Thi trượt lớp 10 trường công: "Hãy nói với con về những con đường dẫn đến thành công"

Hãy nhân cơ hội để trao đổi với con về những bài học của cuộc sống. Giúp con hiểu rằng để sống hạnh phúc cũng có nhiều thứ cần quên đi, trong đó hàng đầu là những sai lầm trong quá khứ, và những lo lắng về việc người khác sẽ nghĩ gì về mình vì đó là những thứ chúng ta không thể kiểm soát được.

Không để cho con chìm ngập trong suy nghĩ tiêu cực

Năm 2023, gần 105.000 học sinh lớp 9 đăng ký dự thi lớp 10 THPT Hà Nội. Với tổng số chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường THPT công lập là khoảng 72.000, khoảng 33.000 học sinh sẽ không có cơ hội vào học tại các trường công lập.

Trong khi đó, nhiều phụ huynh còn xác định đỗ nguyện vọng 1 mới là đỗ, đỗ nguyện vọng 2,3,4 đã là trượt. 

Những gia đình càng đặt nhiều kỳ vọng, những đứa trẻ càng xem trọng thành tích và không trúng tuyển là một thất bại to lớn sẽ phải trải qua rất nhiều cảm xúc tiêu cực từ thất vọng, buồn bã, tự ti và thấy mình không xứng đáng, nhiều em cảm thấy chán nản, buồn bã, mất động lực và bắt đầu buông thả bản thân; những em khác lại tràn ngập cảm giác tức giận, xấu hổ nên có những hành vi bạo lực hướng vào chính bản thân như một cách tự trừng phạt.

Tất cả những tâm trạng này đều có thể dẫn đến những hệ quả tiêu cực, làm giảm các cơ hội thành công của cá nhân cho tương lai.

Trong những thời điểm này, phụ huynh không được để cho con cái chúng ta chìm ngập trong những cảm xúc tiêu cực đó.

Hãy nói với con đừng trầm trọng hóa vấn đề của mình vì việc không đỗ vào trường công lập hiện tại hết sức bình thường. Hãy nhớ cũng có 33.000 các bạn học sinh khác cũng đang ở trong tâm trạng như con.

Hãy để con thấy rằng thất bại là một phần tự nhiên của cuộc sống và cũng là cơ hội để con có thể rút ra các bài học, tiếp tục thử thách và phát triển bản thân. Vì vậy, hãy ngưng so sánh bản thân với những kỷ lục gia sưu tập thành công trên mạng xã hội.

Hãy nhân cơ hội để trao đổi với con về những bài học của cuộc sống. Giúp con hiểu rằng để sống hạnh phúc cũng có nhiều thứ cần quên đi, trong đó hàng đầu là những sai lầm trong quá khứ, và những lo lắng về việc người khác sẽ nghĩ gì về mình vì đó là những thứ chúng ta không thể kiểm soát được.

Hãy nói với con về khái niệm thành công mà bố mẹ kỳ vọng ở con là con trở thành một người tự tin, một người có khả năng tự định hướng, một người biết quan tâm đến người khác và những vấn đề chung của xã hội, một người có tinh thần trách nhiệm và sẵn sàng cống hiến. Vì vậy, mọi ngôi trường mà con học chỉ là phương tiện đưa con đến với thành công thôi chứ không phải là mục tiêu thể hiện sự thành công của con.

Và vì thế, hãy trao đổi với con về những con đường khác vẫn giúp con đi đến thành công. Có thể là một ngôi trường tư thục phù hợp với mong muốn và điều kiện gia đình; hoặc một cơ sở giáo dục thường xuyên phù hợp với năng lực và thiên hướng nghề nghiệp của con.

"Cách tốt nhất để mẹ có thể hỗ trợ/giúp đỡ con bây giờ là gì?"

Bên cạnh việc ở bên và nói chuyện với con, cha mẹ cũng cần chú tâm hơn để sớm nhận ra những dấu hiệu nguy cơ con đang mất cân bằng tâm lý và có thể có những hành vi thiếu suy nghĩ trong thời gian này. Đó là việc thay đổi tâm trạng nhanh, mất năng lượng, cảm giác trống rỗng, vô giá trị, mất đi hứng thú với các hoạt động sở thích, ngủ trằn trọc hoặc ngủ quá nhiều, năng lực ghi nhớ, tập trung chú ý giảm, cáu gắt quá mức.

Khi nhận ra con đang có những dấu hiệu khủng hoảng tâm lý. Đầu tiên hãy thể hiện sự quan tâm, lo lắng: “Gần đây mẹ rất lo lắng cho con”; “Gần đây mẹ nhận thấy con có chút thay đổi/khác? tình hình thế nào rồi?”

Bố mẹ có thể đặt những câu hỏi trực tiếp với từng biểu hiện đáng lo ngại sau khi trẻ thừa nhận.

"Con bắt đầu cảm thấy như thế này từ khi nào?"

"Có chuyện gì đã xảy ra khiến con cảm thấy như thế này sao? Suy nghĩ nào dẫn con đến tâm trạng này?"

"Cách tốt nhất để mẹ có thể hỗ trợ/giúp đỡ con bây giờ là gì?"

"Con đã nghĩ đến việc tìm kiếm sự trợ giúp từ những nhà tâm lý chưa? Mẹ có thể tìm giúp con một người được không?"

Đến khi con thừa nhận mình rơi vào khủng hoảng, trầm cảm thì cha mẹ có thể động viên.

“Con không cô đơn trong việc này đâu. Bố mẹ và gia đình sẽ luôn ở bên con dẫu có thế nào.”

“Có thể bây giờ con không tin vào điều này, nhưng rồi những gì con đang cảm giác thấy bây giờ sẽ thay đổi và chúng ta sẽ cảm thấy khá lên rất nhanh thôi”.

“Có thể mẹ không hiểu chính xác những gì con đang cảm thấy, nhưng mẹ quan tâm tới con và muốn giúp đỡ con. Hãy nói cho mẹ biết”

“Khi nào con thực sự nản và muốn bỏ cuộc, hãy tự nhủ với bản thân rằng con sẽ cố gắng chỉ một ngày nữa, một giờ nữa, hay một phút nữa thôi. Và hãy gọi/ nhắn tin cho mẹ”

“Con rất quan trọng đối với cuộc đời của mẹ. Cuộc đời của con quan trọng đối với cả gia đình ta”.

“Hãy cho mẹ biết làm thế nào để mẹ có thể hỗ trợ cho con một cách tốt nhất”.

Không có con người xuất sắc nào không trải qua mọi sự khắc nghiệt trong đời mà thành được cả. Kim cương phải được nung qua độ nóng nghiệt ngã nhất. Hoa đào rực rỡ phải sống qua mùa đông lạnh giá nhất. Vấn đề là không bỏ cuộc. Là đứng lên từ vấp ngã.

Việc đứng dậy từ vấp ngã sẽ dễ dàng hơn nếu các bạn tự trang bị được cho mình kỹ năng vệ sinh sức khỏe tinh thần; biết đưa ra cho bản thân những câu tự nhủ tích cực, biết tìm kiếm những sự giúp đỡ phù hợp và khoa học khi gặp những khó khăn trên con đường phát triển bản thân.

Hãy xóa bỏ những niềm tin trường công là tốt, trường tư không tốt

Hãy xóa bỏ những niềm tin trường công là tốt, trường tư không tốt nếu con đang suy nghĩ như vậy, vì trường nào cũng sẽ là trường tốt, phải đáp ứng các yêu cầu của CTGDPT mới và mỗi trường đều có những đặc trưng riêng, hệ thống trường tư sẽ giúp con có nhiều cơ hội trải nghiệm hoạt động ngoài giờ lên lớp hơn để tích lũy những kiến thức thực tế.

Điều quan trọng là không để con nản lòng, hào hứng khám phá các cơ hội học tập khác, thậm chí các phương pháp học tập khác để tiếp tục hành trình học tập suốt đời.

Có thể trong tương lai không xa, xu hướng homeschooling với các khóa học mini trực tuyến được thiết kế riêng cho từng học sinh sẽ trở nên thịnh hành với những học sinh không có cơ hội vào trường công khi chúng ta đang sống trong bối cảnh chuyển đổi số và trường học bây giờ đã không còn bị giới hạn trong 4 bức tường nữa.

Giáo dục

Hà Nội: Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
Giáo dục

Hà Nội: Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Thành phố Hà Nội sẽ xây dựng phương án hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, diện hộ nghèo, cận nghèo, vùng sâu, vùng xa…vận động học sinh quyên góp, ủng hộ sách giáo khoa cũ vào thư viện để học sinh các lớp sau, các học sinh có hoàn cảnh khó khăn được mượn và sử dụng sách giáo khoa hiệu quả.

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ đạo làm rõ vụ giáo viên Trường mầm non Ánh Dương phản ánh bị cắt xén bữa ăn
Giáo dục

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ đạo làm rõ vụ giáo viên Trường mầm non Ánh Dương phản ánh bị cắt xén bữa ăn

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã chỉ đạo UBND huyện Châu Đức khẩn trương kiểm tra, xác minh làm rõ vụ giáo viên Trường mầm non Ánh Dương phản ánh bị cắt xén bữa ăn, bảo đảm nguyên tắc xử lý dứt điểm, không né tránh, không bao che, không đối phó.

Lẵng hoa đặc biệt “quét QR” trong lễ khai giảng năm học mới của Trường Đại học Ngoại thương
Giáo dục

Lẵng hoa đặc biệt “quét QR” trong lễ khai giảng năm học mới của Trường Đại học Ngoại thương

Ngay trên sân khấu của buổi lễ khai giảng, Trường Đại học Ngoại thương đã chuẩn bị một lẵng hoa đặc biệt với thông tin tài khoản của Ban cứu trợ Trung ương - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để lan tỏa tinh thần vì cộng đồng, chung tay giúp đỡ đồng bào chịu hậu quả nặng nề sau bão Yagi.

4 “chàng trai Vàng” Olympic quốc tế Sinh học, Hóa học năm 2024 chọn Trường Đại học Y Hà Nội
Giáo dục

4 “chàng trai Vàng” Olympic quốc tế Sinh học, Hóa học năm 2024 chọn Trường Đại học Y Hà Nội

Các “chàng trai Vàng” Olympic Sinh học quốc tế (IBO) năm 2024 gồm: Nguyễn Tiến Lộc, Nguyễn Sĩ Hiếu, Đặng Tuấn Anh; cùng Nguyễn Hữu Tiến Hưng - Huy chương Vàng, thí sinh có điểm cao nhất đoàn Việt Nam tại Olympic Hóa học Quốc tế (IChO) 2024 cùng chọn theo học ngành Y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.