Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tiếp tục hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân

Sáng 31.12, chủ trì Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân năm 2024 với chủ đề “Khơi dậy khát vọng làm giàu để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; vững tin bước vào kỷ nguyên mới”, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2024. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2024. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Trụ sở Chính phủ, trực tuyến với điểm cầu UBND 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Dự hội nghị có: lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, tổ chức chính trị xã hội, lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đại diện nông dân toàn quốc với hơn 4.500 đại biểu, trong đó có hơn 2.000 nông dân và đại diện các hợp tác xã.

Trước khi diễn ra Hội nghị, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã tổ chức nhiều kênh tiếp nhận câu hỏi, ý kiến, đề xuất của nông dân, hợp tác xã, chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Qua đó đã có gần 3.000 câu hỏi, ý kiến, đề xuất được gửi đến Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Thông qua các kênh và trực tiếp tại Hội nghị, Thủ tướng cùng lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương đã trả lời, chia sẻ, trao đổi với nông dân, đại diện hợp tác xã nhiều vấn đề cùng quan tâm như: Cơ chế, chính sách, nguồn lực hỗ trợ nông dân phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp; xây dựng quy hoạch vùng nguyên liệu, sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn.

Cùng với đó là thúc đẩy tập trung, tích tụ đất nông nghiệp để sản xuất quy mô lớn; chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp; xúc tiến thương mại, ổn định thị trường xuất khẩu hàng hóa nông sản; khơi thông dòng vốn tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho nông dân, lao động nông thôn…

Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với nông dân. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với nông dân. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Thủ tướng trao đổi về chính sách để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quy hoạch, tích tụ đất đai, khuyến khích xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, chế biến nông sản, chính sách tín dụng cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nhất là đối với những chủ thể bị ảnh hưởng bởi bão Yagi vừa qua. Thủ tướng nêu rõ, chúng ta đang chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp, với phạm vi rất rộng, bao trùm, do đó nông nghiệp không thể đứng một mình mà phải có cả hệ sinh thái gồm các ngành nghề khác để cùng phát triển.

Để phát triển hệ sinh thái này thì có rất nhiều việc phải làm như phải tích tụ đất đai; ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng suất lao động; có cơ chế, chính sách về tín dụng, thuế. Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách và chỉ đạo các bộ, ngành tăng cường dự báo, mở rộng thị trường, xây dựng quy hoạch, cơ chế chính sách, phát triển hạ tầng để thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân…

Trả lời câu hỏi, đề xuất của đại biểu về chế biến sâu, nâng tầm nông sản Việt, thu hút đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, thực hiện mục tiêu giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050, phát triển nuôi trồng thủy sản, kinh tế biển, phát triển ngành thực phẩm Halal…, Thủ tướng cho rằng chế biến sâu cho nông nghiệp chưa được đầu tư mạnh, Nhà nước cần khuyến khích đầu tư nhiều hơn.

Thủ tướng phân tích, muốn phát triển sản xuất nông nghiệp thì phải làm mấy việc, mà trước hết là phải xây dựng thương hiệu, việc này Bộ Khoa học và Công nghệ, các cơ quan truyền thông và cả người nông dân phải tham gia. Song song với đó phải đầu tư chế biến sâu. Do vậy, phải nghiên cứu thị trường, tâm lý khách hàng, xem nhu cầu của người tiêu dùng như thế nào, phải mang cái người ta cần chứ không phải mang cái mình có.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với nông dân. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với nông dân. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Cho biết, Chính phủ, các bộ ngành, cấp ủy, chính quyền, doanh nghiệp phải làm, định hướng cho nông dân, Thủ tướng chỉ rõ, vừa qua, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ ngành, cơ quan đẩy mạnh tìm hiểu, dự báo thị trường, kết nối thị trường, đơn cử Việt Nam đang có mấy mặt hàng xuất khẩu chủ lực như tôm, gạo, cá tra, cà phê… thì phải dự báo thị trường để có chính sách điều tiết, xác định các mặt hàng cần tập trung phát triển.

