Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ngành Tài chính cần tập trung nguồn lực cho đầu tư phát triển

Chiều 31.12, dự Hội nghị Tổng kết công tác tài chính - ngân sách năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Tài chính, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mong muốn ngành Tài chính luôn đổi mới tư duy, phát huy sáng tạo, hoàn thành xuất sắc các mục tiêu, nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước năm 2025.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành tài chính năm 2025. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành tài chính năm 2025. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến các điểm cầu tại 62 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Dự Hội nghị có: Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Thu ngân sách nhà nước đạt kỷ lục, với 2 triệu tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, năm 2024 ngành tài chính đã chủ động, quyết liệt triển khai để hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, tài chính - ngân sách nhà nước được giao, góp phần hỗ trợ nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, ổn định vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, kiểm soát lạm phát, phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội và đời sống nhân dân.

Ngành tài chính tập trung thực hiện công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, các đề án; điều hành chính sách tài khóa chủ động, mở rộng hợp lý, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm; quyết liệt công tác thu, quản lý chặt chẽ, tiết kiệm chi thường xuyên ngân sách nhà nước để tập trung nguồn lực cho đầu tư phát triển.

Mặc dù thực hiện miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất cho doanh nghiệp và người dân, với tổng số ước khoảng 197,3 nghìn tỷ đồng, song tổng thu ngân sách nhà nước năm 2024 vẫn đạt cao kỷ lục, với khoảng 2 triệu tỷ đồng, tăng 19,1% so dự toán và tăng 15,5% so thực hiện năm 2023, góp phần có thêm nguồn lực tạo nguồn thực hiện cải cách chính sách tiền lương, xử lý các vấn đề quan trọng, cấp bách đột xuất phát sinh, tăng chi đầu tư phát triển và đảm bảo an sinh xã hội.

Nhờ chủ động trong điều hành, các nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước năm 2024 đã cơ bản hoàn thành mục tiêu đề ra. Tổng số chi ngân sách nhà nước đến ngày 31.12.2024 ước đạt khoảng hơn 1,8 triệu tỷ đồng, bằng 86,4% dự toán; trong đó chi đầu tư phát triển ước đạt 78,1% dự toán Quốc hội quyết định, tỷ lệ giải ngân đạt 77,5% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Ngành tài chính cũng thực hiện tốt nhiệm vụ cân đối ngân sách nhà nước; kiểm soát hiệu quả nợ công, tái cơ cấu danh mục nợ theo hướng an toàn, bền vững; điều hành giá cả, thị trường bám sát tình hình thực tế, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, kiểm soát lạm phát, ổn định đời sống của người dân; tăng cường quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bảo hiểm; quản lý hiệu quả giá cả, thị trường; điều hành, quản lý tốt thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bảo hiểm.

Cùng với đó, ngành tài chính đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ điện tử, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; thực hiện cổ phần hóa, sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; quản lý sử dụng tài sản công; tăng cường công tác công khai, thanh tra, kiểm tra, siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách nhà nước; hội nhập kinh tế quốc tế, hợp tác tài chính…

Ngành tài chính xác định, năm 2025 là năm đặc biệt, năm cuối cùng triển khai thực hiện các mục tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch tài chính 5 năm 2021 - 2025 và thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp cơ cấu tổ chức, tinh gọn bộ máy; là năm triển khai xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước giai đoạn 2026 - 2030, năm tiến hành đại biểu địa phương các cấp để tiến tới đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Ngành tài chính tập trung thực hiện tốt các chỉ tiêu mà các Nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, trong đó điều hành thu ngân sách nhà nước 1,97 triệu tỷ đồng; chi ngân sách nhà nước 2,5 triệu tỷ đồng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Tài chính. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Tài chính. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chúc mừng những kết quả đạt được của ngành Tài chính trong năm 2024, đặc biệt là công tác tăng thu, tiết kiệm chi, đóng góp vào thành tích ấn tượng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, với 15/15 chỉ tiêu đạt và vượt; giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn; công tác an sinh xã hội được thực hiện tốt, khắc phục nhanh hậu quả cơn bão số 3; Việt Nam tiếp tục là điểm hấp dẫn, an toàn cho các nhà đầu tư, thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất thế giới; quy mô thương mại lớn trên thế giới; giữ vững môi trường hòa bình, hợp tác và phát triển...

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ, ngành tài chính đã tập trung hoàn thiện thể chế; thu ngân sách nhà nước thực hiện tốt, tiết kiệm chi đạt kết quả tích cực để tập trung vào các dự án, chương trình lớn về phát triển hạ tầng và xóa nhà tạm, nhà dột nát; điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ với tinh thần chính sách tài khóa mở rộng có trọng tâm, trọng điểm, phối hợp chặt chẽ với chính sách tiền tệ bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô.

Theo Thủ tướng, ngành tài chính đã phát huy vai trò điều hành chính sách tài khóa, nuôi dưỡng nguồn thu, tiết kiệm chi thường xuyên, dành nguồn lực hỗ trợ người nghèo; miễn thuế, phí, lệ phí với gần 200 nghìn tỷ đồng cho người dân, doanh nghiệp; kiểm soát nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài trong giới hạn cho phép…

Sớm hoàn thành việc sắp xếp tổ chức bộ máy

Đánh giá cao sự nỗ lực của toàn ngành tài chính, Thủ tướng nêu rõ các bài học kinh nghiệm, trong đó phải đoàn kết thống nhất, tập trung huy động mọi nguồn lực tài chính cho phát triển đất nước; có tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, “nghĩ sâu làm lớn”, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám vượt qua chính mình, dám đổi mới, nói đi đôi với làm, đổi mới sáng tạo, từ đó tạo không gian huy động, khai thác mọi nguồn lực cho phát triển.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Lưu ý không quá cầu toàn, an toàn trong thực thi công vụ, Thủ tướng nhận định, năm 2025 tình hình thế giới và khu vực tiếp tục khó khăn, trong khi đó, Việt Nam là nước đang phát triển, nền kinh tế đang chuyển đổi, quy mô nền kinh tế còn nhỏ, sức chống chịu với các cú sốc bên ngoài còn hạn chế. Do đó, để hoàn thành mục tiêu đề ra, phải nỗ lực lớn hơn.

Thủ tướng chỉ đạo phải sắp xếp tổ chức bộ máy bảo đảm "Tinh – Gọn – Mạnh – Hiệu năng – Hiệu lực – Hiệu quả"; tổ chức tốt Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng; tổ chức tốt các sự kiện kỷ niệm trọng đại của đất nước; phấn đấu hoàn thành mục tiêu của cả nhiệm kỳ, bù lại những năm trước. Trong đó, phấn đấu tăng trưởng cao hơn so nhiệm vụ được Trung ương, Quốc hội đề ra với mục tiêu 8%, từ đó để nhiệm kỳ tới tiến tới phấn đấu tạo đà, khí thế và lực để tăng trưởng 2 con số, đạt 2 mục tiêu phát triển 100 năm. Đây chính là mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới, Thủ tướng nhấn mạnh.

Cơ bản đồng tình với nhiệm vụ của ngành Tài chính, Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh sắp xếp tổ chức bộ máy, để bớt đầu mối, khâu trung gian và thủ tục hành chính, với tinh thần phải quyết tâm, quyết liệt. Việc sắp xếp nội bộ phải được làm sớm; tăng cường cử cán bộ đi làm việc ở cơ sở; lựa chọn những cán bộ có tâm huyết, năng lực làm việc trong khu vực nhà nước; làm tốt công tác tư tưởng, trong quá trình này cần khuyến khích sự hy sinh, nhường nhịn để “cùng làm, cùng hưởng, cùng phát triển”.

Cho rằng thể chế là "đột phá của đột phá", là nguồn lực, động lực cho sự phát triển, Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế chính sách để huy động mọi nguồn lực cho phát triển, trong đó nghiên cứu cải tiến Luật Đấu thầu; phải rà soát, củng cố, tăng cường nguồn lực con người, cơ sở vật chất, chế độ chính sách cho công tác xây dựng pháp luật.

Bộ Tài chính phải chủ động điều hành linh hoạt, hiệu quả chính sách tài khóa mở rộng, hợp lý, phối hợp chặt chẽ với chính sách tiền tệ để ưu tiên tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; nghiên cứu, chấp hành sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tập trung quản lý thu ngân sách, thu đúng thu đủ, thu kịp thời; chi đúng, chi đủ, chi kịp thời; bổ sung nguồn lực cho phát triển; tiết kiệm chi 10% để tập trung cho các công trình trọng điểm.

Quản lý điều hành chi ngân sách chặt chẽ, hiệu quả; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, góp phần vào tăng trưởng; tiếp tục củng cố, phát triển đồng bộ nâng cao chất lượng thị trường chứng khoán, trái phiếu, bảo hiểm, tập trung nâng hạng thị trường chứng khoán; tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái; quyết liệt chuyển đổi số; xây dựng quy định số hóa thu chi ngân sách; tích cực thu ngân sách bằng hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền.

Ngành tài chính phải chủ động hội nhập, hợp tác tài chính quốc tế; đánh giá tác động thực thi các FTA và diễn biến cạnh tranh thương mại giữa các nước lớn để có giải pháp ứng phó; tăng cường hợp tác tài chính tại các diễn đàn quốc tế; nắm chắc tình hình, phản ứng chính sách kịp thời, góp phần bảo đảm kinh tế vĩ mô, bảo đảm tăng trưởng, tăng thu, tiết kiệm chi, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tập trung cho các dự án lớn xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái tập trung vào các dự án đường cao tốc, đường sắt, năng lượng.

