Ngành Y tế Lào Cai:

Tăng cường chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân

Những năm qua, hệ thống y tế cơ sở trên địa bàn tỉnh Lào Cai đóng vai trò rất quan trọng trong việc theo dõi, chăm sóc sức khoẻ góp phần giảm gánh nặng bệnh tật, tử vong và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Trong thời gian qua, tỉnh Lào Cai đã tổ chức thực hiện đồng bộ các chương trình y tế - dân số và các đề án, chương trình về nâng cao sức khỏe và tầm vóc người Việt Nam. Triển khai tích cực các chương trình hỗ trợ dinh dưỡng và chăm sóc đối với bà mẹ và trẻ em ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, địa bàn đặc biệt khó khăn.

Áp dụng công nghệ hiện đại

Đối với y tế tuyến huyện trên địa bàn tỉnh gồm có Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) và Trung tâm Y tế (Trung tâm Y tế hai chức năng đối với huyện Si Ma Cai). Các bệnh viện đa khoa huyện trên địa bàn tỉnh cơ bản đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh phổ biến cho nhân dân. Nhiều kỹ thuật mới, chuyên sâu cũng đã được triển khai ở tuyến huyện như mổ nội soi, phẫu thuật sọ não, khám chữa bệnh từ xa (telehealth) được hầu hết bệnh viện tuyến huyện thực hiện kết nối với các bệnh viện trung ương, góp phần tăng cơ hội tiếp cận của người dân với các dịch vụ kỹ thuật cao ngay tại cơ sở.

Lào Cai nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe Nhân dân. Ảnh: ITN
Lào Cai nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe Nhân dân. Nguồn: ITN

Theo thống kê của ngành y tế tỉnh, trên địa bàn tỉnh Lào Cai hiện có 8/9 Bệnh viện Đa khoa huyện đạt hạng 2. Tỷ lệ chuyển tuyến nội trú ngày càng giảm (năm 2019: 3,0%, năm 2020: 3,3% năm 2021: 2,7%; năm 2022: 2,3%).

Bên cạnh đó, ngành y tế tỉnh cũng tích cực công tác đào tạo nâng cao năng lực cán bộ, duy trì thực hiện tốt Đề án 1816 về luân phiên cán bộ cho tuyến dưới. Triển khai thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh y học cổ truyền (YHCT) kết hợp y học hiện đại các BVĐK huyện, thành phố đều có khoa YHCT (10-15 giường bệnh). Phối hợp thực hiện tốt công tác giám sát, phát hiện dịch bệnh; thực hiện quản lý, chỉ đạo chuyên môn các phòng khám đa khoa khu vực (PKĐKKV), giúp đỡ, hướng dẫn các trạm y tế trong công tác khám chữa bệnh.

Đối với trung tâm y tế tuyến huyện chịu trách nhiệm triển khai, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về y tế dự phòng, phòng chống bệnh truyền nhiễm, kiểm soát bệnh không lây nhiễm, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, quản lý và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, sức khỏe học đường, phòng chống bệnh nghề nghiệp, vệ sinh môi trường, nước sạch và truyền thông giáo dục sức khỏe, thường xuyên giám sát, hỗ trợ, kiểm tra trực tiếp tuyến xã.

Trạm y tế xã cơ bản thực hiện tốt việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, truyền thông, giáo dục sức khỏe. Hiện, 147/152 trạm y tế xã có cán bộ YHCT và định hướng YHCT (96,7%). Số lần khám bệnh YHCT bình quân đạt từ 16 - 20% số lần khám bệnh chung. 100% các trạm y tế đã quản lý sức khỏe cho nhân dân bằng sổ sức khỏe điện tử; 96% trạm y tế quản lý, cấp thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp; 82% trạm y tế quản lý và cấp thuốc tâm thần cộng đồng (động kinh, tâm thần phân liệt); 100% trạm y tế thực hiện chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, người cao tuổi. 89% trạm y tế đã đủ điều kiện khám chữa bệnh Bảo hiểm Y tế.

Tỷ lệ khám chữa bệnh tuyến xã đạt khoảng 62,4% tổng số lượt khám chữa bệnh toàn tỉnh. Một số trạm y tế cung cấp được dịch vụ siêu âm, điện tim (khoảng 10% số trạm). Tuy nhiên chất lượng khám chữa bệnh tại tuyến xã vẫn còn ở mức hạn chế, tỷ lệ cung ứng các dịch vụ y tế theo phân tuyến hầu hết mới đạt khoảng 50% - 60% so với quy định của Bộ Y tế; có 148/152 xã duy trì đạt Bộ Tiêu chí quốc gia y tế.

Tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Theo báo cáo của UBND tỉnh Lào Cai, công táctruyền thông giáo dục sức khỏe (GDSK), giám sát phòng chống dịch bệnh góp phần nâng caonhận thức của người dân, ổn định tình hình dịch bệnh ngày càng ổn định. Các mục tiêu chương trình y tế được triển khai thường xuyên, hiệu quả; tỷ lệ mắc, chết các dịch bệnh nguy hiểm, đặc biệt là tỷ lệ chết mẹ, chết trẻ em giảm qua các năm, khống chế tỷ lệ lây nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng dưới 0,21%, duy trì thanh toán bệnh phong.