Cho rằng, hai khâu yếu là nghiên cứu thị trường và chế biến sâu phải nỗ lực hơn, Thủ tướng yêu cầu phải có cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, như chính sách đất đai, thuế, lệ phí, ưu đãi tín dụng, đào tạo nhân lực… Cùng với đó, đẩy mạnh xâu chuỗi, liên kết phát triển, liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân, hợp tác xã; đa dạng hóa thị trường, sản phẩm và chuỗi cung ứng.

Đồng thời phải xây dựng thương hiệu, tìm hiểu, dự báo thị trường, quy hoạch vùng nguyên liệu, đẩy mạnh chế biến sâu, xây dựng mẫu mã, bao bì, có nguồn vốn với chính sách tín dụng rất linh hoạt từ ngân hàng… Khi tình hình thay đổi thì nhiệm vụ thay đổi, khi nhiệm vụ thay đổi thì chính sách phải thay đổi, Nhà nước phải xây dựng chính sách nhưng người nông dân phải góp ý, đồng thời Nhà nước xây dựng hạ tầng chiến lược…

Về đầu tư, trong đó có đầu tư cho nông nghiệp, do nguồn lực nhà nước có hạn nên phải có thứ tự ưu tiên, có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải; đồng thời lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư, kích hoạt mọi nguồn lực cho phát triển, như thông qua hợp tác công tư, Thủ tướng nhấn mạnh. Đồng thời cho biết Đảng, Nhà nước xác định thể chế là đột phá của đột phá, trong đó phải sửa Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, dứt khoát cắt giảm các thủ tục rườm rà, không cần thiết với tinh thần xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, bám sát thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo.

Chia sẻ thêm về phát triển hệ sinh thái nông nghiệp bền vững, Thủ tướng cho biết đây là xu thế, như các nước châu Âu đã yêu cầu tiêu chuẩn sản xuất xanh với sản phẩm nhập khẩu, doanh nghiệp và người nông dân cũng phải nâng cao ý thức thực hiện.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và đại diện lãnh đạo các ban, bộ, hội chủ trì đối thoại với nông dân. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính và đại diện lãnh đạo các ban, bộ, hội chủ trì đối thoại với nông dân. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Sau khi trả lời, chia sẻ với các đại biểu về các vấn đề cùng quan tâm, kết luận hội nghị, Thủ tướng nhấn mạnh, năm 2024, thiên tai khắc nghiệt, đặc biệt là siêu bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại nặng nề; nông nghiệp, nông dân và nông thôn chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Song dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự nỗ lực cố gắng của cả hệ thống chính trị, sự vào cuộc của người dân, doanh nghiệp, tình hình kinh tế-xã hội nước ta tiếp tục phục hồi tích cực, tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước, tính chung cả năm 2024 đạt và vượt toàn bộ 15 chỉ tiêu chủ yếu.

Trong đó, nông nghiệp tăng trưởng 3,3%, vượt chỉ tiêu được giao; kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản dự kiến vượt 62,5 tỷ USD, tăng 18,7% so với năm 2023, xuất siêu 18 tỷ USD, chiếm hơn 70% xuất siêu của cả nước. Mặt hàng nông sản có mặt tại 190 nước trên thế giới; riêng sản xuất gạo đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu đạt trên 5 tỷ USD. Nông nghiệp khẳng định là trụ đỡ của nền kinh tế; khẳng định chủ trương sáng suốt, thể hiện khát vọng xây dựng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.

Thủ tướng cho rằng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân cần sự chung tay, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, người dân, doanh nghiệp. Trong đó phải tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, vì thể chế, cơ chế chính sách là nguồn lực, song vẫn là "điểm nghẽn của điểm nghẽn".

Đồng thời phải xây dựng và triển khai tốt công tác quy hoạch gồm quy hoạch ngành, quy hoạch đất đai, quy hoạch sản xuất, kinh doanh…; tăng cường quản lý, sử dụng đất đai, nhất là hoàn thiện pháp luật để “cởi trói”, sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực đất đai; tăng cường khai thác không gian vũ trụ, không gian biển, không gian ngầm cho phát triển; có chính sách ưu đãi về vốn, bảo hiểm, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp.

