Thực hiện kế hoạch hóa gia đình vì sức khỏe, hạnh phúc của mỗi gia đình và sự phát triển bền vững của đất nước

Ngày 26.9, tại Hà Nội, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị nhân Ngày Tránh thai thế giới 26.9, với chủ đề: “Thực hiện kế hoạch hóa gia đình vì sức khỏe, hạnh phúc của mỗi gia đình và sự phát triển bền vững của đất nước” với sự đồng hành của Công ty Bayer Việt Nam.

Thực hiện kế hoạch hóa gia đình vì sức khỏe, hạnh phúc của mỗi gia đình và sự phát triển bền vững của đất nước -0
Quang cảnh hội nghị

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, mỗi năm, dân số Việt Nam tăng thêm khoảng gần 1 triệu người. Trong những năm tới, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-49) vẫn tiếp tục gia tăng và dự báo sẽ đạt cực đại vào năm 2027 - 2028. Kéo theo đó, nhu cầu sử dụng các phương tiện tránh thai tiếp tục tăng. Tuy nhiên, công tác cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình hiện vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức và tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn cũng như phá thai còn rất đáng lo ngại.

Theo kết quả điều tra các mục tiêu phát triển bền vững về trẻ em và phụ nữ Việt Nam 2020-2021 do Tổng cục Thống kê, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc (UNICEF) và Quỹ Dân số Liên Hợp quốc (UNFPA) thực hiện, tổng nhu cầu không được đáp ứng về kế hoạch hóa gia đình đối với phụ nữ hiện đã kết hôn hoặc sống chung là 10,1%. Tỷ lệ này cao hơn so với 6,1% của điều tra tương tự năm 2014. Đối với phụ nữ có quan hệ tình dục, hiện chưa kết hôn hoặc không sống chung như vợ chồng, tổng nhu cầu kế hoạch hóa gia đình không được đáp ứng là 40,7%, cao hơn nhiều so với phụ nữ đã kết hôn hoặc sống chung. Nhu cầu không được đáp ứng về kế hoạch hóa gia đình dẫn đến mang thai ngoài ý muốn và tỷ lệ phá thai cao. Mang thai ngoài ý muốn chiếm hơn một nửa số ca phá thai (chiếm tỷ lệ 53,6%). Tỷ suất phá thai là 68 ca trên 1.000 ca sinh ra sống. 

Về tỷ lệ phá thai theo độ tuổi (ASAR), các ước tính trong điều tra các mục tiêu phát triển bền vững về trẻ em và phụ nữ Việt Nam 2020-2021 cho thấy, tỷ lệ phá thai cao nhất ở phụ nữ từ 25-29 tuổi (9 lần/1.000 phụ nữ), tiếp theo là nhóm từ 20-24 tuổi (7 lần/1.000 phụ nữ), rồi đến nhóm từ 30-39 tuổi (6 lần/1.000 phụ nữ). Nhóm vị thành niên từ 15-19 tuổi có tỷ lệ phá thai là 1 lần/1.000 phụ nữ. 

Đề cập đến tình trạng phá thai không an toàn dẫn đến nhiều hệ lụy, Tổng Cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình Nguyễn Doãn Tú cho biết, thực hiện phá thai trong điều kiện kém an toàn nhất có thể dẫn tới một số biến chứng như: sót thai gây rong huyết do không lấy hết toàn bộ phần phôi thai; rách cổ tử cung do thao tác thực hiện thô bạo, không đúng kỹ thuật gây viêm nhiễm. Trường hợp nặng hơn có thể gây băng huyết đe dọa đến tính mạng của thai phụ.

Ngoài ra, thêm một vài biến chứng nữa có thể kể đến là tắc vòi trứng, viêm nội mạc tử cung do dụng cụ không được tiệt trùng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và có thể dẫn đến vô sinh hoặc rối loạn kinh nguyệt, không có kinh do viêm dính tử cung; thủng tử cung; sốc do đau, do dùng thuốc trong quá trình thực hiện thủ thuật.

Tổng Cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình nhấn mạnh, Ngày Tránh thai thế giới 26.9 có ý nghĩa như một chiến dịch toàn cầu, khơi dậy trách nhiệm của giới trẻ trong việc quan hệ tình dục an toàn và chủ động tránh thai, đồng thời, nâng cao nhận thức của giới trẻ, nhóm vị thành niên, thanh niên, phụ nữ và nam giới trong độ tuổi sinh đẻ về tất cả các biện pháp tránh thai, để giúp họ có sự lựa chọn sáng suốt cho sức khỏe sinh sản.

Tổng cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình cũng đã ký Thỏa thuận hợp tác với Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Công ty TNHH Bayer Việt Nam về việc thực hiện Chương trình truyền thông kế hoạch hóa gia đình vì sức khỏe cộng đồng giai đoạn 2017 - 2020. Tổng cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình tiếp tục ký Thỏa thuận hợp tác triển khai Chương trình truyền thông kế hoạch hóa gia đình vì sức khỏe cộng đồng với Công ty TNHH Bayer Việt Nam cho giai đoạn 2021 - 2025. Chương trình cũng đạt được nhiều thành tích ấn tượng trong thời gian ngắn như giai đoạn 1, năm 2017, hơn 8 triệu người biết đến các hoạt động của chương trình. Năm 2018, chương trình đã có hơn 15 triệu lượt tiếp cận. Năm 2019, chương trình đã có khoảng 25 triệu lượt tiếp cận. Trong giai đoạn 1 các hình thức truyền thông, giáo dục chính là tổ chức các hội thảo tập huấn cho các cán bộ dân số và cán bộ Hội phụ nữ các tỉnh, thành phố; các hoạt động tuyên truyền trên các kênh truyền thông trực tuyến; truyền thông trên Fanpage “Sinh viên sống chủ động” cho đối tượng sinh viên giao lưu và tìm hiểu về các biện pháp tránh thai; tổ chức hội thảo tại các trường đại học về tránh thai và trên website là cuộc thi online “Sinh viên sống chủ động”; xây dựng và phổ biến App Mobile với tên “Sống chủ động” trên cả nền tảng Android và IOS. Giai đoạn 2, từ năm 2020 đến nay, do đại dịch Covid-19 bùng nổ gây ảnh hưởng lớn đến các hoạt động offline trong công tác tuyên truyền dân số - kế hoạch hoá gia đình. Nhanh chóng thích nghi với thách thức của thời điểm đó, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình cùng các đơn vị đồng hành đã chuyển hướng đẩy mạnh các hoạt động trực tuyến hơn để vừa bảo đảm quy tắc phòng chống dịch bệnh, vừa giúp chị em phụ nữ vẫn tiếp cận được các thông tin về sức khỏe sinh sản một cách khoa học, chính thống. Năm 2020, tổng lượt tiếp cận cho các chiến dịch truyền thông trực tuyến được ghi nhận lên đến gần 31 triệu lượt. Năm 2021, tổng lượt tiếp cận cho các chiến dịch truyền thông trực tuyến được ghi nhận lên đến gần 29 triệu lượt. Nửa đầu năm 2022, tuy đại dịch dần được khống chế nhưng người dân vẫn còn cảnh giác trước sự lây lan của dịch bệnh, công tác dân số của chương trình ở nửa đầu năm 2022 vẫn tiếp tục được duy trì ở hình thức online với tổng lượt tiếp cận lên đến hơn 3,5 triệu lượt. Trong giai đoạn 2 các hình thức tuyên truyền trực tuyến đã thực hiện gồm: sản xuất các clip về việc tuyên truyền sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn; các thông tin, bài viết khoa học nhưng không kém phần trẻ trung, trendy trên cả Fanpage và Website Phụ nữ sống chủ động và Fanpage, Zalo, Tiktok, Youtube “Truyền thông dân số” của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình; series các clip giáo dục giới tính trên Youtube có sự tham gia của chuyên gia sản phụ khoa; phát sóng các số Radio trò chuyện cùng chuyên gia tại kênh Truyền hình Quốc Hội Việt Nam; phối hợp với nhiều người nổi tiếng để thực hiện các số livestream trên fanpage cá nhân nhằm lan tỏa thông tin và ý thức tránh thai chủ động đến với càng nhiều các đối tượng phụ nữ hơn.

Giáo dục

Phong trào “Bình dân học vụ số” sẽ được dẫn dắt bởi lợi ích mà công nghệ số mang lại
Giáo dục

Phong trào “Bình dân học vụ số” sẽ được dẫn dắt bởi lợi ích mà công nghệ số mang lại

Ông Nguyễn Nhật Quang, Hội đồng Sáng lập VINASA - Hiệp hội phần mềm và Công nghệ thông tin Việt Nam nhìn nhận, “Bình dân học vụ số” sẽ được dẫn dắt bởi lợi ích mà công nghệ số mang lại. Do đó về phía doanh nghiệp, muốn phục vụ cho toàn dân thì chắc chắn phải tạo ra các hệ thống, công cụ thuận tiện, dễ sử dụng và mang lại lợi ích cho người dân.