Tỷ lệ trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ hằng năm đạt trên 96%; Tỷ lệ dân số được quản lý bằng hồ sơ sức khỏe điện tử năm 2022 đạt 76%; Tỷ lệ trạm y tế xã, phường, thị trấn triển khai dự phòng, quản lý điều trị bệnh không lây nhiễm đạt 70%.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, ngành y tế Lào Cai vẫn tồn tại nhiều khó khăn, hạn chế như: chất lượng dịch vụ tuyến huyện, xã còn những hạn chế nhất định, hầu hết các bệnh viện chưa thực hiện được hết các dịch vụ theo quy định của Bộ Y tế. Công tác xây dựng xã đạt bộ tiêu chí quốc gia y tế tuy đạt chỉ tiêu, nhưng chất lượng thấp.

Hạn mức chi của quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) cho tuyến cơ sở còn thấp; nhân lực, trình độ của nhân viên trạm y tế còn hạn chế; danh mục thuốc, kỹ thuật ít... Quản lý bệnh mạn tính tại cộng đồng đang gặp nhiều khó khăn do năng lực chuyên môn của nhân viên y tế chưa tạo được sự tin tưởng của người dân. Bên cạnh đó, nguồn kinh phí được trích theo quy định hiện hành khó đáp ứng được việc quản lý các bệnh mạn tính tại cơ sở. Mặc dù tỷ lệ đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu ở các trạm y tế khá cao nhưng quyền lợi còn hạn chế, chi phí trung bình cho một đơn thuốc thấp đã gây khó khăn cho việc thu hút bệnh nhân tại tuyến y tế cơ sở.

Thời gian tới ngành y tế tỉnh Lào Cai tiếp tục thực hiện các biện pháp nhằm giải quyết những tồn tại, hạn chế tiếp tục cải thiện đời sống sức khỏe cho người dân, nâng cao năng lực khám chữa bệnh, cũng như kiện toàn và phát triển hệ thống khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng từ tỉnh đến cơ sở; Thực hiện, chăm sóc toàn diện người bệnh và nâng cao sự hài lòng của người bệnh ở các tuyến.

Phát triển các kỹ thuật y khoa chuyên sâu; phát huy lợi thế y học cổ truyền, kết hợp chặt chẽ y học cổ truyền với y học hiện đại. Sớm ban hành Danh mục kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh, xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật; đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực y tế; thực hiện lập hồ sơ quản lý sức khỏe điện tử đến từng người dân, tiến tới mọi người dân đều được theo dõi, quản lý sức khỏe, khám và chăm sóc sức khỏe theo định kỳ.

Địa phương

Chú trọng công tác phát triển Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước
Địa phương

Chú trọng công tác phát triển Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước

Ngày 12.11, Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU của thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị trao đổi kinh nghiệm hoạt động của Ban Chỉ đạo và công tác phát triển tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội trong các Doanh nghiệp ngoài nhà nước (DNNNN) với thành phố Hồ Chí Minh.

Lãnh đạo Bệnh viện Từ Dũ phê duyệt hàng loạt gói thầu tiết kiệm 0 đồng
Địa phương

Lãnh đạo Bệnh viện Từ Dũ phê duyệt hàng loạt gói thầu tiết kiệm 0 đồng

Từ năm 2021-2024, lãnh đạo Bệnh viện Từ Dũ (284 Cống Quỳnh, phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1) ký quyết định phê duyệt hàng loạt gói thầu trị giá hàng tỷ đồng nhưng tỷ lệ tiết kiệm là 0 đồng. Chỉ tính riêng các gói thầu mua sắm vật tư, hoá chất đã có gần 30 gói thầu tiết kiệm 0 đồng.

Dấu ấn tín dụng chính sách ở Đắk Lắk
Xã hội

Dấu ấn tín dụng chính sách ở Đắk Lắk

Theo Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Đắk Lắk Thượng Văn Điệp, trong những năm qua, việc triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội tại tỉnh Đắk Lắk đã góp phần quan trọng thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới, ổn định an ninh chính trị địa phương.

Tăng cường liên kết, phân phối nhiều mặt hàng tiêu dùng thiết yếu sản xuất trong nước
Địa phương

Tăng cường liên kết, phân phối nhiều mặt hàng tiêu dùng thiết yếu sản xuất trong nước

Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ TP. Bắc Giang, Phó Trưởng Ban chỉ đạo (BCĐ) cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” Nguyễn Thị Thùy Ninh cho biết qua 15 năm triển khai, đến nay, cuộc vận động đã lan tỏa sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân và doanh nghiệp trên địa bàn, đồng thời thay đổi nhận thức, thói quen tiêu dùng và đưa hàng Việt đến gần hơn với người tiêu dùng trong nước.