Yêu cầu ngành tài chính kiểm soát chặt chẽ nợ công, nợ Chính phủ, bội chi ngân sách để thu đủ chi, bảo đảm các nhiệm vụ an ninh quốc phòng, bảo đảm an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia; đoàn kết thống nhất trong nội bộ; số hóa trong hoạt động tài chính..., Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng ngành Tài chính luôn đổi mới tư duy, phát huy sáng tạo, hoàn thành xuất sắc các mục tiêu, nhiệm vụ tài chính – ngân sách nhà nước năm 2025, góp phần vào kết quả phát triển kinh tế-xã hội chung của cả nước và tạo điều kiện thuận lợi để đạt các mục tiêu của Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, Chiến lược 10 năm 2021 - 2030 theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan dự hội nghị thẩm tra sơ bộ dự án Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan dự hội nghị thẩm tra sơ bộ dự án Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo

Chiều 4.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan đã dự hội nghị thẩm tra sơ bộ dự án Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo do Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức. 

Bài cuối: Biến quyết tâm thành hành động thực tiễn
Chính trị

Bài cuối: Biến quyết tâm thành hành động thực tiễn

Nghị quyết số 57 thể hiện cam kết mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước trong việc huy động sức mạnh toàn diện của hệ thống chính trị và xã hội nhằm tạo xung lực mới cho phát triển đất nước. Nghị quyết xác định đây là “cuộc cách mạng sâu sắc, toàn diện” cần được triển khai “quyết liệt, kiên trì, đồng bộ, nhất quán, lâu dài” với những giải pháp đột phá​. Nhiệm vụ hiện nay là biến quyết tâm đó thành hành động thực tiễn. Muốn vậy, cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của toàn hệ thống chính trị và các thành phần kinh tế – xã hội, từ quyết tâm của người lãnh đạo cho đến nỗ lực của từng người dân.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh gặp mặt công chức, viên chức, người lao động nghỉ việc theo chế độ
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh gặp mặt công chức, viên chức, người lao động nghỉ việc theo chế độ

Chiều 4.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã chủ trì cuộc gặp mặt công chức, viên chức, người lao động có đơn tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc để hưởng chính sách, chế độ theo Nghị định số 178/2024/NĐ-CP và Nghị định số 67/2025/NĐ-CP của Chính phủ.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Việt Nam - Armenia có truyền thống hiếu học, coi trọng tri thức và giáo dục là chìa khóa mở ra tương lai
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Việt Nam - Armenia có truyền thống hiếu học, coi trọng tri thức và giáo dục là chìa khóa mở ra tương lai

Như Báo Đại biểu Nhân dân đã đưa tin, sáng nay, 4.4 (theo giờ địa phương), tức trưa cùng ngày giờ Hà Nội, tiếp tục chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, tại Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan - ngôi trường được mệnh danh là “trái tim học thuật”, “ngọn hải đăng tri thức”, niềm tự hào của Armenia và khu vực.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương gặp Phó Chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương gặp Phó Chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan

Sáng 4.4 (theo giờ địa phương), tức chiều cùng ngày giờ Hà Nội, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, tại Trụ sở Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã có cuộc gặp làm việc với Phó Chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan.

Báo chí Armenia: Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam tạo động lực cho quan hệ song phương, vì lợi ích và thịnh vượng của nhân dân hai nước
Theo dòng sự kiện

Báo chí Armenia: Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam tạo động lực cho quan hệ song phương, vì lợi ích và thịnh vượng của nhân dân hai nước

Các trang tin điện tử chính thức của Armenia, Quốc hội Armenia, Hãng Thông tấn quốc gia của Armenia và các tờ báo của nước này (Armeni Info, Armenia Press, aravot.am, 1lurer.am, News.am…) liên tục nêu đậm nét, cập nhật thông tin, hình ảnh, video về các hoạt động trong chuyến thăm cấp chính thức của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn Đại biểu cấp cao Việt Nam, không chỉ trên website mà trên cả các trang mạng xã hội X (Twitter)… nêu bật nội dung và ý nghĩa chuyến thăm, sự đón tiếp trọng thị và kết quả chuyến thăm.

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye
Chính trị

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân, Tổng thống Cộng hòa Burundi Évariste Ndayishimiye và Phu nhân thực hiện chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 3 - 6.4. Sáng 4.4, sau lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Évariste Ndayishimiye.

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt
Chính trị

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt

Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường Cao đẳng Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang kiến nghị quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành theo cấp độ đào tạo và theo vùng kinh tế, để đáp ứng nhu cầu chuyên biệt theo từng lĩnh vực khác nhau. Qua đó bảo đảm sự cân bằng, hiệu quả về cơ cấu, số lượng, trình độ lao động theo đặc điểm từng vùng kinh tế.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan

Sáng nay, 4.4 (theo giờ địa phương), tức trưa cùng ngày giờ Hà Nội, tiếp tục chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, tại Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan (YSU).

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định ghi sổ tang viếng đồng chí Khamtay Siphandone
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định ghi sổ tang viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Sáng 4.4, tại Đại sứ quán Lào tại Việt Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đã dẫn đầu Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam đến ghi sổ tang viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Đại tướng Khamtay Siphandone.

Thủ tướng Phạm Minh Chính viếng đồng chí Khamtay Siphandone
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Sáng 4.4, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam tới Đại sứ quán nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Hà Nội viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Thủ tướng Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.