Trường học rộn ràng hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Giáo dục

Trường học rộn ràng hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Hướng đến Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và Ngày Quốc tế Lao động (1.5.2025), các trường học tại TP. Hà Nội đã trang hoàng cờ hoa rực rỡ, tổ chức nhiều hoạt động, cuộc thi ý nghĩa, cho học sinh giao lưu và tìm hiểu về lịch sử dân tộc.

Việt Nam - Nhật Bản ký kết thoả thuận khung dạy tiếng Nhật ở trường phổ thông
Giáo dục

Việt Nam - Nhật Bản ký kết thoả thuận khung dạy tiếng Nhật ở trường phổ thông

Trong khuôn khổ chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru cùng Phu nhân tới Việt Nam, hai nước Việt Nam - Nhật Bản đã ký kết Bản Thoả thuận khung về việc dạy tiếng Nhật ở trường phổ thông Việt Nam và trao Bản Ghi nhớ hợp tác phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực bán dẫn.

Lớp học về giấc ngủ cho thanh thiếu niên ở Mỹ thu hút sự quan tâm
Nhịp cầu giáo dục

Lớp học về giấc ngủ cho thanh thiếu niên ở Mỹ thu hút sự quan tâm

Các nghiên cứu gần đây ngày càng chứng tỏ rằng, chất lượng giấc ngủ có liên quan chặt chẽ đến tâm trạng, sức khỏe tinh thần và các hành vi tự làm hại bản thân. Trong nhiều năm qua, các chuyên gia về giấc ngủ đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng khủng hoảng giấc ngủ ở thanh thiếu niên. Cải thiện chất lượng giấc ngủ cho các em cần sự phối hợp của cả nhà trường, gia đình và xã hội.

 Hà Nội: Sân trường sáng bừng sắc cờ Tổ quốc, cờ Đảng chào mừng 50 năm non sông nối liền một dải
Giáo dục

Hà Nội: Sân trường sáng bừng sắc cờ Tổ quốc, cờ Đảng chào mừng 50 năm non sông nối liền một dải

50 non sông nối liền một dải – một dấu son thiêng liêng trong dòng chảy lịch sử dân tộc. Những ngày này tại Hà Nội, cờ Tổ quốc, cờ Đảng bay phấp phới trên sân trường, trong từng lớp học. Mỗi lá cờ là lời nhắc nhở về giá trị của độc lập, tự do và hòa bình. 

Ký ức hào hùng về thế hệ cán bộ, sinh viên Đại học Tổng hợp Hà Nội "xếp bút nghiên lên đường chiến đấu"
Giáo dục

Ký ức hào hùng về thế hệ cán bộ, sinh viên Đại học Tổng hợp Hà Nội "xếp bút nghiên lên đường chiến đấu"

Những năm chống Mỹ cứu nước, chỉ riêng từ giảng đường Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội đã có 1.333 cán bộ và sinh viên xếp bút nghiên lên đường đi chiến đấu. Họ đã dũng cảm chiến đấu vì Tổ quốc và nhiều người đã ngã xuống bên chiến hào như những người Anh hùng.

Những tin tức giáo dục nào hot nhất tuần qua?
Giáo dục

Những tin tức giáo dục nào hot nhất tuần qua?

Đề xuất bổ sung các đối tượng được miễn, hỗ trợ đóng học phí; 9 đại học Việt Nam vào bảng xếp hạng châu Á; 6/6 học sinh Việt Nam đoạt huy chương Vàng tại Olympic Toán học... là các tin tức giáo dục nổi bật trong tuần qua.

Nhiều trường đại học sôi nổi tổ chức Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Giáo dục

Nhiều trường đại học sôi nổi tổ chức Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Hướng tới dấu mốc thiêng liêng của dân tộc - Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 – 30.4.2025) nhiều trường đại học đã tổ chức chuỗi hoạt động phong phú, ý nghĩa để khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tinh thần tri ân sâu sắc và khát vọng cống hiến trong thế hệ sinh viên. 

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”
Nhịp cầu giáo dục

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”

Thời gian gần đây, việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump siết chặt thị thực và cắt giảm tài trợ cho các trường Đại học đã trở thành mối lo ngại lớn đối với sinh viên quốc tế. Với sinh viên Trung Quốc, nhiều người chia sẻ khó khăn còn gia tăng do cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh và làn sóng phân biệt ngày càng rõ rệt, khiến “giấc mơ Mỹ” không còn trở thành một sự lựa chọn hàng đầu.