Lãnh đạo tỉnh tặng bằng khen cho các đơn vị xuất sắc hoàn thành vượt dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2024 trước 2 tháng. Ảnh: VĂN KỲ
Địa phương

Tạo môi trường thuận lợi, duy trì đối thoại thường xuyên với doanh nghiệp

Với quyết tâm phấn đấu chỉ tiêu GRDP đạt 2 con số, dự kiến tổng thu ngân sách nhà nước năm 2024 tỉnh Khánh Hòa cần đạt 20.073 tỷ đồng, vượt 20,3% so với dự toán. Để đạt được kết quả này, toàn ngành Tài chính quyết tâm, nỗ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ, giải pháp; tập trung tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp, cải cách tối đa thủ tục hành chính, duy trì đối thoại thường xuyên với cộng đồng doanh nghiệp để kịp thời nắm bắt khó khăn và có phương án hỗ trợ…

Huyện Đầm Hà (Quảng Ninh): Công ty Cổ phần thương mại và xây dựng Đầm Hà thường xuyên trúng thầu sát giá
Địa phương

Huyện Đầm Hà (Quảng Ninh): Công ty Cổ phần thương mại và xây dựng Đầm Hà thường xuyên trúng thầu sát giá

Thời gian qua, Công ty Cổ phần thương mại và xây dựng Đầm Hà là nhà thầu “quen mặt” thường xuyên trúng các gói thầu do Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Đầm Hà (tỉnh Quảng Ninh) làm chủ đầu tư. Đặc biệt, nhiều gói thầu của doanh nghiệp này có kết quả tiết kiệm cho ngân sách nhà nước ở mức thấp.

TP.Hà Nội: Cải thiện tiến độ giải ngân để đạt kết quả cao nhất khi kết thúc năm ngân sách
Địa phương

TP.Hà Nội: Cải thiện tiến độ giải ngân để đạt kết quả cao nhất khi kết thúc năm ngân sách

Năm 2024, thành phố Hà Nội được giao giải ngân vốn đầu tư công 81.033 tỷ đồng. Từ đầu năm đến nay, việc triển khai kế hoạch đầu tư công đã có chuyển biến tích cực, lũy kế giải ngân vốn đầu tư công đến hết quý III năm 2024 của thành phố về giá trị tuyệt đối đứng thứ hai cả nước và cao hơn cùng kỳ năm 2023.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Giám đốc Ban QLDA ĐTXD huyện Đất Đỏ ký duyệt hơn 200 gói thầu đầu tư công, tỷ lệ tiết kiệm ngân sách “nhỏ giọt”
Địa phương

Bà Rịa – Vũng Tàu: Giám đốc Ban QLDA ĐTXD huyện Đất Đỏ ký duyệt hơn 200 gói thầu đầu tư công, tỷ lệ tiết kiệm ngân sách “nhỏ giọt”

Thời gian qua, ông Cam Quốc Bình – Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã ký phê duyệt hơn 200 gói thầu đầu tư công có tỷ lệ tiết kiệm ngân sách ở mức "nhỏ giọt", dưới 1%. Trong đó có nhiều gói thầu hàng chục tỷ tiết kiệm ngân sách chỉ vài triệu đồng.

Giải quyết TTHC tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Nam Định.
Trên đường phát triển

Nâng chất lượng, tăng hiệu quả trong cải cách hành chính

Trong 9 tháng năm 2024, tỉnh Nam Định đã thực hiện hiệu quả Bộ Chỉ số Chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính (TTHC), cung cấp dịch vụ công theo thời gian thực trên môi trường điện tử (Bộ chỉ số), đứng trong top 10 trên toàn quốc. Nhưng riêng tháng 9 và 10, kết quả thực hiện bộ chỉ số này lại bị hạ xuống đứng thứ 21 và 34/63 tỉnh, thành phố. Hiện, tỉnh đang nỗ lực đưa nhiều giải pháp tháo gỡ để nhanh chóng lấy lại vị trí top đầu của cả nước.

Hiệu quả từ các mô hình khuyến nông
Trên đường phát triển

Hiệu quả từ các mô hình khuyến nông

Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã triển khai hiệu quả chương trình khuyến nông thông qua việc xây dựng trình diễn các mô hình, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho bà con nông dân. Nhờ đó, đã giúp tăng năng suất cây trồng, vật nuôi từ 20 - 25%, cho hiệu quả kinh tế tăng khoảng 30 - 35%, hạn chế dịch bệnh, giảm ô nhiễm môi trường và bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm…

Phân cấp, ủy quyền, tránh cứng nhắc
Ý kiến đại biểu

Phân cấp, ủy quyền, tránh cứng nhắc

Từ thực tiễn quản lý các khu công nghiệp, khu kinh tế (KCN, KKT) tại thành phố Hải Phòng, ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng) đề xuất việc phân cấp, ủy quyền cho UBND thành phố được chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN, khu chế xuất phù hợp với quy hoạch; việc đầu tư thành lập các KCN trên địa bàn thành phố không thuộc trường hợp phải áp dụng điều kiện về tỷ lệ lấp đầy bình quân các KCN trên địa bàn đạt tối thiểu 60%...