Thái Nguyên: Một người tử vong do nhiễm liên cầu lợn

Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên vừa tiếp nhận và điều trị một ca bệnh nhiễm liên cầu lợn nguy kịch sau khi ăn tiết canh.

Đó là trường hợp ông N.V.H (50 tuổi, ở huyện Định Hóa). Theo hồ sơ bệnh án, tối ngày 5.8, ông H có đi ăn tiết canh hấp chín tại nhà hàng xóm. Đến 2h sáng ngày 6.8, ông H bắt đầu có các triệu chứng sốt cao, nôn và đi ngoài phân lỏng nhiều lần, người mệt lả.

Đến 10h cùng ngày, ông H mệt nhiều, khó thở nên người nhà đưa ông xuống Bệnh viện đa khoa huyện Định Hóa điều trị. Chiều tối cùng ngày 6.8 ông H xuất hiện nổi ban tím toàn thân, khó thở, tím tái, tiếp xúc chậm và được chuyển xuống Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên tiếp tục điều trị với tình trạng ngày càng nặng nề hơn.

Tại đây, ông H được chẩn đoán bị sốc nhiễm khuẩn do liên cầu lợn, suy đa tạng, rối loạn đông máu. Cấy máu phát hiện vi khuẩn Streptococcus suis (liên cầu lợn).

Tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Người bệnh H đã được điều trị tích cực, an thần, thở máy, vận mạch liều cao, kháng sinh phối hợp, truyền máu và lọc máu liên tục.

Thái Nguyên: Một người tử vong do nhiễm liên cầu lợn -0
Bệnh nhân H. tại Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc

Tuy nhiên, đến sáng 9.8, tình trạng bệnh của ông H ngày càng diễn biến xấu đi, huyết áp tụt không đo được dù đang duy trì vận mạch liều cao, ban hoại tử rải rác toàn thân, tiên lượng tử vong gần. Người nhà ông H đã xin cho người bệnh về nhà, không tiếp tục điều trị. Chiều 9.8, ông N.V.H đã tử vong tại nhà.

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), Bệnh liên cầu lợn thuộc nhóm B trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Bệnh liên cầu khuẩn lợn do Streptococcus suis gây nên, bệnh xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới và gây tổn thất lớn về kinh tế. Bệnh liên cầu lợn cũng có thể lây cho người. Chính vì vậy nó được xếp vào nhóm các bệnh chung của người và động vật.

Nhiễm Streptococcus suis ít gặp ở người. Tuy nhiên, người có nguy cơ lây nhiễm và phát bệnh khi tiếp xúc với lợn bệnh hoặc các sản phẩm từ lợn bệnh. Biểu hiện lâm sàng chính là: viêm màng não, xuất huyết, viêm phổi, viêm cơ tim và viêm khớp. Những người bị bệnh nặng có thể tử vong do độc tố vi khuẩn gây sốc nhiễm khuẩn, viêm nội tâm mạc, suy đa phủ tạng, nhiễm khuẩn huyết v.v. Tỷ lệ chết có thể tới 7%.

Bộ Y tế cũng xác nhận, khả năng xét nghiệm xác định týp liên cầu lợn gây bệnh ở người tại nước ta hiện nay rất hạn chế.

Sức khỏe

Người phụ nữ bỏng nặng khi đi giác hơi
Sức khỏe

Người phụ nữ bỏng nặng khi đi giác hơi

Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi để giảm bớt căng thẳng, bà T.T.T., 54 tuổi, ở Long An đã gặp phải sự cố bị cồn nóng đổ vào người. Cồn bắt lửa, bốc cháy, gây bỏng nặng vùng lưng và bụng.

Người đàn ông nguy kịch vì vi khuẩn gây bệnh Whitmore "tấn công"
Sức khỏe

Người đàn ông nguy kịch vì vi khuẩn gây bệnh Whitmore "tấn công"

Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị một trường hợp nguy kịch vì bệnh Whitmore. Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm, kết hợp với nền bệnh lý đái tháo đường không kiểm soát, đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh.

Các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn núp bóng spa ở Hà Tĩnh: Đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan!
Sức khỏe

Các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn núp bóng spa ở Hà Tĩnh: Đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan!

Sở Y tế Hà Tĩnh khẳng định những cơ sở thẩm mỹ Minh Tuyết, Mậm Spa, Trinh Tây Spa chưa được các cơ quan có chức năng cấp phép thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn. Các cơ sở thường thực hiện dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn lén lút, cảnh giác cao nên rất khó để xử lý, đòi hỏi phải có sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan.