Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh

Thẩm quyền lớn hơn sẽ giúp thành phố thể hiện tốt vai trò "đầu tàu"

Không chỉ đại biểu Quốc hội mà các chuyên gia đều mong muốn Quốc hội sớm thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù cho TP. Hồ Chí Minh với niềm tin rằng: thẩm quyền lớn hơn sẽ giúp thành phố có bước phát triển đột phá, thể hiện rõ vị trí, vai trò "đầu tàu" với vùng Đông Nam Bộ và cả nước.

Ông NGUYỄN HỮU THÔNG, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận:
Tạo bước đột phá theo đúng tinh thần Nghị quyết số 31-NQ/TW

Thẩm quyền lớn hơn sẽ giúp thành phố thể hiện tốt vai trò

TP. Hồ Chí Minh là một đô thị đặc biệt, lớn nhất cả nước về dân số và quy mô kinh tế; là một trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ lớn nhất của cả nước; là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng và cả nước nói chung. Để xây dựng TP. Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, với vai trò đô thị đặc biệt, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp, hiện đại hóa, đóng góp ngày càng lớn với khu vực và cả nước, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 54/2014/QH14 (Nghị quyết số 54) với các cơ chế đặc thù.

Kết quả tổng kết cho thấy, thực hiện Nghị quyết đã mang lại nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, các chính sách hiện hành vẫn chưa tạo đột phá, thúc đẩy mạnh mẽ cho thành phố phát triển xứng với vị thế, tiềm năng và vai trò của mình. Vì vậy, việc Quốc hội có chính sách vượt trội thay cho Nghị quyết số 54 là tạo bước đột phá theo đúng tinh thần Nghị quyết số 31-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển TP. Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết số 31), nhằm tạo điều kiện cho thành phố khơi thông nguồn lực, tạo đà phát triển, tương xứng với đầu tàu kinh tế - xã hội không chỉ cho Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam mà cả đất nước. Qua đó, cụ thể hóa mục tiêu đến năm 2030 sẽ là thành phố dịch vụ, công nghiệp hiện đại, thành phố văn hóa, đầu tàu về kinh tế số, xã hội, là trung tâm về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học công nghệ và văn hóa của khu vực Đông Nam Á, tầm nhìn đến năm 2045 sẽ trở thành trung tâm về kinh tế, tài chính của châu Á.

Qua nghiên cứu Tờ trình của Chính phủ và dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội có 2 nhóm chính sách cho 7 lĩnh vực với 44 nội dung cụ thể, tôi thấy những nội dung này là cần thiết và phù hợp với vị thế, xu hướng phát triển của thành phố trong thời gian tới. Các quy định cơ bản đã tháo gỡ kịp thời vướng mắc về mặt thể chế đang cản trở phát triển, phát huy tiềm năng, khắc phục sức ỳ trong thực hiện các định hướng của thành phố thời gian qua.

Tuy nhiên, đi đôi với tăng cường phân cấp, phân quyền cho thành phố, cần đề cao trách nhiệm tập thể, cá nhân, nhất là người đứng đầu, xử lý nghiêm hành vi lợi dụng chính sách gây thất thoát lãng phí. Song song với đó, cũng rất cần một cơ chế bảo vệ, khuyến khích người nhiệt huyết, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

Với cơ chế mới và quyết tâm chính trị cao của cán bộ và nhân dân TP. Hồ Chí Minh, chúng ta có thể tin tưởng mục tiêu, định hướng phát triển trong thời gian tới mà thành phố đặt ra sẽ được hoàn thành.

ĐBQH PHẠM VĂN HÒA (Đồng Tháp):
Phải có thể chế tương thích  

Thẩm quyền lớn hơn sẽ giúp thành phố thể hiện tốt vai trò

Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TW của Bộ Chính trị và 5 năm thực hiện Nghị quyết số 54 nhận định: tiềm năng và lợi thế của TP. Hồ Chí Minh vẫn chưa thực sự được phát huy hiệu quả, nhất là đối với một đô thị đặc biệt, có quy mô kinh tế lớn nhất cả nước, quy mô dân số nằm trong top 20 của thế giới, có số lượng doanh nghiệp lớn nhất nước. Không những thế, thành phố còn có vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở vùng chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, vị trí trung tâm của khu vực Đông Nam Á, cửa ngõ giao thương quốc tế.