Bà Hoàng Thị Gái, nông dân thành phố Hải Phòng phát biểu tại buổi đối thoại. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Bà Hoàng Thị Gái, nông dân thành phố Hải Phòng phát biểu tại buổi đối thoại. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục thúc đẩy liên kết vùng, liên kết sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, thị trường, chuỗi cung ứng; chủ động mở rộng thị trường để tiêu thụ nông sản, trong khi nông dân cần tập trung nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu cho nông sản; ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển giao khoa học, công nghệ, nhất là chuyển đổi số, cơ sở dữ liệu, trí tuệ nhân tạo vào sản xuất, chế biến nông sản.

Cùng với đó là đào tạo và chuyển đổi nguồn nhân lực phù hợp với quá trình phát triển thời kỳ mới; giữ gìn, phát huy và nâng cao giá trị văn hóa trong nông nghiệp, nông thôn, với phương châm “quốc tế hóa giá trị văn hóa Việt Nam và dân tộc tinh hoa văn hóa nhân loại”; yêu cầu hệ thống chính trị ở cơ sở phải tăng cường nắm bắt tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của nông dân và xu thế phát triển ở nông thôn, nông nghiệp để đề xuất cơ chế chính sách, huy động sức mạnh tổng lực của người dân, doanh nghiệp để phục vụ phát triển.

Cho biết, Đảng, Nhà nước tiếp tục thực hiện 3 đột phá chiến lược gồm đột phá về xây dựng, hoàn thiện thể chế, đột phá về phát triển hạ tầng và đột phá về đào tạo nguồn nhân lực, chuyển dịch lao động để góp phần phát triển khu vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân, Thủ tướng kêu gọi phát huy tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết thống nhất để cùng làm, cùng thắng, cùng phát triển.

Chính trị

Đoàn Kiểm tra của Bộ Chính trị thông báo dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra tại Quảng Trị
Sự kiện nổi bật

Đoàn Kiểm tra của Bộ Chính trị thông báo dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra tại Quảng Trị

Ngày 4.1, Đoàn kiểm tra số 1350 của Bộ Chính trị do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc làm Trưởng đoàn đã làm việc, thông báo dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ công bố huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái đạt chuẩn nông thôn mới
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ công bố huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái đạt chuẩn nông thôn mới

Chiều nay, 4.1, tiếp tục chuyến công tác tại tỉnh Yên Bái, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Văn Yên đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024 và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì. Văn Yên là huyện duy nhất trong Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ được công nhận huyện nông thôn mới năm 2024, "về đích" trước 1 năm so với mục tiêu đề ra.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Lực lượng vũ trang TP. Hồ Chí Minh vì nước, vì dân, sắt son một lòng
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Lực lượng vũ trang TP. Hồ Chí Minh vì nước, vì dân, sắt son một lòng

Sáng 4.1, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân do Đảng, Nhà nước tặng Lực lượng vũ trang TP. Hồ Chí Minh vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc, đột xuất trong phòng, chống dịch COVID-19, xây dựng Quân đội nhân dân, củng cố quốc phòng, góp phần vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đây là lần thứ 3, lực lượng vũ trang Thành phố được tặng danh hiệu cao quý này.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tặng quà Công an tỉnh Yên Bái. Ảnh: Lâm Hiển
Sự kiện nổi bật

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm, tặng quà lực lượng vũ trang, gia đình chính sách, người dân bị thiệt hại do thiên tai tại tỉnh Yên Bái

Sáng nay, 4.1, trong không khí những ngày đầu năm mới 2025 và chuẩn bị đón Tết nguyên đán Ất Tỵ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng Đoàn công tác đã về thăm, tặng quà lực lượng vũ trang, gia đình chính sách, hộ nghèo, gia đình bị thiệt hại nặng do cơn bão số 3 gây ra tại tỉnh Yên Bái.

