Thủ khoa khối C toàn tỉnh Nghệ An vượt qua nghịch cảnh quyết tâm đỗ vào trường đào tạo sĩ quan

Lê Văn Chiến là một trong bốn thủ khoa khối C của tỉnh Nghệ An với 28,75 điểm. Đặc biệt em là thí sinh tự do, thi ở Hà Nội. Nam sinh đạt 9,25 điểm Văn, Lịch sử 10, Địa lý 9,5.

Sáng rèn luyện trên thao trường, đêm thắp đèn ôn thi

Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, Lê Văn Chiến là một trong 4 thủ khoa khối C toàn tỉnh Nghệ An, đều được 28,75 điểm. 

Trước đó, kỳ thi năm 2021, Lê Văn Chiến đạt 27,5 điểm khối C, cao nhất trường THPT Đặng Thúc Hứa huyện Thanh Chương, Nghệ An. Em đã được Trường Đại học Văn hóa và Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh gửi giấy báo nhập học nhưng sau khi cân nhắc, Chiến đã không lựa chọn.

Để giảm áp lực kinh tế và vốn có mong muốn được phục vụ trong lực lượng vũ trang, Chiến đã quyết tâm sẽ thi lại, em tâm niệm "thua keo này ta bày keo khác". 

Không muốn lãng phí thời gian, ngay năm 2021, Chiến làm đơn xin đi nghĩa vụ quân sự. Nhập ngũ, Chiến được phân vào Kho K680, Cục Quân khí, Tổng cục Kỹ thuật, đóng tại Hà Nội.

"Em muốn trải qua sự rèn luyện trong môi trường quân ngũ để mình cứng cỏi, bản lĩnh hơn nữa, bên cạnh đó đóng góp sức mình để phục vụ đất nước." Lê Văn Chiến chia sẻ. 

Hết thời gian huấn luyện, chàng binh nhất được chuyển về làm công tác hậu cần, khoảng 7 tháng nữa sẽ ra quân. Đầu năm 2023, khi có đủ thời gian 12 tháng trong quân ngũ, Chiến quay lại ôn thi để hiện thực hiện dự định vào đại học còn dang dở.

Nhớ về khoảng thời gian bắt đầu quay lại với sách vở Chiến cho biết lúc đó em cũng có chút hoảng, vì đọc lại kiến thức thấy mình đã quên khá nhiều. Chiến nhanh chóng sắp xếp thời gian, ban ngày em luyện tập trên thao trường, hoàn thành nhiệm vụ, đêm đến khi đồng đội đi ngủ, Chiến lại miệt mài ghì mình vào học lấy lại kiến thức. 

Quãng thời gian này, Chiến thức đến 1-2 giờ sáng để học, em tiếp tục ôn theo khối Văn, Sử, Địa. Theo Chiến, khối C cần ôn kỹ kiến thức trong sách giáo khoa, tìm thêm tài liệu trên mạng, sau đó luyện các dạng đề để làm quen.

Những lúc mệt mỏi, căng thẳng, Chiến nghe nhạc, chơi thể thao cùng đồng đội. Trong các môn, riêng với Ngữ văn, em thường liên hệ với hoàn cảnh của mình trong bài nghị luận xã hội.

Ba tháng cuối chàng binh nhất còn đăng ký một số lớp online để củng cố kiến thức và nghe giảng để làm sáng rõ hơn những mạch ý trong đầu. 

Chiến chia sẻ: "Thấy em ôn tập rất hăng, các cán bộ chỉ huy cùng với anh em đồng đội cũng động viên tạo điều kiện, cổ vũ cho em. Em thấy rất hạnh phúc và coi đơn vị như gia đình vậy."

Khi nhận được kết quả thi trong tay, Chiến thực sự muốn bật khóc, em quá vui mừng, hạnh phúc và muốn dành trọn kết quả này hướng tới bà nội của em. 

Với 28,75 điểm, Chiến sẽ nộp hồ sơ xét tuyển vào trường Sĩ quan Chính trị và Học viện Biên phòng. Năm 2022, điểm chuẩn hai trường này là 28-28,5. Chiến được cộng thêm hai điểm ưu tiên khi tham gia nghĩa vụ quân sự nên khả năng đỗ cao. Chàng chiến sĩ trẻ nghiêng về chọn trường Sĩ quan Chính trị - mục tiêu cao nhất của em.

Nghịch cảnh trui rèn ý chí

Sinh ra và lớn lên ở huyện Thanh Chương, Nghệ An, Lê Văn Chiến phải trải qua tuổi thơ khó khăn, cơ cực cùng với bà nội. 

Mới 6 tháng tuổi, bố mẹ Chiến đã ly hôn, từ đó mỗi người một phương để lại em cho ông bà nội chăm sóc. Lên 7 tuổi, ông nội mất chỉ còn hai bà cháu nương tựa nhau, đôi vai gầy yếu của bà càng trĩu thêm gánh nặng nuôi lớn đứa cháu bất hạnh. 

