Từ những việc cụ thể thấy được tầm vóc lớn lao của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

NGUYỄN VĂN PHÚC - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, Ủy viên Đoàn Thư ký Kỳ họp, Phó Trưởng Ban biên tập Hiến pháp

Thế hệ cán bộ của chúng tôi ở Quốc hội thường gọi Chủ tịch Quốc hội, sau này là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, là “Bác” hay “bác Trọng”. Bác khi nào cũng xưng “anh” với chúng tôi, giống như người anh lớn ở trong gia đình, rất gần gũi, thân thương. Cảm nhận của cá nhân tôi về Bác Nguyễn Phú Trọng rất sâu đậm.

Mặc dù tôi chỉ là một cán bộ bình thường, nhưng lại có cơ hội được làm việc cùng Bác Trọng và có những ấn tượng đặc biệt không thể nào quên về Bác. Đây là niềm vinh dự to lớn, là may mắn trong cuộc đời công tác của tôi. Trong khuôn khổ bài này, tôi chỉ xin kể lại một số ấn tượng sâu sắc.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội Khóa XIII. Ảnh: TTXVN
Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội Khóa XIII. Ảnh: TTXVN

Ấn tượng sâu sắc đầu tiên, đó là ngay đầu nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XII, Bác Trọng đã có cuộc gặp gỡ, làm việc với Thường trực Ủy ban Kinh tế do anh Hà Văn Hiền làm Chủ nhiệm để tìm hiểu về tổ chức và hoạt động của Ủy ban chúng tôi và lắng nghe đề xuất, nguyện vọng của các ĐBQH và cán bộ tham mưu phục vụ. Chúng tôi rất vui mừng, phấn khởi khi được Bác quan tâm đến Ủy ban. Bác Trọng đã dành hẳn một buổi để tìm hiểu rất kỹ về Ủy ban. Bởi, bác cho rằng, Ủy ban Kinh tế có vị trí, vai trò và nhiệm vụ rất quan trọng trong Quốc hội.

Trong quá trình làm việc, bác Trọng đã đặt ra những câu hỏi, những vấn đề khiến chúng tôi rất ngạc nhiên, cho thấy Bác không chỉ có những tư duy sâu sắc trong lĩnh vực chính trị, tư tưởng mà cả trong lĩnh vực kinh tế.

Mặc dù chỉ làm việc một buổi nhưng Bác Trọng đã gợi mở, đặt ra cho chúng tôi rất nhiều vấn đề lớn. Cuối buổi làm việc, Bác nói thêm hai điều khiến mọi người rất bất ngờ.

Thứ nhất, về tổ chức, một vấn đề từ trước đến nay chưa được chú ý, quan tâm thực sự đó là các Tiểu ban của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội. Theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội thành lập các Tiểu ban để nghiên cứu, chuẩn bị các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của Hội đồng, Ủy ban. Trưởng Tiểu ban phải là thành viên của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban, các thành viên khác có thể không phải là thành viên của Hội đồng, Ủy ban hoặc không phải là đại biểu Quốc hội.

Luật quy định như vậy là để ngoài các ĐBQH, có thể và cần thu hút một cách chính danh các chuyên gia, nhà khoa học đóng góp kiến thức, kinh nghiệm cho Quốc hội. Vì, nếu chỉ có đại biểu Quốc hội thôi thì chưa đủ, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội và rộng hơn là Quốc hội rất cần có kiến thức, kinh nghiệm chuyên sâu thuộc các lĩnh vực khác nhau.

Lúc đó, đây quả là một vấn đề rất lớn, bởi Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội nói chung cần phải có hình thức huy động, sử dụng kiến thức, kinh nghiệm sâu rộng của các chuyên gia, nhà khoa học. Bác Trọng đã phát hiện từ góc độ tổ chức và tuy là câu hỏi về Tiểu ban, nhưng nội hàm tư tưởng lại rất lớn.

Kết thúc buổi làm việc, Bác nói, hôm nay chỉ nêu câu hỏi như vậy, vấn đề này chúng ta sẽ tiếp tục trao đổi ý kiến nhé.

Thứ hai, Bác nói “Tôi rất quan tâm đến các Tổng công ty và Tập đoàn kinh tế nhà nước, đề nghị Thường trực Ủy ban Kinh tế giúp tôi tìm hiểu sâu hơn sự hình thành và phát triển từ các Xí nghiệp liên hiệp, Liên hiệp xí nghiệp đến các Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế nhà nước ở nước ta”.

Chỉ một chi tiết nhỏ, nhưng đã cho thấy, bác Trọng không chỉ là một nhà lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước mà còn là một nhà nghiên cứu, nhà khoa học, do đó, muốn tìm hiểu vấn đề một cách căn cơ, có tính lịch sử.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền khi đó đã giao cho tôi và cán bộ Vụ Kinh tế, Văn phòng Quốc hội nghiên cứu công phu và có báo cáo khá đầy đủ gửi Bác.

Càng về sau này chúng tôi càng hiểu, vì sao mà Bác Trọng đã rất chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và ban hành rất có chất lượng và hiệu quả các Nghị quyết của Trung ương về phát triển kinh tế của đất nước, về các thành phần kinh tế, trong đó có doanh nghiệp nhà nước. 

Ấn tượng thứ hai là khi Quốc hội thảo luận và quyết định chưa tán thành Chủ trương đầu tư Dự án đường sắt cao tốc Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh tại Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XII. Lúc đó, các ĐBQH chủ yếu quan tâm đến việc nền kinh tế có đủ nguồn lực để đầu tư đường sắt cao tốc với tổng vốn đầu tư là 56 tỷ USD (lớn nhất từ trước tới thời điểm đấy), có hiệu quả hay không? Tuyến đường sắt cao tốc này sẽ chạy qua các tỉnh, thành phố nào trước? Giá vé cao như vậy thì sẽ phục vụ ai?... Đã có nhiều ý kiến ĐBQH phát biểu quyết liệt bày tỏ không tán thành với chủ trương đầu tư dự án khổng lồ này.

Trong quá trình xem xét, thảo luận, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cùng Đảng đoàn Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội luôn tôn trọng, chú ý lắng nghe các ý kiến phát biểu, 3 lần thăm dò ý kiến của các ĐBQH, đồng thời lắng nghe ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các chuyên gia, nhà khoa học.

Từ những việc cụ thể thấy được tầm vóc lớn lao của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng -0
Quốc hội quyết định chưa tán thành Chủ trương đầu tư Dự án đường sắt cao tốc Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh tại Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XII. Ảnh: TTXVN

Kết quả cho thấy, đa số ĐBQH biểu quyết không tán thành chủ trương đầu tư dự án này vào thời gian trên và yêu cầu Chính phủ tiếp tục nghiên cứu và có đầy đủ luận chứng thuyết phục. Dư luận chung lúc đó đồng tình với quyết định của Quốc hội và đánh giá cao sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành dân chủ, cẩn trọng của Đảng đoàn Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đặc biệt là Chủ tịch Quốc hội.

Ấn tượng sâu sắc thứ ba là trong quá trình soạn thảo, thông qua Hiến pháp năm 2013. Ngoài việc lãnh đạo, chỉ đạo ban hành các Nghị quyết, Kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị về xây dựng Hiến pháp, phát biểu chỉ đạo tại các Hội nghị trên cương vị là Tổng Bí thư, bác Nguyễn Phú Trọng còn trực tiếp rà soát vô cùng cẩn thận từng điều khoản, từng câu chữ cụ thể của Bản dự thảo Hiến pháp trước khi trình Quốc hội thông qua.

Bác luôn luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của Hiến pháp thể chế hóa Cương lĩnh của Đảng, thể hiện ý Đảng, lòng Dân và là văn kiện chính trị - pháp lý quan trọng nhất của quốc gia, chế độ. Trước hôm Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp trình Quốc hội thông qua Hiến pháp năm 2013, với trách nhiệm là Phó Trưởng Ban Biên tập Hiến pháp, tôi được phân công ngồi cạnh bác Trọng khi Bác rà soát lần cuối bản Dự thảo Hiến pháp. Có những câu chữ Bác đồng ý có ý nghĩa rất lớn. 