Tích cực, chủ động góp phần tạo đà đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới
Chính trị

Tích cực, chủ động góp phần tạo đà đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Lời tòa soạn: Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn có bài viết "Đối ngoại Việt Nam năm 2024: Tích cực, chủ động góp phần tạo đà đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới", nêu bật những thành tựu "quan trọng, có ý nghĩa lịch sử" của đối ngoại từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu nội dung bài viết. Trong năm 2024, thế giới tiếp tục quá trình biến đổi sâu sắc, có nhiều diễn biến mới, phức tạp, tác động đến tất cả mọi mặt đời sống xã hội. Năm 2024 cũng là năm đất nước bước vào giai đoạn nước rút thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII. Trong bối cảnh đó, công tác đối ngoại đã được triển khai đồng bộ, hiệu quả, với nhiều hoạt động sôi động, đạt được nhiều kết quả tích cực. Mặc dù môi trường bên ngoài biến động, Việt Nam tiếp tục nổi lên là một "điểm sáng" hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực. Những thành tựu "quan trọng, có ý nghĩa lịch sử" của đối ngoại từ đầu nhiệm kỳ đến nay như đánh giá của lãnh đạo chủ chốt tiếp tục được kế thừa, phát huy và góp phần vào những thành tựu chung của đất nước.

Thiếu tướng Đặng Hồng Đức được bổ nhiệm giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an
Chính trị

Thiếu tướng Đặng Hồng Đức được bổ nhiệm giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an

Ngày 3.1, tại Hà Nội, Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an trang trọng tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm Thiếu tướng Đặng Hồng Đức, Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, Chánh Văn phòng Bộ Công an giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an. Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì buổi Lễ.

Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên lần thứ tư
Theo dòng sự kiện

Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên lần thứ tư

Chiều 2.1, chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên lần thứ tư, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Hội đồng nêu rõ, nhiệm vụ được giao của vùng Tây Nguyên là vùng phát triển nhanh, bền vững dựa trên kinh tế xanh, tuần hoàn; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc. Kỳ vọng và trách nhiệm đặt trên vai của Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên là vô cùng quan trọng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Lựa chọn phương án tối ưu nhất trong sắp xếp tổ chức bộ máy
Theo dòng sự kiện

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Lựa chọn phương án tối ưu nhất trong sắp xếp tổ chức bộ máy

Sáng 2.1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về "Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" chủ trì Phiên họp thứ bảy của Ban Chỉ đạo.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh trao Nghị quyết thành lập thành phố Đông Triều
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự Lễ công bố Nghị quyết thành lập thành phố Đông Triều, Quảng Ninh

Tối 1.1, tại Quảng trường Trung tâm thành phố Đông Triều, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã dự Lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập thành phố Đông Triều, đón nhận Huân chương lao động hạng Nhất.
Cùng dự có các Ủy viên Trung ương Đảng: Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh; Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Vũ Đại Thắng.

Nghị định 178: Bảo đảm quyền lợi cho cán bộ trong sắp xếp tổ chức bộ máy
Theo dòng sự kiện

Nghị định 178: Bảo đảm quyền lợi cho cán bộ trong sắp xếp tổ chức bộ máy

PGS.TS. Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục

Ngày 31.12.2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 178/2024/NĐ-CP về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong quá trình thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị với 8 nhóm chính sách lớn nhằm bảo đảm quyền lợi cho cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc do sắp xếp tổ chức bộ máy. Nghị định chính thức có hiệu lực vào hôm nay, ngày 1.1.2025.

Khẳng định vị thế Việt Nam trong dòng chảy thời đại
Theo dòng sự kiện

Khẳng định vị thế Việt Nam trong dòng chảy thời đại

Năm 2024 ghi nhiều dấu ấn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, là năm có những chuyển động mạnh mẽ, tích cực, tạo ra luồng gió mới trong hầu hết các hoạt động của đời sống xã hội, tạo tiền đề quan trọng để cả nước bứt phá, tăng tốc hoàn thành các mục tiêu đã đề ra, vững vàng tiến vào kỷ nguyên mới ngay sau Đại hội lần thứ XIV của Đảng. Nhân dịp đón Năm mới 2025, Chủ tịch nước Lương Cường đã dành thời gian trả lời phỏng vấn báo chí.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ngành Tài chính cần tập trung nguồn lực cho đầu tư phát triển
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ngành Tài chính cần tập trung nguồn lực cho đầu tư phát triển

Chiều 31.12, dự Hội nghị Tổng kết công tác tài chính - ngân sách năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Tài chính, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mong muốn ngành Tài chính luôn đổi mới tư duy, phát huy sáng tạo, hoàn thành xuất sắc các mục tiêu, nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước năm 2025.