Năm An toàn giao thông 2025:

Thay đổi thái độ, hành vi của người tham gia giao thông

Theo Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia Lê Kim Thành, các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, Luật Đường bộ đồng loạt được ban hành, có hiệu lực từ 1.1.2025 có tác động rất lớn, rộng khắp trên toàn quốc; làm thay đổi thái độ, hành vi của người tham gia giao thông theo hướng tích cực…

a1.jpg
Ra quân Năm An toàn giao thông 2025. Ảnh: Thanh Bình

Sáng 17.1, tại Tượng đài Lý Thái Tổ (quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội), Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia phối hợp với UBND TP. Hà Nội tổ chức Lễ phát động ra quân Năm An toàn giao thông 2025 và đợt cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân năm 2025.

Dự lễ có: Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Trọng Đông; Phó Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội Phạm Quý Tiên.

Cảnh sát giao thông diễu hành tại Lễ phát động ra quân Năm An toàn giao thông 2025

Xây dựng văn hóa tự giác chấp hành pháp luật về giao thông

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia Lê Kim Thành cho biết: Năm 2025 là năm tiếp tục thực hiện quyết liệt, có hiệu quả Chỉ thị số 23- CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới; các nghị quyết của Chính phủ, các Chỉ thị, Công điện của Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia; đồng thời, đẩy mạnh thực hiện Kế hoạch năm an toàn giao thông 2025 của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia với chủ đề “Hành trình an toàn, kiến tạo tương lai”.

Đồng thời, tập trung vào một số mục tiêu: Kéo giảm tai nạn giao thông cả về số vụ, số người chết và số người bị thương; tự giác chấp hành pháp luật và xây dựng văn hóa giao thông an toàn; tiếp tục khắc phục tình trạng ùn tắc, ô nhiễm từ các hoạt động giao thông; không để xảy ra ùn tắc kéo dài tại Thủ đô Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và một số đô thị lớn trên cả nước, trên các trục giao thông chính, các đầu mối giao thông trọng điểm…

a2.jpg
Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia Lê Kim Thành phát biểu. Ảnh: Thanh Bình

Lễ ra quân được tổ chức trong bối cảnh pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ có nhiều thay đổi, đặc biệt là các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, Luật Đường bộ đồng loạt được ban hành, có hiệu lực từ 1.1.2025 có tác động rất lớn, rộng khắp trên toàn quốc; làm thay đổi thái độ, hành vi của người tham gia giao thông theo hướng tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết như về hạ tầng giao thông, tổ chức điều hành giao thông, phát triển giao thông công cộng…

Trên cơ sở các nhóm giải pháp trọng tâm đề ra trong Kế hoạch năm 2025, các Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức chính trị xã hội cần xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch Năm an toàn giao thông phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm của cơ quan, đơn vị và địa phương, triển khai quyết liệt, hiệu quả ngay trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, Lễ hội Xuân 2025. Tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của từng cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đặc biệt là những người trực tiếp làm công tác quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong việc chấp hành pháp luật nói chung, pháp luật về giao thông nói riêng.

Bên cạnh đó, thực hiện quyết liệt các giải pháp căn cơ để ngăn chặn, giảm thiểu tai nạn giao thông liên quan đến học sinh, xây dựng văn hoá tự giác chấp hành pháp luật về giao thông trong lứa tuổi học sinh, thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Kiên quyết, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo đúng các quy định pháp luật như lái xe khi đã uống rượu bia, chạy quá tốc độ, chở quá số người quy định, và các hành vi nguy hiểm khác…

Đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm chất lượng và tuyệt đối an toàn giao thông trong các dự án đầu tư, nâng cấp, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông; tăng cường quản lý, kiểm tra, bảo đảm an toàn kỹ thuật đối với phương tiện giao thông; tiếp tục nâng cao chất lượng và an toàn với các hoạt động kinh doanh vận tải. Tiếp tục dành nguồn lực đầu tư cải thiện hạ tầng giao thông đô thị; tổ chức, điều tiết giao thông hợp lý, linh hoạt bằng giải pháp công nghệ; đồng thời ưu tiên phát triển các loại hình giao thông công cộng.

a3.jpg
Diễu hành ra quân. Ảnh: Thanh Bình
img-7635.jpg
Diễu hành ra quân. Ảnh: Thanh Bình
img-7636.jpg
Lực lượng cảnh sát cơ động tại Lễ ra quân. Ảnh: Thanh Bình

