Tăng cường truyền thông thay đổi định kiến

Hướng tới mục tiêu bình đẳng giới trong phân công làm việc nhà cho phụ nữ dân tộc thiểu số, nhiều ý kiến cho rằng, việc tiếp tục tăng cường hoạt động truyền thông thay đổi định kiến và khuôn mẫu giới về công việc nhà không được trả lương của phụ nữ dân tộc thiểu số là rất cần thiết.

Tăng cường truyền thông thay đổi định kiến -0
Phụ nữ dân tộc thiểu số rất cần sự chia sẻ gánh nặng công việc gia đình

Gánh nặng công việc nội trợ nặng nề hơn

Theo phân tích của Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women), Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Vụ Dân tộc thiểu số, Ủy ban Dân tộc từ kết quả điều tra thu thập thông tin 53 dân tộc thiểu số lần thứ II, gánh nặng công việc chăm sóc không được trả công trong hộ gia đình dân tộc thiểu số hiện nay vẫn đang đặt nhiều hơn vào phụ nữ và trẻ em gái.

Theo khảo sát, có 74% phụ nữ dân tộc thiểu số và 5% trẻ em gái dân tộc thiểu số thường xuyên đảm nhận công việc đi lấy nước sinh hoạt trong hộ gia đình, so với tỷ lệ tương ứng của cả nước và 65% và 2%. Có 20% hộ gia đình dân tộc thiểu số mất hơn 30 phút đi lấy nước sinh hoạt, so với tỷ lệ tương ứng của cả nước là gần 4%. Đối với các dân tộc thiểu số theo chế độ mẫu hệ, phụ nữ chịu trách nhiệm chính trong hoạt động kinh tế tạo thu nhập, đồng thời chịu trách nhiệm chính trong công việc nội trợ, chăm sóc của hộ gia đình.

Tính trung bình người phụ nữ ở các gia đình dân tộc thiểu số phải làm việc nhà nhiều hơn so với nam giới gấp gần 1,5 lần. Tuy nhiên, khoảng cách giới về thời gian làm việc nhà khác nhau theo các nhóm dân tộc và khu vực. Chênh lệch giữa thời gian làm việc nhà của nam giới và phụ nữ các dân tộc theo chế độ mẫu hệ là 1,5 lần, trong khi đó với dân tộc theo chế độ phụ hệ là 0,7 lần.

Nguyên nhân là do nhận thức của phụ nữ dân tộc thiểu số và cộng đồng người dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng nặng nề của định kiến và khuôn mẫu giới về phân công công việc trong gia đình, áp đặt công việc nội trợ, chăm sóc trẻ em, người già, người ốm trong gia đình là trách nhiệm, nghĩa vụ của phụ nữ. Chưa kể, trong bối cảnh cơ sở hạ tầng ở vùng dân tộc thiểu số kém phát triển hoặc xa nơi ở; thiếu các trang thiết bị hỗ trợ công việc nội trợ, chăm sóc trong hộ gia đình, thiếu các dịch vụ có chất lượng trông trẻ, chăm sóc người già, người ốm… thì gánh nặng công việc nội trợ, chăm sóc gia đình của phụ nữ dân tộc thiểu số càng nặng nề hơn.

Nỗ lực đạt bình đẳng giới trong phân công làm việc nhà

Với rất nhiều chính sách về bình đẳng giới được ban hành và triển khai, kết hợp với tác động của công tác tuyên truyền vận động, nâng cao trình độ học vấn cho phụ nữ dân tộc thiểu số… trong những năm qua đã có tác dụng nhất định trong việc huy động sự tham gia đồng đều của hai giới vào các công việc gia đình, nhất là với giới trẻ trong vấn đề nuôi dạy con và thay mặt gia đình trong quan hệ với bên ngoài.

Đơn cử, nam giới người Mường ngoài việc lao động sản xuất đã giúp phụ nữ những công việc nhà như đưa đón cháu đi học, trông cháu, chơi với cháu… Nhờ đó, phụ nữ Mường đã có thêm thời giờ nghỉ ngơi hoặc tham gia sinh hoạt câu lạc bộ dân ca, dân vũ… Những chuyển biến tích cực này cho thấy việc tiếp tục tăng cường hoạt động truyền thông thay đổi định kiến và khuôn mẫu giới về công việc nhà  không được trả lương của phụ nữ dân tộc thiểu số là rất cần thiết.

Song để tăng hiệu quả, nhiều ý kiến cho rằng, đối tượng truyền thông cần gồm cả phụ nữ và nam giới, cả trẻ em trai và trẻ em gái dân tộc thiểu số. Điều này sẽ góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, thúc đẩy sự chia sẻ trách nhiệm và phân công lại công việc chăm sóc trong hộ gia đình dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển hạ tầng cơ sở ở vùng dân tộc thiểu số có đáp ứng giới. Cũng như quy định tỷ lệ phụ nữ dân tộc thiểu số được tham gia, có tiếng nói đại diện trong các quyết định liên quan đến phát triển cơ sở hạ tầng ở địa phương. Đẩy mạnh hoạt động nâng cao năng lực thông qua đào tạo, tập huấn kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ dân tộc thiểu số để tham gia vào các quyết định về phát triển cơ sở hạ tầng.

Ngoài ra, tăng cường hoạt động khảo sát, nghiên cứu sử dụng phương pháp và công cụ của quốc tế để đo lường thời gian phụ nữ và nam giới dân tộc thiểu số dành cho công việc chăm sóc không được trả công trong hộ gia đình. Khuyến khích các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách áp dụng phương pháp tiếp cận khoa học về công việc chăm sóc không lương trong hoạch định và thực hiện chính sách cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Sức khỏe

Người phụ nữ bỏng nặng khi đi giác hơi
Sức khỏe

Người phụ nữ bỏng nặng khi đi giác hơi

Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi để giảm bớt căng thẳng, bà T.T.T., 54 tuổi, ở Long An đã gặp phải sự cố bị cồn nóng đổ vào người. Cồn bắt lửa, bốc cháy, gây bỏng nặng vùng lưng và bụng.

Người đàn ông nguy kịch vì vi khuẩn gây bệnh Whitmore "tấn công"
Sức khỏe

Người đàn ông nguy kịch vì vi khuẩn gây bệnh Whitmore "tấn công"

Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị một trường hợp nguy kịch vì bệnh Whitmore. Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm, kết hợp với nền bệnh lý đái tháo đường không kiểm soát, đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh.

Các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn núp bóng spa ở Hà Tĩnh: Đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan!
Sức khỏe

Các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn núp bóng spa ở Hà Tĩnh: Đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan!

Sở Y tế Hà Tĩnh khẳng định những cơ sở thẩm mỹ Minh Tuyết, Mậm Spa, Trinh Tây Spa chưa được các cơ quan có chức năng cấp phép thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn. Các cơ sở thường thực hiện dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn lén lút, cảnh giác cao nên rất khó để xử lý, đòi hỏi phải có sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan.