Tạo không gian, nguồn lực để phát triển đại học số

Phát biểu tại Hội thảo quốc gia “Chuyển đổi số trong giáo dục mở thúc đẩy học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập” chiều 13.5, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phan Tâm cho rằng, để giáo dục mở, đại học số thực sự đi vào cuộc sống, thể chế là quan trọng và phải đi trước một bước để tạo ra không gian, nguồn lực phát triển.

Nhận định rõ rào cản, lựa chọn chiến lược thích hợp

Đại học số là mô hình giáo dục đại học mới, tích hợp triệt để công nghệ số vào mọi hoạt động như đào tạo, nghiên cứu, quản trị... Đây không chỉ là mô hình số hóa hay ứng dụng công nghệ đơn thuần, mà là sự chuyển đổi toàn diện về tổ chức, vận hành, mô hình kinh doanh và văn hóa tại các trường đại học nhằm tối đa hóa lợi ích từ công nghệ số. Mô hình này đòi hỏi sự thay đổi sâu rộng trong tư duy của các bên liên quan, khuyến khích hình thành hệ sinh thái số tích hợp, liên kết giữa các trường.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đồng chủ trì Hội thảo chiều 13.5 - Ảnh: Trần Hiệp
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đồng chủ trì Hội thảo chiều 13.5. Ảnh: Trần Hiệp

Theo nhóm nghiên cứu Nguyễn Mai Hương, Ngô Văn Đức (Trường Đại học Mở Hà Nội), thành công của quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học phụ thuộc lớn vào việc các nhà hoạch định chính sách có xác định, nhận diện và hiểu rõ những rào cản, thách thức tiềm tàng hay không, từ đó đưa ra các chiến lược và giải pháp phù hợp để vượt qua chúng. Nếu thiếu nhận thức về các trở ngại, các trường đại học sẽ gặp khó khăn trong việc xác định mục tiêu và lựa chọn chiến lược thích hợp cho quá trình chuyển đổi số của mình.

Nhóm tác giả chỉ ra rằng, các rào cản ảnh hưởng đến việc áp dụng mô hình giáo dục đại học số chủ yếu do thiếu kinh phí và hạn chế về ngân sách, cũng như các vấn đề pháp lý. Các trường đại học có thể không có nguồn tài chính cần thiết để đầu tư vào công nghệ mới, nâng cấp cơ sở hạ tầng hiện có hoặc thuê nhân viên có trình độ để quản lý chuyển đổi số.

Cùng với đó, rủi ro an ninh mạng, bảo mật dữ liệu cá nhân, bảo mật dữ liệu của các cơ sở giáo dục đại học chẳng hạn như vi phạm dữ liệu, đánh cắp danh tính và tấn công lừa đảo, là vô cùng lớn đối với các trường đại học triển khai mô hình đại học số. Việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định về bảo mật công nghệ thông tin là một vấn đề quan trọng, đặc biệt khi liên quan đến thông tin nhạy cảm của sinh viên và giảng viên.

Chưa kể rào cản quan trọng khác là thiếu sự lãnh đạo cho quá trình thay đổi. Chuyển đổi số đòi hỏi sự lãnh đạo và quản trị mạnh mẽ để bảo đảm các sáng kiến phù hợp với mục tiêu chiến lược chung của trường đại học. Điều này bao gồm việc đặt ra mục tiêu rõ ràng, thiết lập trách nhiệm giải trình và cung cấp nguồn lực cũng như hỗ trợ cho các sáng kiến số…

Đề xuất xây dựng chính sách quốc gia về học liệu mở

Tại Việt Nam, việc ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo đã được chú trọng và đẩy mạnh ở các cấp bậc khác nhau. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25.1.2022 phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030”. Trên cơ sở đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Kế hoạch tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 - 2025. Đối với các cơ sở giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành bộ chỉ số, tiêu chí đánh giá chuyển đổi số cơ sở giáo dục đại học.

Công tác chuyển đổi số của ngành giáo dục đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, song theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, vẫn còn nhiều thách thức. Trong đó cần được làm sáng tỏ các vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn, tiêu chí được công nhận là đại học thông minh, đại học số; cơ chế phối hợp xây dựng, tích hợp, bảo đảm chất lượng, chia sẻ, khai thác nguồn tài nguyên giáo dục mở, học liệu mở, các khóa học trực tuyến đại chúng mở của các cơ sở giáo dục, các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước; chính sách ghi nhận, công nhận kết quả tự học từ các nền tảng số và truyền thông...