Hà Nội phấn đấu giảm 5% tiêu chí tai nạn giao thông

Trong năm 2024, được sự quan tâm, chỉ đạo, giúp đỡ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, sự phối hợp và tạo điều kiện của các Bộ, Ban, ngành Trung ương; Thành ủy, HĐND và UBND TP. Hà Nội đã chỉ đạo quyết liệt, triển khai đồng bộ, toàn diện và có hiệu quả các nhiệm vụ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, góp phần phục vụ tốt nhu cầu đi lại của Nhân dân và các sự kiện chính trị, thể thao, văn hóa quan trọng diễn ra trên địa bàn Thủ đô Hà Nội. Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Trọng Đông cho biết: Bước sang năm 2025, với chủ đề “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển" của Thành phố và chủ đề “Hành trình an toàn, kiến tạo tương lai” của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, UBND TP. Hà Nội đề nghị Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành Thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị có liên quan triển khai kịp thời, đồng bộ, hiệu quả các nội dung Kế hoạch số 18/KH-UBND về thực hiện công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn TP. Hà Nội năm 2025; tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt, hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, phấn đấu giảm tai nạn giao thông từ 5% trở lên so với năm 2024 trên cả 3 tiêu chí (số vụ, số người chết, số người bị thương); giảm ùn tắc giao thông, phục vụ tốt nhu cầu đi lại của Nhân dân, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, Lễ hội Xuân năm 2025 và các sự kiện chính trị quan trọng khác diễn ra trên địa bàn Thành phố trong năm 2025.

a4.jpg
Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Trọng Đông phát biểu. Ảnh: Thanh Bình

Để thực hiện mục tiêu đặt ra trong năm 2025, UBND TP. Hà Nội yêu cầu các Sở, ban, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị có liên quan khẩn trương triển khai ngay các nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của Nhân dân trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân năm 2025. Tăng cường tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa; đặc biệt các hành vi là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông như vi phạm quy định về nồng độ cồn, phóng nhanh, vượt ẩu, đi không đúng làn đường quy định, xe chở hàng quá khổ, quá tải, cơi nới thành thùng, dừng, đỗ xe không đúng quy định gây ùn tắc giao thông...; ngăn chặn các vụ đua xe trái phép, cương quyết trấn áp mọi hành vi chống người thi hành công vụ (nếu có).

Chủ tịch UBND các quận, huyện có đường sắt đi qua chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn giao thông đường sắt tại các lối đi tự mở trên địa bàn; bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa, đặc biệt phục vụ Lễ hội Chùa Hương năm 2025. Trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân năm 2025, các địa phương cần triển khai có hiệu quả các giải pháp giảm ùn tắc giao thông, thực hiện đồng bộ các giải pháp trước mắt và giải pháp lâu dài để giảm ùn tắc giao thông; rà soát, khắc phục kịp thời các bất hợp lý trong tổ chức giao thông, xử lý các điểm hay xảy ra tai nạn giao thông đường bộ; có phương án ứng trực, phân luồng giao thông, không để ùn tắc kéo dài khi có sự cố, tai nạn giao thông, nhất là thời điểm trước và ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán trên các tuyến trục chính, tuyến vành đai cửa ngõ ra vào nội đô.

Sở Giao thông vận tải, Tổng Công ty vận tải Hà Nội và các doanh nghiệp vận tải hoạt động trên địa bàn Thành phố chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, các đơn vị kinh doanh vận tải có phương án bảo đảm năng lực vận tải, chất lượng và an toàn đối với hoạt động vận tải hành khách, hàng hóa, nhất là dịch vụ vận chuyển hành khách bằng đường bộ; giảm thiểu tình trạng chậm, hủy chuyến; không để hành khách không kịp về quê ăn Tết do thiếu phương tiện; xử lý nghiêm tình trạng “xe dù”, “bến cóc” và tăng giá vé trái quy định.

img-7610.jpg
Lực lượng cảnh sát giao thông. Ảnh: Thanh Bình

Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, triển khai cao điểm trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân năm 2025 để Nhân dân đón Tết và đi lại an toàn...

Giao thông

Nghị định số 168 - vì lợi ích toàn xã hội và hạnh phúc người dân
Giao thông

Nghị định số 168 - vì lợi ích toàn xã hội và hạnh phúc người dân

ThS. Nguyễn Vân Hậu

Dư luận cử tri và Nhân dân rất đồng tình, ủng hộ việc ban hành và thi hành Nghị định số 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ nhằm lập lại trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ, giảm thương vong và thiệt hại tài sản của dân, của Nhà nước; kiến nghị các cơ quan chức năng tăng cường đầu tư, nâng cấp đồng bộ các kết cấu hạ tầng giao thông. Đồng thời, có cơ chế giám sát chặt chẽ, xử lý nghiêm, thông tin minh bạch các hành vi tiêu cực, tham nhũng của cả lực lượng thực thi pháp luật và người đưa hối lộ, mãi lộ.

Nghị định 168: Giải pháp quan trọng xây dựng nền giao thông văn minh, hiện đại
Giao thông

Nghị định 168: Giải pháp quan trọng xây dựng nền giao thông văn minh, hiện đại

Sau hơn hai tuần kể từ khi Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ có hiệu lực, đặc biệt là triển khai Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ, tình hình giao thông trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, ý thức tham gia giao thông của người dân đã nâng cao rõ rệt.

