Tập trung doanh nghiệp, hướng về cơ sở

Tại buổi Tọa đàm Đối thoại về công tác cải cách hành chính (CCHC) năm 2024 vừa được tổ chức, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức, Trưởng Ban Chỉ đạo CCHC tỉnh Đồng Nai nhấn mạnh việc nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong thực hiện CCHC theo định hướng “tập trung doanh nghiệp, hướng về cơ sở”, nâng cao chất lượng phục vụ giải quyết TTHC cấp xã… Tiếp tục nêu cao trách nhiệm người đứng đầu, nhất là trong chỉ đạo, đôn đốc, giám sát, khắc phục hạn chế...

Lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, động lực

Phát biểu khai mạc Tọa đàm, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức cho biết, Đại hội XIII của Đảng đã tiếp tục xác định CCHC là một trong những thành tố cấu thành quan trọng của đột phá thể chế phát triển (một trong ba đột phá chiến lược). Trong đó, tập trung cải cách TTHC, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, lành mạnh; chú trọng chuyển đổi số, từng bước phát triển kinh tế số, xã hội số. Ngày 6.8, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai đã ban hành Chỉ thị số 36-CT/TU về nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp trong lãnh đạo, điều hành thực hiện hiệu quả phục vụ người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Quan điểm chỉ đạo, tiếp tục xác định lấy người dân, doanh nghiệp vừa là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu và  động lực của CCHC. Công tác CCHC đã và đang được Tỉnh ủy, UBND tỉnh hết sức quan tâm, chỉ đạo sát sao. Năm 2023 và 7 tháng đầu năm, tuy đạt một số kết quả nhưng các chỉ số về CCHC, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh vẫn còn ở mức trung bình và thấp.

Phó bí thư Tỉnh ủy, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức phát biểu tại toạ đàm - ảnh NGUYỆT HÀ
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: Nguyệt Hà

Theo Ban Chỉ đạo CCHC tỉnh, 8 tháng năm  2024, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành 69 quyết định công bố Bộ thủ tục hành chính (TTHC), sau khi được công bố được cập nhật kịp thời lên Cổng dịch vụ công quốc gia, đồng bộ về Cổng dịch vụ công của tỉnh, niêm yết tại Trung tâm phục vụ Hành chính công tỉnh, bộ phận một cửa cấp huyện, xã. Việc giải quyết hồ sơ đúng hạn cấp sở đạt tỷ lệ 99,63%; cấp huyện đạt tỷ lệ 98,41%; cấp xã đạt tỷ lệ 99,31%... Tỷ lệ hài lòng trong xử lý phản ánh kiến nghị công khai trên Cổng dịch vụ công quốc gia đạt 93%; tỷ lệ hài lòng trong tiếp nhận, giải quyết TTHC 92,28%. Tổng đài dịch vụ công 1022 tiếp nhận gần 28 nghìn lượt liên hệ yêu cầu hỗ trợ thông tin, gửi phản ánh, kiến nghị và đã xử lý đạt trên 99,87%...

Lựa chọn những bước phù hợp, đáp ứng nhu cầu tìm kiếm

Tại buổi tọa đàm, theo Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Hữu Nguyên, với những lợi thế về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, Đồng Nai luôn đạt được những thành tích tốt trong thu hút đầu tư. Minh chứng, 7 tháng của năm 2024, tỉnh đã thu hút trên 11,6 ngàn tỷ đồng vốn trong nước, gấp 1,7 lần so với cùng kỳ năm 2023 và trên 981 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài, tăng 40% so với cùng kỳ năm 2023. Các dự án đầu tư mới đều có quy mô vốn lớn, sử dụng công nghệ tiên tiến… Mục tiêu đến năm 2030, Đồng Nai trở thành tỉnh phát triển trong nhóm đầu của cả nước, đi đầu trong phát triển về kinh tế hàng không, công nghiệp hiện đại - công nghệ cao, khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo. Lấy Cảng hàng không quốc tế Long Thành làm hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế trên các lĩnh vực hạ tầng giao thông, công nghiệp, dịch vụ và logistics. Hệ thống đô thị phát triển theo hướng hiện đại, thông minh, bền vững, giàu bản sắc, đặc trưng là phát triển đô thị sân bay, đô thị sinh thái đẳng cấp quốc tế…

Muốn thực hiện mục tiêu trên, nhiệm vụ trọng tâm là hỗ trợ doanh nghiệp và đẩy nhanh kết quả giải quyết TTHC theo đúng quy định; đẩy mạnh chuyển đổi số, cung cấp dịch vụ công bảo đảm tính liên thông, đồng bộ, thống nhất; thực hiện hiệu quả công tác quản lý nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và cải thiện môi trường đầu tư.

Chia sẻ về nội dung chuyển đổi số và CCHC, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Tạ Quang Trường nhấn mạnh: Người làm chuyển đổi số phải có tư duy để trong nhiều thủ tục, nhiều bước, suy nghĩ lựa chọn những bước với cơ sở dữ liệu phù hợp ngành mình, đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của người dân, doanh nghiệp mới có hiệu quả. Thực tế, những nơi thành công trong chuyển đổi số và số hóa TTHC, 70% đến từ tư duy con người, còn công nghệ chỉ chiếm 30%...

