Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Thi 5 hay 6 môn? Lịch sử có là môn bắt buộc?

Bộ GD-ĐT đưa ra 2 lựa chọn để khảo sát ý kiến về phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: thi 6 môn với Lịch sử là môn bắt buộc và thi 5 môn với Lịch sử là môn tự chọn.

Để chuẩn bị cho báo cáo trình Thường trực Chính phủ về phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trở đi, tại Hội nghị tổng kết năm học 2022-2023, triển khai nhiệm vụ năm học 2023-2024 đối với công tác quản lý chất lượng và thanh tra, kiểm tra khối Sở GD-ĐT do Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT vừa tổ chức tại TP.Hồ Chí Minh, Bộ GD-ĐT đã đưa ra 2 lựa chọn để lấy ý kiến lãnh đạo Sở GD-ĐT các địa phương.

Theo đó, hình thức thi tốt nghiệp THPT theo môn, trong đó các môn học bắt buộc gồm Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử (đối với giáo dục phổ thông); Ngữ văn, Toán, Lịch sử (đối với giáo dục thường xuyên) và các môn học lựa chọn ở bậc THPT gồm: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ.

Tại Hội nghị, Bộ GD-ĐT đã đưa ra 2 lựa chọn để khảo sát ý kiến lãnh đạo các Sở GD-ĐT về phương án thi tốt nghiệp áp dụng đối với học sinh học theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018, tức kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 trở đi. Cụ thể:

Lựa chọn 1 gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Lịch sử và 2 môn tự chọn trong số các môn đã lựa chọn học.

Lựa chọn 2 gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 2 môn tự chọn trong số các môn đã được học, trong đó có cả môn Lịch sử.

Trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, thầy Nguyễn Quang Tùng, Hiệu trưởng Trường THCS và THPT M.V Lômônôxốp (Hà Nội) chia sẻ, các thầy cô trong trường đã có những chia sẻ, trao đổi với học sinh đang học lớp 11 - nhóm học sinh sẽ tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 liên quan đến 2 phương án lựa chọn Bộ GD-ĐT đã đưa ra.

Theo đó, đa số các em đều bày tỏ sự yêu thích đối với lựa chọn 2 (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ là môn bắt buộc; Lịch sử và một môn học khác là môn tự chọn).

“Lịch sử rõ ràng là môn học rất quan trọng. Tuy nhiên, quan điểm cá nhân thì tôi vẫn mong muốn học sinh có nhiều lựa chọn hơn, do vậy tôi cũng chọn phương án 2”, thầy Tùng nêu ý kiến.

Thi tốt nghiệp THPT: Nên để Lịch sử là môn bắt buộc hay lựa chọn? -0
Hai lựa chọn: thi tốt nghiệp THPT 6 môn với Lịch sử là môn bắt buộc và thi 5 môn với Lịch sử là môn tự chọn được Bộ GD-ĐT đưa ra lấy ý kiến khảo sát (Hình minh hoạ: Quốc Việt)

Cô Khúc Thị Huệ, Hiệu trưởng Trường THPT Ngọc Hồi (Hà Nội) thì cho biết, khi Bộ GD-ĐT đưa ra 2 lựa chọn để khảo sát ý kiến về phương án thi tốt nghiệp THPT, trong giáo viên cũng có 2 luồng ý kiến. Tuy nhiên, số đông thầy cô thích phương án 2 hơn, tức đưa Lịch sử vào môn lựa chọn.

“Các thầy cô cho rằng vì Toán, Văn, Ngoại ngữ - 3 môn cơ bản đã là môn bắt buộc rồi, nếu Lịch sử cũng là môn bắt buộc nữa thì các học sinh theo khối Tự nhiên sẽ phải học hơi nhiều, áp lực nhiều hơn cho các em. Vì ngoài ôn thi 4 môn bắt buộc (Toán, Văn, Ngoại ngữ, Lịch sử), các em sẽ phải ôn thi thêm 2 môn trong khối Tự nhiên của mình nữa”, cô Huệ chia sẻ.

Thầy Hoàng Văn Hà, Hiệu trưởng Trường THPT Nghĩa Minh (Nam Định) lại đưa ra quan điểm cá nhân thiên về ủng hộ lựa chọn 1 (4 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Lịch sử và 2 môn tự chọn trong số các môn đã lựa chọn học). Theo thầy Hà, môn Lịch sử có vai trò rất quan trọng, nên được đưa vào môn bắt buộc để giữ gìn truyền thống dân tộc.