Đà Nẵng: Nghị định 168 mang hiệu ứng tích cực, kéo giảm số vụ tai nạn giao thông
Xã hội

Đà Nẵng: Nghị định 168 mang hiệu ứng tích cực, kéo giảm số vụ tai nạn giao thông

Sau hơn 2 tuần triển khai thực hiện Nghị định 168 trên địa bàn TP. Đà Nẵng, ý thức chấp hành luật của người tham gia giao thông đã có sự thay đổi rõ rệt. Tình trạng vượt đèn đỏ, đi ngược chiều hay số vụ tai nạn giao thông đường bộ đều giảm. Cùng với việc tăng cường tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông thì lực lượng chức năng còn đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông nhằm nâng cao nhận thức cho người dân.

TP. Hà Nội: Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ của người tham gia giao thông
Giao thông

TP. Hà Nội: Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ của người tham gia giao thông

Theo số liệu của Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an TP. Hà Nội, sau nửa tháng thực hiện Nghị định 168/2024/NĐ-CP (từ ngày 1.1.2025 đến ngày 15.1.2025), lực lượng CSGT Thủ đô đã xử lý 12.267 trường hợp, phạt tiền trên 30,5 tỷ đồng; tạm giữ 3.525 phương tiện, tước 609 giấy phép lái xe (GPLX); trừ điểm GPLX 1.261 trường hợp...

Hải Dương: Bảo đảm an toàn giao thông, mỹ quan đô thị dịp Tết Nguyên đán 2025
Giao thông

Hải Dương: Bảo đảm an toàn giao thông, mỹ quan đô thị dịp Tết Nguyên đán 2025

UBND tỉnh Hải Dương vừa ban hành công văn số 224/UBND-VP yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường; UBND các huyện, thị xã, thành phố; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh; Các chủ đầu tư dự án bảo đảm trật tự an toàn giao thông, mỹ quan đô thị trong dịp Tết Nguyên đán năm 2025 đối với các dự án đầu tư xây dựng.

Nghệ An: Nghị định 168 và những tác động bước đầu đến trật tự, an toàn giao thông
Giao thông

Nghệ An: Nghị định 168 và những tác động bước đầu đến trật tự, an toàn giao thông

Sau hai tuần thực hiện Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và Nghị định số 168/2024/NĐ-CP, tỉnh Nghệ An đã đạt những kết quả tích cực khi phần lớn người dân nghiêm túc chấp hành các quy định về bảo đảm an toàn giao thông (ATGT). Đây được coi là bước khởi đầu quan trọng trong việc nâng cao ý thức của người dân.

Thực hiện Nghị định 168: Người dân thủ đô “ngăn nắp” trước vạch dừng đèn đỏ
Xã hội

Thực hiện Nghị định 168: Người dân thủ đô “ngăn nắp” trước vạch dừng đèn đỏ

Sau 2 tuần thực thi Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ, hình ảnh lộn xộn, ngổn ngang khi dừng đèn đỏ đã gần như biến mất. Thay vào đó là sự “ngăn nắp” tuân thủ của người tham gia giao thông Thủ đô.

Hình thành thói quen tự giác và trách nhiệm với cộng đồng trong tham gia giao thông
Giao thông

Hình thành thói quen tự giác và trách nhiệm với cộng đồng trong tham gia giao thông

Theo đánh giá của lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh, sau hai tuần kể từ khi Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ có hiệu lực, đặc biệt là triển khai Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ, tình hình giao thông trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, ý thức của người dân đã nâng cao khi tham gia giao thông. Các hình thức xử phạt thiết kế theo hướng tăng cao sau những “lấn cấn” ban đầu đã được người dân đồng tình vì tạo ra một thói quen mới - thói quen tự giác trong chấp hành các quy định của pháp luật và trách nhiệm của công dân với cộng đồng xã hội.

Ảnh minh họa
Giao thông

Nghị định 168 tạo chuyển biến mạnh mẽ trong ý thức tham gia giao thông

Sau hai tuần thực thi Nghị định 168 đã tạo chuyển biến lớn trong ý thức khi hầu hết người tham gia giao thông đều nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của  pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Tình hình tai nạn giao thông có chuyển biến rõ rệt, giảm cả 3 tiêu chí so với cùng kỳ và thời gian trước liền kề.

Nghị định 168: Định hình nét văn hoá giao thông Thủ đô
Giao thông

Nghị định 168: Định hình nét văn hoá giao thông Thủ đô

Theo chỉ huy Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội), sau khi Nghị định 168/2024/NĐ-CP có hiệu lực, ý thức chấp hành của người tham gia giao thông khá tốt, không phát hiện nhiều hành vi vi phạm thuộc về các lỗi cơ bản như vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm...tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí so với cùng kỳ và thời gian trước.