Thêm thông tin thực tế, căn cứ kết luận giám sát

Tại Hội thảo nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của HĐND các cấp theo Nghị quyết số 594/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Thường trực HĐND tỉnh Hải Dương tổ chức vừa qua, nhiều cách làm hiệu quả đã được chia sẻ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát quyền lực; trong đó có việc tăng cường khảo sát để thêm thông tin thực tế, trực quan minh họa sinh động, căn cứ kết luận giám sát; đặc biệt, cần trực tiếp kiểm tra việc thực hiện kết luận giám sát như các vi phạm về đất đai, môi trường…

Xây dựng mối quan hệ phối hợp chặt chẽ

Để nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát, theo Ban Pháp chế HĐND tỉnh Hải Dương, cùng với phát huy vai trò của Thường trực HĐND trong hoạt động giám sát để tránh trùng lặp, chồng chéo về nội dung, đối tượng và thời gian giám sát, cần nghiên cứu xây dựng, ban hành quy chế phối hợp trong hoạt động giám sát giữa các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc với cơ quan quản lý nhà nước. Trong đó, cụ thể hóa nội dung, chương trình, kế hoạch công tác giữa các bên, định kỳ sơ kết, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm.

Thêm thông tin thực tế, căn cứ kết luận giám sát -0
Các đại biểu tham dự Hội thảo Nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của HĐND các cấp do Thường trực HĐND tỉnh Hải Dương tổ chức. Ảnh: Lê Tuyết

Cũng về nội dung này, theo chia sẻ tại hội nghị, ngay từ đầu nhiệm kỳ, Thường trực HĐND, UBND và Ban Thường trực Ủy ban MTTQ thành phố Hải Dương đã ký kết Nghị quyết liên tịch ban hành quy chế phối hợp công tác giữa ba cơ quan, xác định rõ 13 nội dung phối hợp và trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi chủ thể tham gia. Qua đó, công tác phối hợp của 3 cơ quan được duy trì thực hiện thường xuyên, liên tục, giúp cho việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương, thực hiện chức năng nhiệm vụ của các cơ quan tham gia được đồng bộ, kịp thời và hiệu quả, trong đó có hoạt động giám sát của HĐND. Hiệu quả rõ nét là sự phối hợp, tiếp thu kết quả giám sát từ Tổ đại biểu HĐND tỉnh ứng cử trên địa bàn thành phố, các Tổ đại biểu HĐND thành phố và Thường trực HĐND các phường, xã.

 “Mắt xích xâu chuỗi các dữ liệugiám sát

Thường trực HĐND huyện Nam Sách nhấn mạnh: trong hoạt động giám sát của Thường trực, các Ban HĐND huyện, việc tổ chức khảo sát nhằm làm sáng tỏ các nội dung giám sát là cơ sở ban đầu, định hướng cho giám sát; cung cấp số liệu, có thêm nhiều thông tin thực tế, tạo thêm “mắt xích” để xâu chuỗi các dữ liệu giám sát. Đặc biệt, khảo sát còn nhằm mục đích dự báo trước kết quả thực hiện nhiệm vụ của đơn vị chịu sự giám sát về nội dung đang giám sát. Các ý kiến, kiến nghị, hình ảnh ghi được trong quá trình khảo sát chính là trực quan minh họa sinh động, dữ liệu hữu ích và là căn cứ để kết luận giám sát.

Theo đó, khi tiến hành khảo sát, phải xem xét, đối chiếu trên thực tế với đối tượng, thời gian, địa điểm cụ thể. Trong đó, báo cáo của đối tượng khảo sát, các báo cáo của cơ quan quản lý chỉ mang tính chất tham khảo. Để hoạt động khảo sát hiệu quả, cần đến tận nơi, “đến tận ngõ gõ tận cửa” của hiện trường thực tế liên quan đến nội dung vấn đề khảo sát, đối chiếu với những thông tin đã có (cả thông tin chính thống như báo cáo, thông báo... của cơ quan nhà nước và thông tin chưa chính thống như thông tin trong dư luận...). Từ đó, đưa ra kết luận và có kiến nghị xác đáng.

Phạm vi và đối tượng khảo sát không phù hợp thì kết quả khảo sát không hiệu quả, thông tin thu được sẽ thiếu chắc chắn. Nếu phạm vi và đối tượng khảo sát quá rộng thì thông tin bị loãng, nếu quá hẹp thì dễ dẫn đến đánh giá phiến diện. Do đó, việc xác định phạm vi và đối tượng khảo sát phải được cân nhắc, có chọn lọc cho phù hợp với nội dung, hình thức khảo sát, bảo đảm nguồn tin thu được có cơ sở thực tiễn và khoa học.

Hoạt động khảo sát bảo đảm khách quan, công khai, minh bạch, hiệu quả; không làm cản trở đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân được khảo sát; có thể tổ chức buổi khảo sát riêng trước khi tiến hành giám sát trực tiếp. Cần thiết có thể tổ chức khảo sát lại đối với một số địa điểm thực tế trước khi đoàn giám sát báo cáo kết quả giám sát với Thường trực HĐND, để Thường trực HĐND có ý kiến với các cơ quan quản lý về nội dung của kết quả giám sát.

