Tết Ramưwan 2025 của đồng bào Chăm tại Ninh Thuận

Những ngày này, tại các vùng đồng bào dân tộc Chăm theo đạo Hồi giáo (Bà Ni) tỉnh Ninh Thuận nhộn nhịp với các hoạt động như: tu sửa cơ sở thờ tự, tảo mộ, cúng kính tổ tiên, cầu mong mùa màng thắng lợi, thôn xóm bình an… chuẩn bị vui đón “Tết Ramưwan năm 2025” an lành, đầm ấm diễn ra từ ngày 26 - 28.2 tới.

Điểm trưng bày sản phẩm OCOP và sản phẩm truyền thống Chăm chào mừng Tết Ramưwan 2025 tại thôn Phước Nhơn 3, xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận

Điểm trưng bày sản phẩm OCOP và sản phẩm truyền thống Chăm chào mừng Tết Ramưwan 2025 tại thôn Phước Nhơn 3, xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận

Về các làng Chăm ở Ninh Thuận vào những ngày này, hầu hết đường giao thông nội thôn đã được bê tông khang trang, đường liên thôn được mở rộng; không khí chuẩn bị đón Tết Ramưwan rất sôi động. Trong các chợ, nhộn nhịp cảnh mua bán hàng hóa; phụ nữ trong các gia đình tất bật làm bánh gừng, bánh ít,… tiếng nói cười rộn rã, trẻ em thì háo hức chờ đón Tết.

“Tết Ramưwan có nguồn gốc từ truyền thống Hồi giáo, tương tự như tháng Ramadan của người Hồi giáo trên thế giới. Tuy nhiên, người Chăm Bani ở Việt Nam đã bản địa hóa và điều chỉnh để phù hợp với phong tục, tín ngưỡng và đời sống văn hóa của họ. Ramưwan là dịp để người Chăm Bà ni tưởng nhớ tổ tiên, thực hiện các nghi lễ tâm linh và chuẩn bị bước vào tháng chay tịnh Ramadan. Trong suốt tháng này, các tín đồ đạo Hồi sẽ kiêng ăn uống từ lúc mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn, đồng thời dành nhiều thời gian hơn cho việc cầu nguyện, suy ngẫm về đạo lý và làm việc thiện”. Chủ tịch Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bà ni tỉnh Ninh Thuận, Sư cả Châu Minh Hương chia sẻ.

Phụ nữ làng Chăm Phước Nhơn mua trái cây, vật dụng thờ cúng tổ tiên trong dịp đón Tết Ramưwan 2025
Phụ nữ làng Chăm Phước Nhơn mua trái cây, vật dụng thờ cúng tổ tiên trong dịp đón Tết Ramưwan 2025

Sư cả Châu Minh Hương cho biết: “Nhờ được Đảng, chính quyền các cấp quan tâm đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, xã hội, đồng bào Chăm làm ăn ngày càng khấm khá, cuộc sống no ấm. Các vị chức sắc, bà con luôn tin tưởng tuyệt đối vào chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tôi luôn vận động tín đồ giữ vững khối đại đoàn kết các dân tộc anh em, các tôn giáo trong tỉnh, chung tay xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp”.

Thôn Thành Tín, xã Phước Hải, huyện Ninh Phước có 1.100 hộ/6.000 nhân khẩu đồng bào Chăm, những năm qua, nhờ tích cực chuyển đổi cây trồng và áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất theo mô hình “một phải, năm giảm” trên cây lúa, đem lại năng suất bình quân đạt 7 tấn/ha/vụ; phát triển chăn nuôi các loại gia súc có sừng gần 2.000 con bò, dê, cừu theo hướng trang trại, gia trại đem lại thu nhập khá, đời sống được cải thiện nhiều.

Chị Kiều Nữ Thái Phương (thôn Thành Tín, xã Phước Hải) bộc bạch: "Nhờ mô hình nuôi bò sinh sản từ Chương trình mục tiêu quốc gia mà gia đình tôi đã thoát nghèo, năm nay, rất phấn khởi đón Tết Ramưwan đầm ấm, an lành".

Phụ nữ làng Chăm xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận luyện tập văn nghệ để biểu diễn trong dịp đón Tết Ramưwan 2025

Phụ nữ làng Chăm xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận luyện tập văn nghệ để biểu diễn trong dịp đón Tết Ramưwan 2025

Xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải là một trong những địa phương có đồng bào Chăm theo đạo Hồi giáo đông nhất tỉnh Ninh Thuận, những ngày này, đường làng ngõ xóm và các cơ sở thờ tự được trang hoàng cờ hoa tươi thắm, các vị chức sắc và bà con tín đồ phấn khởi đón mùa Tết Ramưwan đầm ấm, vui tươi. Các gia đình tất bật ép cốm nổ, làm bánh truyền thống, chuẩn bị đón con cháu về sum họp trong dịp Tết, không khí rất nhộn nhịp.

Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Phước Nhơn 3, xã Xuân Hải Hứa Phơi phấn khởi, nói: “Toàn thôn có 795 hộ/3.375 nhân khẩu tín đồ Hồi giáo, luôn bảo đảm cuộc sống no ấm, tốt đời đẹp đạo; thôn chỉ còn 2 hộ nghèo, chiếm 0,25% số hộ”.

Theo truyền thống, trong các ngày 24 - 26.2, địa phương tổ chức lễ tảo mộ

Theo truyền thống, trong các ngày 24 - 26.2, địa phương tổ chức lễ tảo mộ

Từ ngày 24 - 26.2, tại xã Xuân Hải sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật cộng đồng Chăm đón Tết Ramưwan do địa phương phối hợp Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Thông tin huyện Ninh Hải tổ chức một số môn thể thao, trò chơi dân gian, như: Bóng chuyền, kéo co, đổ nước vào chum, bịt mắt đánh trống ghi năng và tổ chức biểu diễn các loại bánh truyền thống của đồng bào dân tộc Chăm phục vụ trong nghi lễ cúng kính, như: bánh tét (pay nung), bánh ít (pay lịak), sà cung sà cang (giòn da giòn dưng), bánh cuốn nếp (pay chốk); trưng bày các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc thù của địa phương.

Theo phong tục, từ ngày 26 - 28.2 là ngày tổ chức lễ cúng gia tiên

Theo phong tục, từ ngày 26 - 28.2 là ngày tổ chức lễ cúng gia tiên

Đặc biệt, từ ngày 25 - 28.2, tổ chức Chương trình nghệ thuật cộng đồng Chăm đón Tết Ramưwan với chủ đề: “Ngày hội văn hóa Ramưwan gắn với phát triển du lịch, nông nghiệp, nông thôn” gắn với tổ chức hoạt động kết nối tour du lịch Ramưwan tham quan đồng cừu An Hòa, vườn nho và vườn măng tây xanh An Xuân… đang được quảng bá để thu hút du khách đến trải nghiệm.

Từ chiều 28.2, các vị chức sắc Hồi giáo Bà ni và Hồi giáo Islam thực hiện nghi lễ tín ngưỡng tôn giáo (Lễ tịnh chay) tại các thánh đường và kéo dài thời gian trong một tháng.

Từ chiều 28.2, các vị chức sắc Hồi giáo Bà ni và Hồi giáo Islam thực hiện nghi lễ tín ngưỡng tôn giáo (Lễ tịnh chay) tại các thánh đường và kéo dài thời gian trong một tháng.

Những ngày này, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Ninh Thuận thành lập các đoàn đi thăm, tặng quà chúc Tết Ramưwan các vị sư cả, chức sắc và đồng bào Chăm trên địa bàn tỉnh.

Văn hóa

Dòng chảy tín ngưỡng trong thời đại mới
Văn hóa

Dòng chảy tín ngưỡng trong thời đại mới

Trong khi đông đảo người dân cả nước đã biết đến và tìm về phủ Dầy ở Nam Định lễ Mẫu Thượng Thiên, về đền Bắc Lệ ở Lạng Sơn lễ Mẫu Thượng Ngàn, thì trung tâm thờ Mẫu Thoải ở Tuyên Quang, còn ít người biết. Chính lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang cũng trăn trở vì sao khách du lịch tâm linh đến địa phương chưa đông dù sở hữu nguồn lực di sản quý giá?

“Nét son” trong tranh sơn mài
Văn hóa

“Nét son” trong tranh sơn mài

“Nét son” - triển lãm cá nhân đầu tiên của nữ họa sĩ Phạm Ngọc Mỵ, giới thiệu 40 tác phẩm sơn mài, sẽ khai mạc sáng 2.3, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Hà Nội.

Hành trình gen Z giữ bản sắc dân tộc
Văn hóa - Thể thao

Hành trình gen Z giữ bản sắc dân tộc

Gen Z (người sinh từ năm 1995 - 2012) đang chứng tỏ là thế hệ đầy sáng tạo và cởi mở nhưng đồng thời cũng rất ý thức về giá trị văn hóa và bản sắc dân tộc. Qua ứng dụng công nghệ vào các hoạt động bảo tồn di sản, hành trình của họ không chỉ là câu chuyện giữ gìn quá khứ mà còn xây dựng, thúc đẩy tương lai bền vững.

Kiến trúc đối thoại và kết nối
Văn hóa - Thể thao

Kiến trúc đối thoại và kết nối

Đời sống xã hội đương đại đang đặt ra nhiều vấn đề, trong đó có sự kết nối con người với không gian sống. Thách thức cho kiến trúc sư hiện nay là phải bảo đảm sự phù hợp, cân bằng giữa truyền thống và đổi mới.

Giải mã văn hóa Việt qua biểu tượng
Văn hóa - Thể thao

Giải mã văn hóa Việt qua biểu tượng

Có hàng trăm biểu tượng đã ăn sâu vào tiềm thức người Việt, mỗi biểu tượng đều mang câu chuyện về tín ngưỡng, ước vọng và chiều sâu văn hóa. Tìm hiểu, giải mã những biểu tượng này giúp độc giả hiểu hơn về văn hóa dân tộc.

Cẩm nang cho tuổi dậy thì
Văn hóa - Thể thao

Cẩm nang cho tuổi dậy thì

Cuốn sách tâm lý kỹ năng đặc biệt "Dậy thì là gì vậy nhỉ?" của hai tác giả người Mỹ là Harriet S. Mosatche và Karen Unger vừa được Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam phát hành trên toàn quốc.

Bài cuối: Cộng hưởng và nâng tầm
Văn hóa - Thể thao

Bài cuối: Cộng hưởng và nâng tầm

Một công trình không có tác phẩm nghệ thuật vẫn tồn tại, mang giá trị riêng; tuy nhiên, khi có sự hiện diện của tác phẩm điêu khắc, hai yếu tố kiến trúc và nghệ thuật sẽ cộng hưởng, nâng tầm cho vẻ đẹp cảnh quan.

Động lực sáng tạo cho kinh tế bứt phá
Văn hóa

Động lực sáng tạo cho kinh tế bứt phá

Tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội Khóa XV đã thông qua Nghị quyết bổ sung Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên. Đây là mục tiêu đầy tham vọng, đòi hỏi điều hành linh hoạt, cải cách thể chế mạnh mẽ và phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, địa phương. Bên cạnh yếu tố kinh tế truyền thống, vai trò của văn hóa ngày càng quan trọng.