Thời gian qua, thành phố có sự “chùn bước” trong phát triển kinh tế - xã hội, ảnh hưởng tới các tỉnh phía Nam cũng như cả nước. Điều này đòi hỏi phải có một thể chế phù hợp, tương thích với tính đặc biệt và vượt trội để giúp TP. Hồ Chí Minh phát huy được các tiềm năng và thế mạnh, tiếp tục là "đầu tàu" dẫn dắt lan tỏa cho cả vùng. Do đó, việc ban hành Nghị quyết mới thay thế Nghị quyết số 54 là rất cấp thiết!

Với ý nghĩa đó, cần có sự ủng hộ, đồng tình cao của các đại biểu Quốc hội về các chính sách đặc thù mà Chính phủ trình. Khi được thông qua, các quy định trong dự thảo Nghị quyết của Quốc hội cần sớm được áp dụng, nhất là các chính sách trong lĩnh vực: quản lý đầu tư; tài chính, ngân sách; quản lý đô thị và tài nguyên - môi trường; thu hút nhà đầu tư chiến lược; quản lý khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo; chính sách về đất đai, cơ chế về nhân sự và con người.

Cá nhân tôi rất mong Quốc hội sớm ban hành nghị quyết này. Tôi tin tưởng rằng, qua các cơ chế, chính sách đặc thù được quy định trong dự thảo nghị quyết mới cùng với sự giúp sức của Chính phủ và các bộ ngành, nghị quyết mới sẽ giúp TP. Hồ Chí Minh đạt được hiệu quả cao trong phát triển kinh tế - xã hội, phát huy hết tiềm năng, thế mạnh, thực sự trở thành đầu tàu của cả nước. 

TS. VÕ KIM CƯƠNG, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển TP. Hồ Chí Minh:
Ba lưu ý để phát huy vai trò "đầu tàu"

Thẩm quyền lớn hơn sẽ giúp thành phố thể hiện tốt vai trò

Đây là lần thứ ba chúng ta làm cơ chế đặc thù cho TP. Hồ Chí Minh. Trước đó có Nghị định số 93/2001/NĐ-CP về phân cấp quản lý một số lĩnh vực cho thành phố và Nghị quyết số 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố. Tuy nhiên, do vẫn còn nhiều cơ chế mang tính ràng buộc nên thành phố vẫn chưa phát huy được vai trò, vị thế của một thành phố lớn nhất nước.

Trong bối cảnh hiện nay, để cụ thể hóa mục tiêu trở thành thành phố văn minh, hiện đại, có vị thế nổi trội trong khu vực Đông Nam Á; trở thành trung tâm tài chính quốc tế có tính cạnh tranh trong khu vực, đi đầu về công nghệ cao, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo… theo tinh thần Nghị quyết số 31-NQ/TW và Nghị quyết số 81/2023/QH15, việc ban hành cơ chế đặc thù là hết sức cần thiết.

Nhìn chung, nội dung dự thảo Nghị quyết đã đưa ra được các cơ chế mang tính đặc thù. Song, tôi cho rằng, muốn tạo sự đột phá, vượt trội thì yếu tố quan trọng nhất là thẩm quyền dành riêng cho thành phố, với tư cách là thành phố lớn nhất cả nước. Theo đó, cần trao thẩm quyền nhiều hơn trong quyết định thủ tục đầu tư, xây dựng và đất đai (như quyết định chuyển mục đích sử dụng đất, quyết định giá đất…), tổ chức cán bộ, đặc biệt là ở TP. Thủ Đức. Khi thẩm quyền lớn hơn sẽ giúp thành phố thực hiện tốt hơn vị thế, vai trò của mình. Nhưng cùng với thẩm quyền lớn thì cũng phải có cơ chế trách nhiệm tương đương.

Chẳng hạn, theo quy định, các dự án ở quy mô nhất định phải trình lên Thủ tướng, Quốc hội, nhưng với TP. Hồ Chí Minh chỉ phải báo cáo cấp trên với những dự án ở quy mô lớn hơn. Đó chính là cơ chế đặc thù giúp thành phố rút ngắn thời gian, thủ tục, qua đó thu hút đầu tư hơn.