Thông thường, sau khi kết thúc cuộc giám sát, đoàn giám sát báo cáo Thường trực HĐND huyện để nghe và cho ý kiến, sau đó trình kỳ họp hoặc ban hành thông báo các kiến nghị với các cơ quan, đơn vị liên quan. Tuy nhiên, qua khảo sát, nếu "hiện trường" có dấu hiệu rõ về vi phạm các quy định của pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì đoàn giám sát yêu cầu áp dụng các biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật ngay trong thời gian khảo sát - Thường trực HĐND huyện Nam Sách chia sẻ.

Trực tiếp kiểm tra những vụ việc phức tạp

Tại Hội thảo, các địa phương cũng chia sẻ kinh nghiệm nâng cao hiệu quả theo dõi, đôn đốc việc thực hiện nghị quyết, kết luận, kiến nghị giám sát - khâu then chốt quyết định hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát. Theo đó, để các cơ quan, đơn vị, địa phương phải quan tâm và nghiêm túc thực hiện nghị quyết, các kiến nghị giám sát, trước và sau các cuộc giám sát, Thường trực, các Ban HĐND huyện Ninh Giang thực hiện nghiêm việc công khai các văn bản như: chương trình, nghị quyết, kế hoạch, báo cáo, kết luận giám sát, khảo sát... Việc công khai này cũng buộc Thường trực, hai Ban và thành viên các đoàn giám sát HĐND huyện phải tự nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của mình.

Thường trực HĐND huyện Kim Thành nhấn mạnh: nội dung Kết luận trực tiếp tại phiên giải trình đánh giá rõ ưu điểm, khuyết điểm, tồn tại hạn chế, trách nhiệm và lộ trình để từng tổ chức, cá nhân và các ngành liên quan tập trung chỉ đạo giải quyết tiếp; những nội dung đã thống nhất thời gian giải quyết, đến trước kỳ họp thường lệ gần nhất của HĐND huyện mà chưa được giải quyết đúng thời gian đã thống nhất, thì sẽ đưa ra chất vấn tại kỳ họp HĐND huyện. Còn theo Thường trực HĐND huyện Bình Giang, bên cạnh quy định rõ mốc thời gian, cần theo dõi việc thực hiện các kết luận, kiến nghị giám sát bằng nhiều hình thức và qua nhiều kênh thông tin. Đặc biệt, trực tiếp kiểm tra đối với việc thực hiện kết luận giám sát như các vi phạm về đất đai, môi trường…

Hội đồng nhân dân

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Giang Hoàng Văn Vịnh
Hội đồng nhân dân

Kỳ vọng các giải pháp căn cơ tháo gỡ "điểm nghẽn"

Với điều hành khoa học, bảo đảm yêu cầu về thời gian cho người hỏi và người trả lời của Chủ tọa, ngày thứ nhất Phiên chất vấn và trả lời chất vấn Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV diễn ra trong không khí sôi nổi. Theo dõi phiên họp, đại diện cơ quan dân cử địa phương cho rằng: các đại biểu Quốc hội đã rất trách nhiệm, đặt câu hỏi "trúng" vấn đề đông đảo cử tri, Nhân dân quan tâm; các bộ trưởng, "tư lệnh " ngành đã trả lời công tâm, sát câu hỏi đưa ra, đề ra các giải pháp thiết thực. Đồng thời, kỳ vọng vào các giải pháp căn cơ tháo gỡ những "điểm nghẽn" của nền kinh tế - xã hội.

Lựa chọn các ngành, nghề thị trường có nhu cầu
Diễn đàn

Lựa chọn các ngành, nghề thị trường có nhu cầu

Khảo sát Việc hỗ trợ lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, Ban Dân tộc HĐND tỉnh Gia Lai đề nghị UBND tỉnh chú trọng đến các ngành, nghề thị trường lao động nước ngoài có nhu cầu tuyển dụng; xem xét mở rộng đối tượng thụ hưởng nội dung “Hỗ trợ tham gia khóa đào tạo bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ và các thủ tục đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng” đối với người lao động là người dân tộc Kinh sinh sống trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.

Thí điểm đô thị văn minh, bảo đảm thụ hưởng của người dân
Hội đồng nhân dân

Thí điểm đô thị văn minh, bảo đảm thụ hưởng của người dân

Tại buổi làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh, Trưởng đoàn giám sát HĐND tỉnh Đồng Nai - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Thị Bích Hằng đề nghị UBND tỉnh tổ chức tổng kết, đánh giá, tập trung tháo gỡ những tiêu chí còn vướng; thí điểm chương trình đô thị văn minh hiện đại tại một số phường, bảo đảm sự thụ hưởng của người dân…

 HĐND tỉnh Ninh Bình giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về hoạt động xả thải trên địa bàn.
Hội đồng nhân dân

Quy định cụ thể quy trình, thẩm quyền, phạm vi và chủ thể giám sát ở từng cấp

Phạm Hồng Thái - Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Ninh Bình

Giám sát là một trong 2 chức năng cơ bản của HĐND, là cơ sở để HĐND thực hiện tốt chức năng quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương. Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động này, việc sửa đổi Luật Hoạt động Giám sát của Quốc hội và HĐND cần phân định các cấp độ giám sát của HĐND, Thường trực, các Ban của HĐND; đồng thời, quy định cụ thể quy trình, thẩm quyền, phạm vi và chủ thể giám sát ở từng cấp tỉnh, huyện, xã để tạo sự thống nhất, là cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý cho hoạt động giám sát chuyên đề của HĐND các cấp.

Quang cảnh kỳ họp
Hội đồng nhân dân

Thông qua quyết sách đột phá, khơi thông nguồn lực

Với phương châm “đổi mới, chủ động, linh hoạt, đồng hành và trách nhiệm” cùng UBND tỉnh triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị chung của địa phương; sau thời gian khẩn trương, tích cực chuẩn bị, HĐND tỉnh Long An Khóa X đã vừa tổ chức thành công Kỳ họp thứ 20 (kỳ họp chuyên đề lần thứ 6 - năm 2024).

Toàn cảnh thành phố Yên Bái nhìn từ trên cao
Diễn đàn

Kỳ cuối: Cán bộ có tâm, người dân hạnh phúc

Xin được khép lại câu chuyện thể hiện quyết tâm đổi mới phương thức hoạt động của HĐND tỉnh Yên Bái với điểm nhấn là các nghị quyết, chính sách được ban hành “do dân, vì dân”. Đây hẳn cũng là mối quan tâm của HĐND nhiều địa phương, bởi, đưa Nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước nói chung và các chính sách của HĐND tỉnh nói riêng vào cuộc sống là nhiệm vụ quan trọng, yếu tố then chốt để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, tất cả hướng tới mục tiêu: Tỉnh phát triển, người dân ấm no hạnh phúc.

Bài cuối: Nghiên cứu chính sách đặc thù cho lực lượng bảo vệ rừng
Diễn đàn

Bài cuối: Nghiên cứu chính sách đặc thù cho lực lượng bảo vệ rừng

Phát biểu tại Hội nghị tiếp xúc, đối thoại giữa Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai với lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên yêu cầu các cơ quan thẩm quyền nghiên cứu đề xuất giải quyết các nhóm kiến nghị thuộc thẩm quyền: tuyển dụng đủ số biên chế đã được giao cho lực lượng kiểm lâm; cân nhắc việc tinh giản biên chế theo kiến nghị của lực lượng bảo vệ rừng; nghiên cứu xây dựng chính sách đặc thù của tỉnh cho lực lượng bảo vệ rừng để giải quyết bất cập trong các quy định hiện hành.

HĐND tỉnh Đắk Lắk thông qua 22 nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội
Hội đồng nhân dân

HĐND tỉnh Đắk Lắk thông qua 22 nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội

Nhiều nghị quyết liên quan đến đầu tư công, các chương trình mục tiêu quốc gia và chuyển đổi mục đích sử dụng rừng cùng các nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách tỉnh đã được thông qua tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ 15, HĐND tỉnh Đắk Lắk Khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 vừa được tổ chức.

Bài 2: Nghỉ việc nhiều, tuyển dụng khó khăn
Diễn đàn

Bài 2: Nghỉ việc nhiều, tuyển dụng khó khăn

Lực lượng bảo vệ rừng liên tục nghỉ việc; việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý lao động gặp nhiều khó khăn. Địa hình rừng núi Gia Lai phức tạp, diện tích đất lâm nghiệp quản lý lớn trong khi lực lượng bảo vệ còn mỏng, thiếu so với quy định dẫn đến rất khó khăn trong bảo vệ rừng. Trong khi đó, điều kiện làm việc của lực lượng Kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng còn hạn chế, thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, truy quét lâm tặc tiềm ẩn nhiều nguy hiểm; chế độ, chính sách cũng còn không ít bất cập.

Kỳ 4: Dù “đi sau” nhưng “đuổi kịp, tiến cùng”
Diễn đàn

Kỳ 4: Dù “đi sau” nhưng “đuổi kịp, tiến cùng”

Yên Bái là tỉnh đầu tiên của vùng Tây Bắc, tỉnh thứ tư trong toàn quốc thực hiện “phòng họp không giấy” từ năm 2019. Nỗ lực không ngừng đổi mới nhằm nâng cao chất lượng kỳ họp, nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh và chất lượng đại biểu HĐND tỉnh với những việc tưởng như khó thực hiện, song với quyết tâm làm, dù “đi sau” nhưng “đuổi kịp, tiến cùng”, HĐND tỉnh ngày càng khẳng định vai trò của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân.