Quảng Ninh từng bước hiện thực hóa mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục

Thúc đẩy và ứng dụng mạnh mẽ chuyển đổi số

Chuyển đổi số đang tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực trong xã hội. Đối với ngành giáo dục Quảng Ninh, chuyển đổi số tạo phát triển bền vững nâng cao chất lượng giáo dục, hiệu lực quản lý nhà nước, quản trị trường học, cung cấp cho người dân nhiều tiện ích về dịch vụ giáo dục.

Thời gian qua, Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh đã tập trung chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường xây dựng học liệu số (bài giảng điện tử, học liệu số đa phương tiện, sách giáo khoa điện tử, phần mềm mô phỏng và các học liệu khác; phát triển hệ thống ngân hàng câu hỏi trực tuyến cho các môn học). Ngành giáo dục địa phương cũng chú trọng khai thác triệt để những phòng học đã được trang bị thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến; tiếp tục bồi dưỡng năng lực khai thác và sử dụng thiết bị cho cán bộ, giáo viên.

Đến nay, 100% các cơ sở giáo dục trong tỉnh ứng dụng, triển khai các nền tảng dạy và học trực tuyến. Nhiều đơn vị sử dụng nền tảng phần mềm quản lý học tập (LMS/LCMS) hiệu quả. Tiêu biểu, là các trường tiểu học Trần Quốc Toản, Nguyễn Bá Ngọc (TP. Hạ Long), Trần Phú (TP. Uông Bí); các trường THCS Nguyễn Văn Thuộc, Trọng Điểm (TP. Hạ Long); các Trường THPT Chuyên Hạ Long (TP. Hạ Long), Uông Bí (TP. Uông Bí)…

Tiết học có ứng dụng CNTT của cô và trò Trường Tiểu học Hạ Long (TP. Hạ Long). Ảnh: Lan Anh
Tiết học có ứng dụng CNTT của cô và trò Trường Tiểu học Hạ Long (TP. Hạ Long). Ảnh: Lan Anh

Cùng với đầu tư trang thiết bị, hệ thống phần mềm, 100% cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) ngành giáo dục được tập huấn định kỳ hàng năm, bồi dưỡng về chuyển đổi số, kỹ năng số; trong đó 50% CBCCVC được tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng phân tích, xử lý dữ liệu bằng các công cụ số. 100% các cơ sở giáo dục có kết nối internet tốc độ cao, bảo đảm các giao dịch điện tử, trao đổi thông tin, hoạt động giảng dạy, quản lý.

Đến nay 100% các trường từ cấp tiểu học đến THPT trong tỉnh triển khai sổ điểm, học bạ điện tử. 100% học sinh, giáo viên được cập nhật thông tin trên hệ thống quản lý của ngành. 100% các trường có cấp THPT, Trung tâm Hướng nghiệp - giáo dục thường xuyên tỉnh, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên sử dụng thông tin được cập nhật trên cơ sở dữ liệu ngành đã xác thực mã định danh với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đăng ký xét tuyển cùng với thời điểm đăng ký thi tốt nghiệp THPT.

Hiện, 11/13 địa phương trong tỉnh đã thực hiện phương thức tuyển sinh đầu cấp trực tuyến lớp 1, lớp 6 năm học 2024 - 2025. 100% cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên sử dụng các phần mềm về quản lý tài chính, tài sản và các phần mềm quản lý khác về BHXH, thuế do các đơn vị có thẩm quyền triển khai. Cùng với đó, phát triển chính quyền số trong giáo dục, triển khai dịch vụ công trực tuyến và thanh toán không dùng tiền mặt được đẩy mạnh. Cụ thể, 86,45% số tiền học phí của cơ sở giáo dục ở đô thị, 61,26% số tiền học phí của cơ sở giáo dục ở nông thôn được thanh toán không dùng tiền mặt.

Để việc chuyển đổi số phát huy hiệu quả hơn nữa, thời gian tới Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục chỉ đạo tập trung khắc phục kịp thời các tồn tại, hạn chế; đưa thực hiện chuyển đổi số vào tiêu chí thi đua khen thưởng của ngành. Đồng thời, ứng dụng hiệu quả CNTT trong công tác quản trị nhà trường, dạy và học. Đặc biệt, đẩy mạnh và tập trung khai thác có hiệu quả các phần mềm quản lý, điều hành hoạt động dạy và học, quản lý cơ sở vật chất, nhân sự, kế toán tại các cơ sở giáo dục. Phát huy vai trò của các tổ công nghệ số trong trường học trong việc hướng dẫn, hỗ trợ học sinh, phụ huynh thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, thực hiện các dịch vụ công trực tuyến; thúc đẩy, tạo lập hành vi, thói quen sử dụng nền tảng số, công nghệ số trong giáo dục.

Trên đường phát triển

Trung tâm chính trị - hành chính của tỉnh sẽ được đặt tại thành phố Vĩnh Long
Trên đường phát triển

Vĩnh Long chuẩn bị điều kiện làm việc và sinh hoạt cho cán bộ sau sáp nhập

Thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, liên quan đến việc hợp nhất các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh và Bến Tre, UBND tỉnh Vĩnh Long đang tích cực triển khai các phương án nhằm bảo đảm điều kiện làm việc và sinh hoạt ổn định cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức từ Trà Vinh và Bến Tre đến công tác tại địa phương.

Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ 50, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã thống nhất cao đối với dự thảo Phương án sắp xếp ĐVHC tỉnh Thái Nguyên
Trên đường phát triển

Thái Nguyên: Hướng tới một chính quyền sát dân và vì dân

Việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính là mệnh lệnh chính trị với mục tiêu cuối cùng là để phục vụ Nhân dân, vì sự phát triển của đất nước. Đặc biệt, việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã phải đạt được mục tiêu: Chính quyền sát dân, vì dân, hoạt động hiệu lực, hiệu quả để người dân được hưởng nhiều tiện ích và lợi ích. Đây là kim chỉ nam cho công tác tổ chức sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã mà tỉnh Thái Nguyên đang khẩn trương triển khai thực hiện theo đúng tinh thần chỉ đạo của Trung ương.

Hình ảnh mô phỏng Dự án bến du thuyền Vũ Yên do Vingroup đầu tư tại Hải Phòng. Ảnh:itn
Địa phương

Sẽ tổ chức Hội thảo Phát triển du lịch đường thủy tại Hải Phòng

Nhằm đánh giá đúng thực trạng, xác lập cơ sở khoa học, tính cấp thiết, những định hướng, giải pháp chủ yếu làm căn cứ nghiên cứu, xây dựng Đề án phát triển du lịch đường thủy tại Hải Phòng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tổ chức Hội thảo “Phát triển du lịch đường thủy tại Hải Phòng: Cơ sở khoa học, định hướng và giải pháp”.

Du lịch Quảng Ninh định vị thương hiệu độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa
Trên đường phát triển

Du lịch Quảng Ninh định vị thương hiệu độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa

Để tăng tốc, bứt phá, đóng góp quan trọng vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế 14% của tỉnh trong năm 2025, ngành du lịch Quảng Ninh sẽ tập trung phát triển: "Sản phẩm đặc sắc - Dịch vụ chuyên nghiệp - Thủ tục thuận tiện và đơn giản - Giá cả cạnh tranh - Môi trường vệ sinh sạch và đẹp - Điểm đến an toàn, văn minh thân thiện".

Quang cảnh buổi phát động
Trên đường phát triển

Vĩnh Long phát động Chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người khuyết tật

Ngày 16.4, tại Hội trường Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long, chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người khuyết tật chính thức được phát động. Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực, nhằm hiện thực hóa tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau” trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân, đặc biệt đối với nhóm yếu thế trong xã hội.

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 thu hút hàng nghìn du khách đến với thành phố cà phê
Địa phương

TP. Buôn Ma Thuột: Tăng tốc bứt phá sau quý I

Quý I.2025 khép lại với nhiều gam màu tươi sáng trong bức tranh phát triển kinh tế - xã hội của TP. Buôn Ma Thuột. Từ ổn định thị trường, đẩy mạnh sản xuất, đến bảo đảm an sinh xã hội và giữ vững an ninh trật tự, thành phố đang thể hiện quyết tâm rõ rệt trong việc hiện thực hóa các mục tiêu phát triển toàn diện, bền vững.