Dự thảo Nghị quyết cũng đưa ra định hướng các ngành ưu tiên thu hút đầu tư, trong đó có đầu tư xây dựng trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D); đầu tư nghiên cứu và hỗ trợ chuyển giao công nghệ cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ tự động hóa, công nghệ vật liệu mới, năng lượng sạch… Đây là những định hướng rất quan trọng. Tuy nhiên, nên chăng, Nghị quyết chỉ nêu định hướng ưu tiên đầu tư thay vì chi tiết dự án. Nhất là với dự án xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, cần hết sức cân nhắc đưa vào Nghị quyết, phải có đánh giá thật kỹ lưỡng về tác động, hiệu quả của dự án này.

Tôi cũng như rất nhiều người dân TP. Hồ Chí Minh đang rất trông chờ và đặt rất nhiều niềm tin, kỳ vọng vào Nghị quyết cơ chế đặc thù lần này. Tựu trung, có 3 điểm cần lưu ý để Thành phố thực sự phát huy vai trò đầu tàu, đột phá trong phát triển. Một là, cần xác định những cơ chế nào phù hợp với cả nước nhưng với TP. Hồ Chí Minh thì cần làm khác? Hai là, phải đánh giá vị thế, vai trò của thành phố để có định hướng tập trung cho mũi nhọn phát triển này. Ba là, có cơ chế phối hợp từ Trung ương, các bộ, ngành, địa phương với Thành phố. Nếu không thống nhất, tập trung sẽ không thể phát huy vai trò của TP. Hồ Chí Minh đối với vùng cũng như cả nước.

Quốc hội và Cử tri

ĐBQH Nguyễn Thị Kim Anh phát biểu tại thảo luận tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Ảnh: Hoàng Nga
Ý kiến đại biểu

Sửa Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật tạo môi trường sản xuất, kinh doanh minh bạch

Chiều 22.11, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Thảo luận tại Tổ 13, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Anh (Bắc Ninh) cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật này sẽ góp phần tạo lập môi trường sản xuất, kinh doanh minh bạch, thúc đẩy phát triển thị trường thương mại. 

QH thảo luận tại Tổ
Diễn đàn Quốc hội

Cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá tác động toàn diện về mức thuế suất và đối tượng chịu thuế

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH cho rằng, việc điều chỉnh mức thuế suất đối với hàng hóa, dịch vụ có tác động lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân. Do đó, cần cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá tác động toàn diện để đưa ra quy định phù hợp về bổ sung đối tượng nộp thuế, điều chỉnh mức thuế suất…, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người nộp thuế.

Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương phát biểu thảo luận tổ
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm chế độ phù hợp đối với thành viên đoàn giám sát

Chiều nay, 22.11, thảo luận tại tổ 4 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận đã tham gia đóng góp nhiều kiến nghị thiết thực.

Thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua giám sát
Quốc hội và Cử tri

Thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua giám sát

Chiều 22.11, thảo luận tại Tổ 9, Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Ninh, Hòa Bình, Phú Yên, Bến Tre về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, các đại biểu nhấn mạnh, cần quy định cụ thể để các cơ quan chịu giám sát phải vào cuộc, thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua quá trình giám sát. 

Tránh lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách nhà nước
Ý kiến đại biểu

Tránh lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách nhà nước

Thảo luận tại Tổ 16 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hà Tĩnh, Lai Châu, Lâm Đồng, Cà Mau về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), các đại biểu cho rằng: Cần bảo đảm công bằng, trung lập của chính sách thuế, hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách xã hội với chính sách miễn, giảm thuế để tránh các trường hợp lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách Nhà nước...

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan: Tăng thuế đối với thuốc lá, bia, rượu và đồ uống có đường là cần thiết để bảo vệ sức khỏe Nhân dân
Ý kiến đại biểu

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan: Tăng thuế đối với thuốc lá, bia, rượu và đồ uống có đường là cần thiết để bảo vệ sức khỏe Nhân dân

Góp ý vào Dự thảo Luật Thuế Tiêu thụ Đặc biệt (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, Bộ Y tế hoàn toàn nhất trí với mục đích, quan điểm và sự cần thiết ban hành dự án Luật Thuế TTĐB (sửa đổi), đặc biệt là định hướng tăng thuế đối với các hàng hóa có hại cho sức khỏe như thuốc lá, rượu bia, và bổ sung đồ uống có đường vào danh mục chịu thuế.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Phân cấp, phân quyền cho doanh nghiệp

Theo chương trình nghị sự, sáng mai, 23.11, Quốc hội sẽ thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Để nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước tương xứng với nguồn vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, bảo đảm doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế, dự thảo Luật cần thể hiện rõ hơn tinh thần phân cấp, phân quyền cho doanh nghiệp, tránh tình trạng can thiệp hành chính vào công việc quản trị của doanh nghiệp.