Việc môn Lịch sử trở thành môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT có thể giúp học sinh chú tâm vào môn học này hơn; các nhà trường dành thời gian tổ chức ôn tập, từ đó giúp các em có thêm nền tảng kiến thức và đạt được kết quả cao hơn trong môn Lịch sử. Ngược lại nếu Lịch sử là môn tự chọn, nhiều học sinh có thể có tâm lý “không thi thì không học” và chỉ tập trung vào những môn để sau này xét tuyển đại học.

Trước đó, phát biểu tại Hội nghị tổng kết năm học 2022 - 2023, triển khai nhiệm vụ năm học 2023-2024, tổ chức hôm 18.8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ GD-ĐT sớm công bố Phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 để các thầy giáo, cô giáo và học sinh có định hướng cho hoạt động dạy, học và ôn thi, tạo sự yên tâm cho phụ huynh học sinh.

Đổi mới thi theo hướng nhẹ nhàng, giảm áp lực, giảm tốn kém cho xã hội nhưng phải đảm bảo chất lượng.

Giáo dục

Bộ GD-ĐT: Ông Vương Tấn Việt thừa nhận sử dụng bằng cấp ba bổ túc văn hoá không hợp pháp
Giáo dục

Bộ GD-ĐT: Ông Vương Tấn Việt thừa nhận sử dụng bằng cấp ba bổ túc văn hoá không hợp pháp

Kết quả xử lý văn bằng của ông Vương Tấn Việt xác định ông đã sử dụng bằng cấp ba bổ túc văn hoá không hợp pháp. Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học liên quan khẩn trương thu hồi văn bằng đã cấp cho ông Vương Tấn Việt theo quy định của pháp luật.

Dự kiến có 3 phương thức tuyển sinh vào lớp 10, cấp THCS thực hiện xét tuyển
Giáo dục

Dự kiến có 3 phương thức tuyển sinh vào lớp 10, cấp THCS thực hiện xét tuyển

Ngày 21.10, Bộ GD-ĐT đã công bố Dự thảo Thông tư ban hành Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông và bắt đầu lấy ý kiến rộng rãi của xã hội về nội dung này. Dự kiến có 3 phương thức tuyển sinh và thực hiện 3 môn thi vào lớp 10, cùng với đó tuyển sinh cấp THCS bằng phương thức xét tuyển. 

Trường Đại học Điện lực hỗ trợ em Thào Thị Nhè 6 triệu đồng/tháng (24 tháng), tổng cộng là 144 triệu đồng
Giáo dục

Trường Đại học Điện lực chắp cánh ước mơ cho nữ sinh mồ côi sau bão, lũ ở Lào Cai

Trường Đại học Điện lực vừa tổ chức đoàn công tác thăm và làm việc với huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai) về việc nhận nuôi em Thào Thị Nhè. Tiếp và làm việc với đoàn có Bí thư Huyện ủy Bát Xát Nguyễn Trung Triều; Hiệu trưởng Trường THPT số 2 Bát Xát Nguyễn Văn Quảng cùng tập thể giáo viên nhà trường và em Thào Thị Nhè.

Dãy 4 phòng học tạm tại Trường Tiểu học Nghĩa Tâm, huyện Văn Chấn, Yên Bái
Giáo dục

Kiên cố hoá trường lớp để nâng cao chất lượng giáo dục

Thực hiện chủ trương của Đảng và các chính sách của Nhà nước về đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, công tác huy động các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước để kiên cố hoá trường, lớp học đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, thực tế, số phòng, lớp học chưa được kiên cố vẫn còn khá lớn.

Trường Đại học Thương mại tổ chức Hội thảo Quản lý Chuỗi Cung Ứng quốc tế VSSCM-2024
Giáo dục

Trường Đại học Thương mại tổ chức Hội thảo Quản lý Chuỗi Cung Ứng quốc tế VSSCM-2024

Từ ngày 21 - 22.10, Trường Đại học Thương mại phối hợp cùng Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global) đồng tổ chức Hội thảo Khoa học Quốc tế “Quản lý Chuỗi Cung Ứng lần thứ 3” (VSSCM-2024) - một trong những sự kiện học thuật hàng đầu về chuỗi cung ứng tại khu vực.

Trường Đại học Lao động - Xã hội chào đón hơn 2800 tân sinh viên năm học mới
Giáo dục

Trường Đại học Lao động - Xã hội chào đón hơn 2800 tân sinh viên năm học mới

Trường Đại học Lao động - Xã hội (ULSA) vừa tổ chức chương trình chào đón hơn 2.800 tân sinh viên năm học 2024-2025 với chủ đề “Newcomer2024”. Sự kiện do Đoàn TN – Hội Sinh viên trường tổ chức để chúc mừng các tân sinh viên đã vượt qua vũ môn, xuất sắc bước vào đại gia đình ULSAers.