Chiến tự sự, hai bà cháu ở trong căn nhà cấp bốn, rộng vài chục m2. Kế sinh nhau của hai bà cháu dựa vào hơn ba sào ruộng. Ngoài ra, Chiến thường cùng bà ra đồng mót khoai, mót lạc, mò cua bắt ốc bán để mưu sinh. Bữa cơm thường ngày của hai bà cháu đơn giản chỉ xanh màu rau, hãn hữu lắm mới có bữa cá, cua tự bắt được. Cũng vì thế mà Chiến bị suy dinh dưỡng, vào lớp 1 muộn ba năm so với chúng bạn đồng trang lứa. 

Ý thức được hoàn cảnh, Lê Văn Chiến nỗ lực học tập. Lên lớp 8, em đạt giải nhất học sinh giỏi huyện môn Địa lý và giải khuyến khích môn Sinh học. Vào lớp 10, Chiến đặt mục tiêu đỗ đại học, phụng dưỡng bà. Nhưng dự định còn chưa kịp thực hiện thì bà nội em qua đời.

"Lúc đó em cảm thấy mọi thứ như sụp đổ, cảm giác bơ vơ, lạc lõng khi người thân cứ lần lượt bỏ em ra đi" - Chiến nhớ lại.

Hụt hẫng và phải đối diện với áp lực tài chính, Chiến quyết định nghỉ học đi làm thuê. Sau một tuần nghỉ học, nhờ sự động viên của thầy cô, nhà trường và quan trọng nhất là lời dặn dò của bà nội "phải học hết cấp 3", Lê Văn Chiến đã lấy lại tinh thần, quyết tâm hoàn thành việc học. 

Thầy cô, bạn bè cùng một số tổ chức cũng hỗ trợ em về vật chất để vượt qua khó khăn. Chiến sống một mình trong căn nhà bà nội để lại. Để kiếm thêm thu nhập, em cũng mày mò, làm các video hài hước đăng lên mạng xã hội. Trang Facebook cá nhân của Chiến có gần 60.000 lượt theo dõi.

Trừ năm lớp 10, hai năm lớp 11,12 Chiến là học sinh xuất sắc, lớp 12 đạt giải ba học sinh giỏi tỉnh môn Địa lý.

"Em luôn lấy hoàn cảnh của mình để làm động lực. Mỗi con người đều có một số phận, có người sinh ra đã sướng, nhưng cũng có người khổ vô cùng. Bản thân phải tự thay đổi hoàn cảnh, hướng đến tương lai." Thủ khoa khối C cho hay.

Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, về xét tuyển học bạ phải dùng cả kết quả lớp 12; Chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành.

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện
Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện

Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ vị thành niên là vô cùng quan trọng. Bởi phần lớn em tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật, đang học tại các trường giáo dưỡng đến từ những gia đình không hoàn thiện. Chính sự quan tâm, yêu thương là yếu tố quan trọng quan trọng để giáo dục và định hướng cho những em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện.

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)
Giáo dục

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)

Ngày 20.11, tại sân Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều) đã diễn ra buổi lễ Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 đầy cảm xúc và trang trọng. Buổi lễ không chỉ là dịp để các thế hệ học trò thể hiện lòng tri ân đối với thầy cô mà còn là không gian ấm áp, gắn kết tình cảm thầy trò.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Chiều tối nay, 20.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc gặp mặt của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với đại biểu Quốc hội là nhà giáo, nguyên là nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 - 20.11.2024). 

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
Giáo dục

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày 20.11, nhiều Trường Đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng đã tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và trao tặng bằng khen của Bộ GD-ĐT, Đại học Đà Nẵng cho các nhà giáo có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô
Giáo dục

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô

Ngày 20.11.2024, trong khuôn khổ chuỗi dự án vì cộng đồng “Một Triệu Bữa Cơm Có Thịt”, tại trường Tiểu học Tân Tiến, Bản Pe, Lạng Sơn, CHIN-SU đã phối hợp cùng Quỹ Trò nghèo Vùng cao và các nghệ nhân đầu bếp chuyên nghiệp mang đến “chảo cơm có thịt khổng lồ”. Đây là một hoạt động đặc sắc, ý nghĩa tiếp sức học trò và tiếp lửa thầy cô nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Đạo làm thầy
Giáo dục

Đạo làm thầy

Mỗi người chúng ta đã một thời là học trò và cũng có người đã là thầy. Những người làm thầy, dù mới ra trường hay đã có mấy chục năm trong nghề vẫn bâng khuâng nhớ tới những kỷ niệm của tuổi học trò, nhớ tới những người thầy với tất cả tình cảm thiêng liêng, trân quý và biết ơn sâu lắng nhất.

Bức thư viết tay xúc động của cô giáo vùng cao gửi đồng nghiệp nơi đảo xa
Giáo dục

Bức thư viết tay xúc động của cô giáo vùng cao gửi đồng nghiệp nơi đảo xa

"Giữa chốn ngút ngàn trùng khơi quanh năm chập chùng sóng vỗ, em biết anh chị đã phải đương đầu với khó khăn thử thách, những thiếu thốn tối thiểu trong cuộc sống hàng ngày như nước ngọt, điện thắp sáng... nhưng em biết rằng, anh chị vẫn kiên trì bám đảo để tiếp tục ươm mầm xanh cho nơi vùng biển mặn mòi xa xôi của Tổ quốc".