Theo mục tiêu đến năm 2030 được xác định trong Đề án ban hành kèm theo Quyết định số 131/QĐ-TTg, “giáo dục đại học số trở thành một trụ cột của hệ thống giáo dục đại học, chiếm tỷ trọng 30% quy mô; 100% cơ sở giáo dục đại học cung cấp các chương trình đào tạo (cấp bằng) hình thức từ xa, trực tuyến”. Trên cơ sở pháp lý, cùng với xu hướng phát triển và ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin vào quá trình giáo dục và đào tạo cũng như sức ép về lợi thế cạnh tranh nội tại giữa các trường trong nước và với các trường nước ngoài có các chương trình đào tạo trực tuyến uy tín, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hệ sinh thái giáo dục và đào tạo đã trở thành bắt buộc hơn là một lựa chọn đối với các trường đại học.

Ông Nguyễn Mậu Vũ, Trung tâm Nghiên cứu và Đổi mới Giáo dục, Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh, cho rằng, trước những thách thức đặt ra cho nền giáo dục đại học số hiện nay, các cơ sở giáo dục Việt Nam phải nhanh chóng thích ứng, biến khó khăn thành cơ hội để xây dựng một nền giáo dục học tập thông minh, thích ứng, tạo cơ hội học tập suốt đời toàn dân.

Ông Vũ đề xuất việc xây dựng một chính sách quốc gia về học liệu mở. Trong đó, quy định tính pháp lý về phát triển học liệu mở, cũng như định hướng hợp tác chia sẻ nội dung trên cơ sở các nguồn học liệu mở có sẵn giữa các trường đại học. Từ đó tạo lập hệ sinh thái về nguồn học liệu mở cho các trường đại học ở Việt Nam, tiến tới hòa chung với hệ sinh thái toàn cầu. Có như vậy, giáo dục đại học số Việt Nam mới nhanh chóng tiếp cận kho tri thức khổng lồ, nhằm tạo điều kiện cho người học ở mọi cấp độ, mọi lứa tuổi phát huy tinh thần hiếu học và học tập suốt đời.

Từ kinh nghiệm xây dựng đại học số tại Trường Đại học Mở Hà Nội, ông Đặng Hải Đăng khuyến nghị, việc chuyển đổi số nói chung và đại học số nói riêng lấy con người làm trung tâm, trong đó các dữ liệu từ sinh viên, giảng viên, đối tác, các bên liên quan phải được thu thập và phân tích. Phải mô hình hóa hệ thống trục dữ liệu tổng thể của cơ sở giáo dục trước khi thực hiện các quyết định xây dựng các hệ thống quản lý tác nghiệp.

Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, về xét tuyển học bạ phải dùng cả kết quả lớp 12; Chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành.

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện
Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện

Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ vị thành niên là vô cùng quan trọng. Bởi phần lớn em tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật, đang học tại các trường giáo dưỡng đến từ những gia đình không hoàn thiện. Chính sự quan tâm, yêu thương là yếu tố quan trọng quan trọng để giáo dục và định hướng cho những em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện.

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)
Giáo dục

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)

Ngày 20.11, tại sân Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều) đã diễn ra buổi lễ Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 đầy cảm xúc và trang trọng. Buổi lễ không chỉ là dịp để các thế hệ học trò thể hiện lòng tri ân đối với thầy cô mà còn là không gian ấm áp, gắn kết tình cảm thầy trò.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Chiều tối nay, 20.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc gặp mặt của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với đại biểu Quốc hội là nhà giáo, nguyên là nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 - 20.11.2024). 

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
Giáo dục

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày 20.11, nhiều Trường Đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng đã tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và trao tặng bằng khen của Bộ GD-ĐT, Đại học Đà Nẵng cho các nhà giáo có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô
Giáo dục

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô

Ngày 20.11.2024, trong khuôn khổ chuỗi dự án vì cộng đồng “Một Triệu Bữa Cơm Có Thịt”, tại trường Tiểu học Tân Tiến, Bản Pe, Lạng Sơn, CHIN-SU đã phối hợp cùng Quỹ Trò nghèo Vùng cao và các nghệ nhân đầu bếp chuyên nghiệp mang đến “chảo cơm có thịt khổng lồ”. Đây là một hoạt động đặc sắc, ý nghĩa tiếp sức học trò và tiếp lửa thầy cô nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Đạo làm thầy
Giáo dục

Đạo làm thầy

Mỗi người chúng ta đã một thời là học trò và cũng có người đã là thầy. Những người làm thầy, dù mới ra trường hay đã có mấy chục năm trong nghề vẫn bâng khuâng nhớ tới những kỷ niệm của tuổi học trò, nhớ tới những người thầy với tất cả tình cảm thiêng liêng, trân quý và biết ơn sâu lắng nhất.