Theo Phó Chủ tịch UBND phường Trảng Dài, thành phố Biên Hòa, Dương Kim Trúc, địa phương luôn xác định mục đích chính, yêu cầu trọng tâm của CCHC là phục vụ tốt nhất người dân, doanh nghiệp. Trong đó, tăng cường trách nhiệm của cán bộ, công chức đã được quy định trong khâu hướng dẫn, tiếp nhận và giải quyết hồ sơ. Niêm yết công khai các TTHC đã được UBND tỉnh công bố tại trụ sở UBND phường và tại các văn phòng khu phố. Thực hiện nghiêm túc việc xin lỗi đối với các trường hợp trễ hạn hồ sơ trong giải quyết TTHC…

Kết luận tọa đàm, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức đánh giá cao các ý kiến trao đổi của các cơ quan, đơn vị, địa phương; đề nghị các sở, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị quán triệt nghiêm các chỉ đạo của cấp trên về CCHC nói chung, nhất là về các chỉ số còn thấp. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong thực hiện CCHC theo định hướng “tập trung doanh nghiệp, hướng về cơ sở”, nâng cao chất lượng phục vụ giải quyết TTHC cấp xã… Tiếp tục nêu cao trách nhiệm người đứng đầu, nhất là trong chỉ đạo, đôn đốc, giám sát, khắc phục hạn chế. Chấn chỉnh trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ.

Địa phương

Ứng Hòa hướng đến nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Ứng Hòa hướng đến nông thôn mới nâng cao

Xuất phát điểm thấp, gặp nhiều khó khăn khi triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), song với quyết tâm cao, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội đã có nhiều đổi mới trong cách triển khai thực hiện, nhờ đó đến nay diện mạo nông thôn các địa bàn có nhiều khởi sắc, đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt...

Trên con đường thoát nghèo của người dân Mộc Châu luôn có cán bộ NHCSXH đồng hành.
Trên đường phát triển

Mộc Châu sẽ là đô thị xanh hiện đại

Mộc Châu nay đã khác! Những ưu đãi của thiên nhiên ban tặng đang được đồng bào các dân tộc trên địa bàn nâng niu và chuyển hóa thành sức mạnh vật chất, góp phần xây dựng đời sống ngày một sung túc, đầm ấm hơn. Trên hành trình ấy, luôn có các chính sách tín dụng xã hội - như một chất "dẫn", một bệ đỡ vững chắc hỗ trợ cho bà con trên chặng đường trở thành đô thị xanh, hiện đại.

Bà con được hưởng lợi từ các công trình
Trên đường phát triển

Bà con được hưởng lợi từ các công trình

Thời gian qua, từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình 1719), tỉnh Nghệ An được hỗ trợ để xây dựng nhiều công trình nước sinh hoạt… Hiện, một số công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, đem lại nhiều lợi ích, niềm vui lớn cho bà con Nhân dân vùng cao.

Công nghiệp đóng vai trò rất lớn trong tăng trưởng kinh tế của Khánh Hòa. Ảnh: ĐÌNH LÂM
Địa phương

Đổi mới mô hình tăng trưởng trên nền tảng khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Năm 2025 được xác định là năm tăng tốc, bứt phá phát triển kinh tế – xã hội, UBND tỉnh Khánh Hòa tập trung phấn đấu thực hiện hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025; tiếp tục giữ vững tăng trưởng kinh tế trên cơ sở đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng trên nền tảng của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, theo hướng đa dạng hóa, gia tăng giá trị và hiệu quả; phát triển kinh tế xanh, tuần hoàn…

Bí thư Tỉnh ủy Nghiêm Xuân Thành trao Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị số 36 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy. Ảnh: THÀNH NGUYỄN
Địa phương

Hướng tới xây dựng tỉnh Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Toàn hệ thống chính trị tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng; đoàn kết đồng lòng, khơi dậy khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu “thập niên nâng tầm phát triển”, tăng trưởng kinh tế hai con số để hướng tới xây dựng tỉnh Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; cực tăng trưởng của khu vực Nam Trung bộ Tây Nguyên và cả nước, nơi Nhân dân có mức sống cao, hiền hòa và hạnh phúc.

Năm 2024, Khánh Hòa đón 10,6 triệu lượt khách du lịch. Ảnh: Quốc Bảo
Địa phương

Du lịch Khánh Hòa tăng trưởng ấn tượng

Theo Báo cáo công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh Khánh Hòa và tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, năm 2024, du lịch - ngành kinh tế trụ cột của Khánh Hòa tăng trưởng ấn tượng với 10,6 triệu lượt khách, doanh thu du lịch tăng 53,9% so với năm 2023; tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công dự kiến hết ngày 31.1.2025 ước đạt 95% so với kế hoạch vốn được UBND tỉnh giao thực tế…

Kinh nghiệm giảm nghèo của xã Bình Long, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
Trên đường phát triển

Kinh nghiệm giảm nghèo của xã Bình Long, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

Là một xã thuần nông của huyện vùng cao Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, xã Bình Long đã gian nan về đích nông thôn mới (NTM) năm 2021. Sự nỗ lực tìm hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp, từng bước thay đổi phương thức sản xuất của người dân đồng thời tranh thủ nguồn lực từ các chính sách giảm nghèo dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo từ 60% vào năm 2016 hiện còn dưới 8,5%.

Doanh nghiệp chuyển đổi số để rút ngắn quy trình, thủ tục giải quyết công việc. Ảnh: ITN
Địa phương

Ngành Công Thương Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số

Xác định chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, Sở Công Thương Hà Nội đã và đang tập trung triển khai hiệu quả các giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số. Cụ thể, đẩy mạnh chuyển đổi số trong các hoạt động quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh, tạo môi trường chuyển đổi số toàn diện, hiệu quả.