Động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa
Diễn đàn Quốc hội

Động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa

Nhất trí việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương là phù hợp với lịch sử hình thành và phát triển của đô thị Huế, các đại biểu Quốc hội đề xuất nhiều giải pháp nhằm thực hiện thành công Đề án. Trong đó, cần làm rõ các giải pháp đồng bộ về cơ chế, chính sách để phát huy cao nhất tiềm năng, nguồn lực của thành phố Huế và của Trung ương cho đầu tư phát triển.

Giảm thu trước mắt, hiệu quả lâu dài
Chính sách và cuộc sống

Giảm thu trước mắt, hiệu quả lâu dài

Từ năm 2022 đến nay, việc giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) được triển khai đã tạo ra những tác động tích cực đến nền kinh tế. Như năm 2022, việc giảm thuế đã giúp doanh nghiệp và người dân tiết kiệm được khoảng 51,4 nghìn tỷ đồng, góp phần thúc đẩy tiêu dùng và làm tăng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng lên 19,8% so với năm 2021.

ĐBQH Nguyễn Phương Thủy phát biểu tại thảo luận Tổ 1
Ý kiến đại biểu

Đặc biệt quan tâm đến việc chuyển giao công nghệ

Thảo luận tại Tổ 1 về chủ trương đầu tư dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các đại biểu của Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội đều chung đánh giá, đây là dự án bảo đảm cân bằng, hướng đến phát triển bền vững phương thức vận tải. Đáng chú ý, quá trình thực hiện cần quan tâm tới việc chuyển giao công nghệ của dự án bởi đây là một trong những vấn đề cốt lõi trong vận hành, làm chủ kỹ thuật của dự án sau này.

Quốc hội thảo luận về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
Diễn đàn Quốc hội

Sẽ tạo bước đột phá trong phát triển hạ tầng giao thông

Thảo luận tại Hội trường về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các đại biểu Quốc hội nhất trí với sự cần thiết đầu tư dự án để thể chế hóa chủ trương của Đảng, tạo bước đột phá trong phát triển, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng giao thông. Đồng thời, tin tưởng, với sự huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, dự án sẽ sớm được hiện thực hoá thành công, phát huy hiệu quả, đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước cả trước mắt và tương lai lâu dài.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Nhanh chóng giải quyết khó khăn về đời sống nhà giáo

Cho ý kiến về dự thảo Luật Nhà giáo, nhiều đại biểu cho rằng, việc quy định tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp sẽ giải quyết được những khó khăn về đời sống của nhà giáo. Đồng thời, khuyến khích thu hút nguồn nhân lực và những người giỏi tham gia vào ngành sư phạm nhiều hơn, giúp ngành giáo dục ngày càng bảo đảm về số lượng và tốt về chất lượng.

Không được công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền
Ý kiến đại biểu

Không được công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền

Góp ý vào Dự thảo Luật nhà giáo sáng 20.11, ĐBQH Nguyễn Thị Hà (Bắc Ninh) cho rằng Nhà giáo nếu có sai phạm thì đã có các chế tài xử lý theo quy định, nhưng đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo có tính chất đặc biệt, nhất là khi nhà giáo trực tiếp đứng lớp, trực tiếp có ảnh hưởng lớn đối với tâm lý của người học. Vì vậy, nếu không có phương án bảo vệ nhà giáo thì đối tượng chịu ảnh hưởng không chỉ là nhà giáo mà còn là hàng triệu tương lai của đất nước.

ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Hồ Long
Quốc hội và Cử tri

Quan tâm trước đến đến nhà giáo làm việc ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn

Thảo luận tại hội trường sáng nay, 20.11 về dự án Luật Nhà giáo, ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy thống nhất với chủ trương luôn xem giáo dục là quốc sách trong mọi giai đoạn phát triển của đất nước; việc chăm lo về chế độ, chính sách, tôn vinh đội ngũ làm công tác giáo dục cần phải được chú trọng. Đồng thời, đại biểu cho rằng quan tâm trước đến đội ngũ nhà giáo đang làm việc ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn; giáo viên mầm non; giáo viên dạy cho các đối tượng khuyết tật.