Thúc đẩy thị phần vận tải hàng hải và đường thủy

Tăng trưởng của vận tải biển và đường thủy góp phần lớn trong tiết giảm chi phí logistics, tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Tuy nhiên, hệ thống đường thủy, hàng hải ở nước ta hiện chưa được khai thác tối ưu. 

Chưa được khai thác tối ưu

Ngành hàng hải và đường thủy nội địa có vai trò quan trọng trong lĩnh vực giao thông vận tải nói riêng và nền kinh tế nói chung. Đây là phương thức vận tải chi phí thấp, có khả năng chuyên chở hàng hóa với khối lượng lớn, siêu trường, siêu trọng, đi các tuyến đường xa.

Thực tế, phần lớn hàng hóa xuất nhập khẩu của nước ta vận tải bằng đường biển. Theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải, vận tải hàng hóa năm 2023 đạt 2.344 triệu tấn, tăng 15,4%; trong đó, vận chuyển hàng hóa đường thủy 476 triệu tấn, tăng 18,7% và đường biển 116 triệu tấn tăng 7,8%. Lũy kế 2 tháng đầu năm nay, vận tải hàng hóa ước đạt 416 triệu tấn tăng 13,9%; trong đó, vận chuyển hàng hóa đường thủy, đường biển tăng trưởng ấn tượng nhất với tỷ lệ lần lượt là 21%, 18,1% so với cùng kỳ.

Tăng trưởng của vận tải biển và đường thủy đóng góp phần lớn trong tiết giảm chi phí logistics. Giai đoạn năm 2010 - 2016, tỷ lệ chi phí logistics so với GDP khoảng 20 - 21%, nhưng từ năm 2016 tới nay, hạ tầng kết nối cảng biển liên thông với các phương thức vận tải khác như đường bộ, đường thủy, hệ thống cảng cạn... đã giúp tỷ lệ này giảm còn khoảng 16,8%.

Theo Vụ Vận tải, Bộ Giao thông Vận tải, hệ thống cảng biển nước ta đã tiếp nhận được tàu có trọng tải lớn nhất thế giới, thu hút được 40 hãng tàu lớn trên thế giới vào hoạt động. Nước ta cũng có 3 cảng nằm trong danh sách 50 cảng container có sản lượng thông qua lớn nhất thế giới (TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng và Cái Mép - Thị Vải). Đến năm 2023, cả nước có 1.447 tàu, tổng trọng tải đạt hơn 10 triệu DWT; đội tàu Việt Nam đứng thứ 3 khu vực ASEAN và thứ 27 thế giới. Ngoài ra, doanh nghiệp trong nước còn sở hữu đội tàu mang cờ nước ngoài với tổng trọng tải 2,5 triệu DWT; hiện có 40 hãng tàu nước ngoài đang hoạt động ở nước ta.

Về đường thủy nội địa, cả nước có 310 cảng thủy nội địa, 6.062 bến thủy nội địa và 2.526 bến khách ngang sông, có 2.360 con sông, kênh, có tổng chiều dài gần 41.900km với 9 hệ thống sông chính đổ ra biển thông qua hơn 120 cửa sông. Tổng chiều dài đường thủy nội địa cả nước đang được quản lý khai thác là 26.737km.

Tuy vậy, việc khai thác tiềm năng vận tải hàng hóa trong nước bằng đường biển ven bờ và đường thủy nội địa vẫn còn khiếm tốn. Hiện nay thị phần của vận tải đường bộ vẫn chiếm chủ yếu với 79,84% về hàng hóa và 91,79% về hành khách. Theo đánh giá của Bộ Giao thông Vận tải, hệ thống đường thủy, hàng hải rất tốt ở cả ba miền vẫn chưa khai thác tối ưu.

Đề xuất hỗ trợ chi phí đóng tàu 

Phản ánh khó khăn của ngành, Chủ tịch Hội Vận tải thủy nội địa Việt Nam Trần Đỗ Liêm cho biết, hiện phương tiện vận tải thủy kinh doanh chuyên nghiệp chiếm tỷ lệ chưa cao, kinh doanh không thường xuyên. Ba năm gần đây, do nhu cầu và để bù đắp cho các chi phí không chính thức, đa số phương tiện đóng mới hoán cải đều tăng trọng tải lên 1,5 - 2 lần, tải trọng bình quân lên 1.000 tấn/chiếc. Tuy nhiên, đa số phương tiện vận tải lẻ, công ty tư nhân chỉ có số lượng 2 - 3 sà lan, manh mún, đông nhưng không mạnh, không đủ cạnh tranh. Ngược lại tạo ra sự cạnh tranh giá cước, tăng tiêu cực, tăng chi phí, trốn thuế làm chậm sự phát triển ngành đường thủy nội địa.

Theo ông Liêm, cần bổ sung danh mục phương tiện và đề nghị Nhà nước ưu tiên tín dụng đầu tư ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư phương tiện tàu. Hiện mức vốn đầu tư 3.000 tỷ đồng mới được hưởng ưu đãi là quá cao, chưa phù hợp. Bởi thực tế cảng đường thủy nội địa đón tàu đến 20.000 tấn, tàu có giá trị đầu tư chỉ 300 - 400 tỷ đồng là cao nhất. Bên cạnh đó, ông Liêm đề xuất sửa đổi Luật Giao thông đường thủy nội địa và Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 72:2013/BGTVT về tàu sông để tránh những quy định lạc hậu, không thống nhất.

Bên cạnh đó, theo ông Vũ Thanh Hải, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Vận tải và xếp dỡ Hải An, Việt Nam hiện có 1.015 tàu vận tải thủy nhưng tàu container lại rất ít, chỉ có 48 tàu. Trong số đó, nhiều tàu container đã trên 25 tuổi và theo các quy định mới nhất về bảo vệ môi trường, các tàu tuổi 25 năm trở lên không đáp ứng được nhiều yêu cầu, có thể sẽ không được vận chuyển.

Vì vậy, các đơn vị cần có thêm nhiều đội tàu mới để phù hợp với nhu cầu thực tiễn. Tuy nhiên, chi phí đầu tư tàu quá lớn, nhất là tàu container bởi lãi suất vay tại các ngân hàng tương đối cao và chi phí VAT nhập khẩu tàu là 10%. Do đó, ông Hải đề xuất Nhà nước có chính sách tốt về lãi vay cho doanh nghiệp đầu tư phát triển đội tàu container. Miễn hoặc giảm thuế VAT nhập khẩu tàu container và miễn thuế nhà thầu cho doanh nghiệp khi thực hiện việc thuê, hoặc thuê mua container.

Tại Hội nghị đối thoại doanh nghiệp hàng hải, đường thủy nội địa năm 2024 mới đây, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ sớm ban hành các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp hàng hải và vận tải thủy nhằm chia sẻ thị phần vận tải đường bộ và đường sắt, đặc biệt trên hành lang vận tải Bắc - Nam.

Lãnh đạo Bộ cũng cho biết sẽ tập trung khai thác hiệu quả vận tải biển nội địa; phát huy tối đa lợi thế về vị trí của các cảng biển, đặc biệt là cảng cửa ngõ quốc tế để thu hút các tàu trọng tải lớn vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu đi các tuyến vận tải biển xa.

Cùng với đó, đẩy nhanh thủ tục tàu thuyền ra, vào cảng, tối ưu hóa công tác xếp, dỡ hàng hóa, thực hiện các giải pháp cho tàu lớn vào cảng nhằm giảm thời gian và tăng cường hiệu quả hoạt động tàu thuyền trong bối cảnh giá cước vận chuyển trên các tuyến trên tăng cao. Đồng thời, xem xét nghiên cứu giải pháp tăng cường công tác quản lý giá dịch vụ tại cảng biển, giá các loại thu đối với hàng hóa tại cảng biển, nghiên cứu bổ sung quy định về quản lý tuyến vận tải nhằm tạo môi trường kinh doanh minh bạch cho doanh nghiệp hoạt động và phát triển.

Kinh tế

Bắc Giang: Điều chỉnh giao đất và chuyển mục đích sử dụng đất cho Công ty Thành Đô Bắc Giang
Kinh tế

Bắc Giang: Điều chỉnh giao đất và chuyển mục đích sử dụng đất cho Công ty Thành Đô Bắc Giang

Ngày 22.4.2025, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành văn bản về việc điều chỉnh Quyết định số 274/QĐ-UBND ngày 26.3.2024, đồng thời thực hiện giao đất đợt 2 và chuyển mục đích sử dụng đất cho Công ty Cổ phần Xây dựng Thành Đô Bắc Giang để thực hiện dự án khu số 8, thuộc phân khu số 2, thành phố Bắc Giang.

T&T Group sẽ ra mắt thị trường sản phẩm pin lưu trữ năng lượng vào năm 2026
Kinh tế

T&T Group sẽ ra mắt thị trường sản phẩm pin lưu trữ năng lượng vào năm 2026

Trong khuôn khổ Triển lãm và Diễn đàn Quốc tế Năng lượng Việt Nam - Trung Quốc - Asean 2025, bà Nguyễn Thị Thanh Bình, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn T&T Group, Chủ tịch T&T Energy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam đã chia sẻ về việc liên danh T&T Group - Cospowers (Trung Quốc) sẽ ra mắt pin lưu trữ năng lượng vào năm 2026. Đây được xem là hướng đi chiến lược của T&T Group nhằm khẳng định vị thế tiên phong trong ứng dụng giải pháp mới cho năng lượng, đồng thời đón đầu nhu cầu lắp đặt tích hợp pin lưu trữ cho các dự án năng lượng tái tạo tại Việt Nam trong thời gian tới.

Mô hình Hợp tác xã điện tử được kỳ vọng sẽ góp phần phát triển kinh tế tập thể hiện đại
Kinh tế

Hợp tác xã điện tử: Giải pháp “chuyển đổi mềm” đưa hộ cá thể vào nền kinh tế số

Trong bối cảnh Đảng và Nhà nước đang đẩy mạnh cải cách thể chế, chuyển đổi số và phát triển kinh tế tư nhân theo tinh thần “Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng” của Tổng Bí thư Tô Lâm, mô hình Hợp tác xã điện tử được kỳ vọng sẽ là lời giải mới, khả thi và phù hợp với đặc thù của Việt Nam.

Chính thức đưa vào vận hành hệ thống KRX từ ngày 5.5.2025
Thị trường

Chính thức đưa vào vận hành hệ thống KRX từ ngày 5.5.2025

Được sự thống nhất, chấp thuận của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc đưa vào vận hành Hệ thống công nghệ thông tin mới cho thị trường chứng khoán Việt Nam (Hệ thống KRX), Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) đã có thông báo chính thức về việc đưa vào vận hành Hệ thống công nghệ thông tin mới kể từ ngày 5.5.2025.

Cổ đông BSR hỏi về rủi ro hủy niêm yết, Chủ tịch Bùi Ngọc Dương cho biết đang đề nghị PVN "thoái vốn" để đúng Luật hiện hành
Kinh tế

Cổ đông BSR hỏi về rủi ro hủy niêm yết, Chủ tịch Bùi Ngọc Dương cho biết đang đề nghị PVN "thoái vốn" để đúng Luật hiện hành

Ngày 23.4, CTCP Lọc hoá dầu Bình Sơn (Mã: BSR) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025, tại phiên họp, cổ đông nêu câu hỏi về một số vấn đề như: Đề án tăng vốn điều lệ của BSR; Rủi ro huỷ niêm yết theo Luật chứng khoán về tỷ lệ cổ đông sở hữu ngoài tối thiểu 10%; hiện trạng dự án nâng cấp dự án mở rộng…

Tổng Giám đốc Công ty CP Phân bón Bình Điền Ngô Văn Đông và Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty CP Phân bón Bình Điền Nguyễn Văn Thiệu trao tặng Danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” cho các Tổ, Phòng chức năng Công ty CP Phân bón Bình Điền.
Doanh nghiệp

Bứt phá trong gian khó, hướng đến phát triển bền vững

Hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2024 – Đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định cho năm 2025, đó là khẳng định của Tổng Giám đốc Ngô Văn Đông tại Hội nghị đại biểu người lao động Công ty CP Phân bón Bình Điền. Điều này cũng mình chứng cho sự nỗ lực vượt bậc và tinh thần đoàn kết của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty.

Kiểm soát có trọng tâm, tập trung lĩnh vực dễ phát sinh rủi ro, lãng phí
Kinh tế

Kiểm soát có trọng tâm, tập trung lĩnh vực dễ phát sinh rủi ro, lãng phí

Để góp phần tăng cường thực hiện phòng, chống lãng phí thông qua hoạt động kiểm toán, cũng như từ nội Ngành, Tổng Kiểm toán nhà nước yêu cầu các đơn vị kiểm toán phải tập trung thực hiện tốt công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán (KSCLKT) trong các khâu, các hình thức kiểm soát để nâng cao khả năng phòng ngừa từ sớm đối với rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kiểm toán.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Ngành điều tăng tốc mở cửa thị trường trước thách thức thuế quan

Phó Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS) Bạch Khánh Nhựt cho biết, để hiện thực hóa mục tiêu xuất khẩu trên 4,5 tỷ USD năm nay trong bối cảnh gặp thách thức từ thị trường Mỹ, ngành sẽ tập trung vào ba trụ cột là chất lượng; đa dạng hóa thị trường; và tăng cường xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp khai thác thị trường mới.

ITN
Kinh tế

Nestlé - 30 năm chung tay nâng tầm cuộc sống của người Việt

"Chúng tôi rất vinh dự được đồng hành với sự phát triển của đất nước và tự hào về những đóng góp của Nestlé trong suốt 3 thập kỷ vừa qua tại Việt Nam. Trong tương lai, chúng tôi mong muốn tiếp tục đầu tư để tạo ra giá trị và tác động tích cực cho người tiêu dùng, cộng đồng và môi trường”, ông Binu Jacob, Tổng Giám đốc Nestlé Việt Nam nói.

Ảnh: Khánh Duy
Kinh tế

Chuyển đổi xanh phải gắn với quản trị và chính sách bao trùm, kiên định

Tại Diễn đàn “Khơi thông nguồn lực cùng doanh nghiệp chuyển đổi xanh” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức ngày 22.4, Ủy viên là ĐBQH hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Đức Hiếu cho rằng, kinh nghiệm từ Đan Mạch là gợi ý hữu ích với Việt Nam. Theo đó, bất kỳ sự chuyển đổi nào cũng phải đi đôi với quản trị sự thay đổi đó; nếu không sẽ khó thành công.

Chiến lược FDI của Việt Nam trong kỷ nguyên mới
Tài chính

Chiến lược FDI của Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Với chủ đề “Việt Nam – Chiến lược FDI trong kỷ nguyên mới”, Diễn đàn Nhịp cầu phát triển Việt Nam 2025 (Vietnam Connect Forum 2025) do Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược (Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương) và Tạp chí Kinh tế Việt Nam - VnEconomy - Vietnam Economic Times (Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam) phối hợp tổ chức ngày 23.4, tại Hà Nội, đã mở ra một không gian đối thoại quan trọng về chiến lược thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam trong bối cảnh thế giới đang có nhiều biến động.

Vietnam Airlines sẽ chuyển toàn bộ các chuyến bay nội địa tại sân bay Tân Sơn Nhất sang khai thác tại nhà ga T3 mới. Ảnh VNA
Doanh nghiệp

Vietnam Airlines lưu ý hành khách chủ động kế hoạch đi lại dịp 30.4 - 1.5

Nhằm đảm bảo trải nghiệm bay thuận lợi cho hành khách trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30.4 – 1.5, Vietnam Airlines Group (Vietnam Airlines, Pacific Airlines, VASCO) khuyến nghị hành khách chủ động sắp xếp thời gian, thực hiện các thủ tục trước chuyến bay và tuân thủ đầy đủ các quy định an ninh, an toàn hàng không.

Trung tâm Logistics Quốc tế Bắc Giang: Điểm kết nối thương mại của khu vực và thế giới
Địa phương

Trung tâm Logistics Quốc tế Bắc Giang: Điểm kết nối thương mại của khu vực và thế giới

Trung tâm Logistics Quốc tế Bắc Giang vừa ra mắt và đi vào hoạt động được đánh giá là có quy mô lớn nhất miền Bắc trên diện tích đất 67ha, vốn đầu tư xây dựng hơn 4.200 tỷ đồng, thiết kế với hệ sinh thái logistics toàn diện, xanh-thông minh; hứa hẹn đây sẽ là điểm đến về dịch vụ khép kín, hiện đại, tiện ích cho giao thương nội địa và quốc tế.

Bứt phá vươn tầm trong kỷ nguyên mới, kế hoạch lợi nhuận tăng 25%, cổ đông tin tưởng đồng hành
Doanh nghiệp

Bứt phá vươn tầm trong kỷ nguyên mới, kế hoạch lợi nhuận tăng 25%, cổ đông tin tưởng đồng hành

Ngày 22.4, Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2025 tại Khách sạn Melia, Hà Nội với sự tham gia của hàng nghìn cổ đông và người được ủy quyền. Trong quá trình chuyển đổi mạnh mẽ, toàn diện, SHB đang không ngừng phát triển, nâng tầm vị thế, hướng đến thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược, kế hoạch kinh doanh, qua đó luôn đảm bảo lợi ích cao nhất và đáp ứng kỳ vọng của các cổ đông, nhà đầu tư.