Đơn cử như nội dung về các thành phần kinh tế, trong Nghị quyết của Đảng thường viết “các thành phần kinh tế bình đẳng”. Ban Biên tập báo cáo và được Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đồng ý ghi tại Điều 51: “Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng”.

Khi đọc đến câu này, tôi thấy bác Trọng dừng lại suy nghĩ, bút chỉ vào từ chủ thể. Tôi xin phép Bác được báo cáo rằng, Ban Biên tập và Ủy ban Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp dùng thuật ngữ “chủ thể” là để phù hợp về mặt pháp lý, Hiến pháp xác định các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, tức là bình đẳng giữa các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Còn trong các thành phần kinh tế thì kinh tế nhà nước vẫn chủ đạo.

Nghe tôi báo cáo như vậy, bác Trọng đồng ý đề xuất của Ban Biên tập và Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Sau này trong một số bài phát biểu, tôi thấy bác Trọng và các Lãnh đạo Đảng và Nhà nước dùng cụm từ này của Hiến pháp.

Một nội dung khác là Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) không có quy định để cho phép thành lập thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, trong khi đó có quy định về thành phố thuộc tỉnh. Do đó, khi tỉnh Hà Tây sáp nhập vào TP. Hà Nội thì thành phố Hà Đông phải chuyển thành quận và thành phố Sơn Tây phải chuyển lại thành thị xã thuộc TP. Hà Nội. Còn TP. Hồ Chí Minh có Đề án thành lập thành phố thuộc TP. Hồ Chí Minh thì thời điểm đó chưa được Trung ương chấp thuận.

Trong Bản Dự thảo Hiến pháp mà bác đang rà soát cũng không có quy định này vì chưa thuyết phục được đa số ĐBQH mặc dù Ban Biên tập và Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp có đề xuất. Tôi báo cáo với bác Trọng, có nhiều kiến nghị cho rằng thành phố trực thuộc Trung ương trong tương lai không chỉ có quận, huyện, thị xã mà sẽ có cả thành phố trực thuộc.

Ví dụ như Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội thì khu vực ngoại thành là một vùng nông thôn rộng lớn, quá trình đầu tư phát triển, đô thị hóa mạnh mẽ sẽ hình thành các đô thị là thành phố thuộc Hà Nội theo quy luật khách quan. Do đó, cần bổ sung quy định trong Hiến pháp làm căn cứ cho phép thành lập thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương như Hà Nội và đừng để như thành phố Sơn Tây do về với Hà Nội mà phải chuyển lại thành thị xã.

Bác Trọng nghe xong liền hỏi, bây giờ phải dùng từ gì cho phù hợp? Tôi báo cáo với Bác: Hiến pháp năm 1980 dùng cụm từ “đơn vị hành chính tương đương”. Bác đồng ý ngay và tự tay ghi cụm từ này vào điều quy định về các đơn vị hành chính và được Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp trình Quốc hội thông qua.

Theo đó, tại Điều 110, Hiến pháp năm 2013 quy định “Thành phố trực thuộc Trung ương được chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương” và được cụ thể hóa trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Cụm từ “đơn vị hành chính tương đương” này có tính chất mở, cho phép phát triển các mô hình đô thị mới trong bối cảnh mà ở thời điểm đó chúng ta chưa hình dung và chưa dự báo được hết.

Nhờ quy định đó của Hiến pháp 2013, TP. Thủ Đức thuộc TP. Hồ Chí Minh đã được thành lập. Trong tương lai, TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh sẽ có thêm các thành phố tương tự.

Những việc làm rất cụ thể như vậy đã để lại trong tôi ấn tượng rất sâu sắc về bác Trọng - một nhà lãnh đạo, nhà lý luận, nhà khoa học rất tôn trọng và chú ý lắng nghe ý kiến của mọi người, cho thấy tầm vóc lớn lao của Tổng Bí thư. Đó là phẩm chất của một bậc trí tuệ kiệt xuất, nhìn xa trông rộng và luôn đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên trên hết và trước hết.

