chụp ảnh lưu niệm
Chính trị

Đoàn Việt Nam tham dự Phiên họp của Ủy ban Điều phối Nữ nghị sĩ AIPA tại Malaysia

Nhận lời mời của Chủ tịch Hạ viện Malaysia kiêm Chủ tịch Đại hội đồng Liên nghị viện Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á 2025 (AIPA 2025), Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam đã tham dự Phiên họp lần thứ 4 của Ủy ban Điều phối Nữ nghị sĩ AIPA (WAIPA), diễn ra từ ngày 21- 24.4.2025 tại thành phố Kuching, bang Sarawak, Malaysia.

Bài 4: Trao quyền gắn với kiểm soát quyền lực
Chính trị

Bài 4: Trao quyền gắn với kiểm soát quyền lực

Trong giai đoạn 5 năm chuyển tiếp sau sáp nhập, khi số lượng biên chế tạm thời được giữ nguyên để sắp xếp lại, từng quyết định nhân sự sẽ định hình bộ máy trong nhiều năm tới. Bộ máy mới cần được vận hành bởi những người có năng lực, bản lĩnh, dám chịu trách nhiệm để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu gần dân, phục vụ Nhân dân tốt hơn, giúp đất nước vững vàng bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Và điều đó chỉ có thể thực hiện khi trao quyền gắn liền với giám sát, kiểm soát quyền lực...

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị về hành động khí hậu do Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc và Tổng thống Brazil đồng chủ trì
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị về hành động khí hậu do Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc và Tổng thống Brazil đồng chủ trì

Tối 23.4, theo giờ Hà Nội, nhận lời mời của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) Antonio Guterres và Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự Hội nghị cấp cao trực tuyến về Hành động khí hậu với tư cách Lãnh đạo nước đi đầu triển khai Quan hệ đối tác về chuyển đổi năng lượng công bằng.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương chúc mừng nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Đặng Quân Thụy nhận Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương chúc mừng nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Đặng Quân Thụy nhận Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng

Chiều tối 23.4, tại Hà Nội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã đến thăm, chúc mừng nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Đặng Quân Thụy vừa được trao tặng Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp.
Thời sự Quốc hội

Tập trung giám sát công tác chuẩn bị bầu cử, bảo đảm minh bạch, dân chủ, công khai

Cần giám sát việc thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia, tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031, bảo đảm minh bạch, dân chủ, công khai. Chú ý đánh giá việc thực hiện Đề án đổi mới bầu cử, bảo đảm quyền lợi của cử tri, tính công bằng trong bầu cử. Đây là đề nghị của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại Phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.