NGỌN LỬA LUÔN CHÁY RỰC
Kính tặng Tổng Bí thư, ĐBQH Nguyễn Phú Trọng

Huy hiệu đỏ mãi thắm tươi trên ngực

Tổ quốc tin yêu, trao phó cho Người  

Như ngọn lửa trong tim luôn cháy rực

Nguyện vì Dân tranh đấu suốt đời!

     MINH SAN

Theo dòng sự kiện

Đoàn công tác của Ban Bí thư Trung ương Đảng kiểm tra công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai tại Hà Giang
Theo dòng sự kiện

Đoàn công tác của Ban Bí thư Trung ương Đảng kiểm tra công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai tại Hà Giang

Sáng 12.9, Đoàn công tác của Ban Bí thư Trung ương Đảng do Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thượng tướng Trịnh Văn Quyết làm Trưởng đoàn đã kiểm tra công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

Toàn diện, thực chất, đưa ra những định hướng hợp tác cụ thể cho quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga trong tình hình mới
Chính trị

Toàn diện, thực chất, đưa ra những định hướng hợp tác cụ thể cho quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga trong tình hình mới

Với khoảng 30 hoạt động chính thức, chuyến thăm Liên bang Nga của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước ta đã thành công tốt đẹp. Kết quả chuyến thăm một lần nữa khẳng định, hợp tác liên nghị viện là một trụ cột rất quan trọng và đang không ngừng được củng cố, phát triển mạnh mẽ, góp phần thiết thực thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Nga, trong đó có hợp tác giữa Quốc hội/Nghị viện hai nước.

Báo chí hàng đầu của Nga đưa tin đậm nét chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội
Theo dòng sự kiện

Báo chí hàng đầu của Nga đưa tin đậm nét chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội

Các kênh truyền hình, cổng thông tin chính thức của Duma Quốc gia, Hội đồng Liên bang và các hãng thông tấn, báo chí lớn của Nga (Tass, Ria - Novosti, Gazeta, Pnp, Ramble, Rutube, Vz, riamediabank, Rossaprimavera, Ridus, EADaily.com/ru, Rg.ru, 1Tv.ru ) tích cực đăng bài, hình ảnh đưa tin trước, trong và sau chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Truyền thông Nga: Củng cố hợp tác liên nghị viện - con đường làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác chiến lược Nga - Việt
Theo dòng sự kiện

Truyền thông Nga: Củng cố hợp tác liên nghị viện - con đường làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác chiến lược Nga - Việt

Trong thời gian thăm, làm việc tại Nga theo lời mời của Chủ tịch Duma Quốc gia V. Volodin và Chủ tịch Hội đồng liên bang V. Matvienko từ ngày 8- 10.9, các kênh truyền hình, hãng thông tấn, báo chí lớn của Nga đồng loạt đăng tải nhiều bài viết, hình ảnh... phản ánh, bình luận về chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, trong đó trích lời Chủ tịch Duma Quốc gia việc cơ quan lập pháp hai nước củng cố hợp tác liên nghị viện sẽ là con đường để giúp làm sâu sắc hơn Quan hệ Đối tác chiến lược Nga - Việt.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác đã đã đến kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống lũ tại Bắc Giang
Theo dòng sự kiện

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống lũ tại Bắc Giang

Ngày 10.9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác đã đã đến kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống lũ tại Bắc Giang. Ngay sau khi thị sát thực tế, thăm hỏi, động viên bà con vùng lũ xã Vân Hà, thị xã Việt Yên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với lãnh đạo tỉnh Bắc Giang và thị xã Việt Yên.

Đại sứ Đặng Minh Khôi: "Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn được Việt Nam và Liên bang Nga hết sức coi trọng, chuẩn bị kỹ lưỡng"
Theo dòng sự kiện

Đại sứ Đặng Minh Khôi: "Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn được Việt Nam và Liên bang Nga hết sức coi trọng, chuẩn bị kỹ lưỡng"

Nhận lời mời của Chủ tịch Duma Quốc gia Quốc hội Liên bang Nga Vyacheslav Victorovich Volodin, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam sẽ thăm chính thức Liên bang Nga từ ngày 8 - 10.9. Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trên cương vị mới, cũng là chuyến thăm cấp cao nhất của lãnh đạo Việt Nam đến Liên bang Nga trong năm nay.

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8
Theo dòng sự kiện

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8

Chiều 7.9, tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ họp báo thường kỳ dưới sự chủ trì của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn. Tại họp báo, đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành đã thông tin mới nhất về tình hình cơn bão số 3 (Yagi).

Báo Độc lập của Nga: Các nhà lập pháp Nga và Việt Nam muốn đưa mối quan hệ đi vào thực chất hơn
Việt Nam và các nước

Báo Độc lập của Nga: Các nhà lập pháp Nga và Việt Nam muốn đưa mối quan hệ đi vào thực chất hơn

Nhận lời mời của Chủ tịch Duma Quốc gia V.V. Volodin và Chủ tịch Hội đồng Liên bang, Quốc hội Liên bang Nga Valentina Ivanovna Matvienko, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam sẽ thăm chính thức Liên bang Nga và đồng chủ trì Phiên họp lần thứ ba Ủy ban Hợp tác liên Nghị viện Việt Nam-Liên bang Nga từ ngày 8-10.9.

Nhân dịp này, tờ Độc lập của Nga đã đăng bài viết, trong đó đánh giá các nhà lập pháp Nga và Việt Nam đang nỗ lực đưa mối quan hệ đi vào thực chất hơn.

Nhà báo Nga: Nga và Việt Nam là Đối tác Chiến lược và những người bạn thực sự
Việt Nam và các nước

Nhà báo Nga: Nga và Việt Nam là Đối tác Chiến lược và những người bạn thực sự

Trước thềm chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu, nhà báo Pavel Vinodurov đã có bài viết trên tạp chí Thế giới đa cực về ý nghĩa của chuyến thăm. Nhà báo Vinodurov nhận định chuyến thăm sắp tới của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn là một bước phát triển quan trọng để củng cố quan hệ toàn diện giữa hai nước Việt Nam - Nga.

Lãnh đạo các nước gửi điện, thư chúc mừng kỷ niệm 79 năm Quốc khánh Việt Nam
Theo dòng sự kiện

Lãnh đạo các nước gửi điện, thư chúc mừng kỷ niệm 79 năm Quốc khánh Việt Nam

Nhân dịp kỷ niệm 79 năm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2.9.1945 - 2.9.2024), lãnh đạo các nước Brunei Darussalam, Cộng hòa Indonesia, Malaysia, Cộng hòa Philippines, Vương quốc Thái Lan, Đại Hàn Dân quốc, Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia đã có điện và thư mừng gửi lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam.

Truyền thông Mexico đánh giá về nguồn cội đưa con thuyền cách mạng Việt Nam đến vinh quang
Theo dòng sự kiện

Truyền thông Mexico đánh giá về nguồn cội đưa con thuyền cách mạng Việt Nam đến vinh quang

Chính sách luôn coi người dân là ưu tiên hàng đầu cùng việc duy trì phát triển kinh tế đi đôi công bằng xã hội, không làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo chính là chìa khóa để Việt Nam đạt được những thành tựu phi thường trong gần 8 thập kỷ qua, trang thông tin Voces Del Periodista của Mexico nhấn mạnh trong bài viết đăng trên số ra đầu tháng 9 nhân kỷ niệm 79 năm Quốc khánh Việt Nam (2.9.1945-2.9.2024).

Chủ tịch Thượng viện Australia Sue Lines: Hợp tác Quốc hội làm sâu sắc hơn tình hữu nghị Việt Nam - Australia
Theo dòng sự kiện

Chủ tịch Thượng viện Australia Sue Lines: Hợp tác Quốc hội làm sâu sắc hơn tình hữu nghị Việt Nam - Australia

Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Thượng viện Australia Sue Lines thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24 - 30.8.2024. Nhân dịp này, Chủ tịch Thượng viện Australia Sue Lines đã có cuộc trao đổi với báo chí Việt Nam về những nội dung liên quan đến chuyến thăm cũng như quan hệ hợp tác hai nước, trong đó có hợp tác Nghị viện.