Sổ tay:

Sớm hoàn thiện dữ liệu hộ tịch điện tử

Hiện nay, các văn bản liên quan đến việc xây dựng, vận hành Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử đã được ban hành đầy đủ từ Luật Hộ tịch, Nghị định 87/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến, đến Thông tư 01/2022/TT-BTP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28.7.2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến. Vậy nhưng đến nay, Cơ sở này vẫn đang giai đoạn… gấp rút hoàn thành. Điều đáng nói là Luật Hộ tịch có hiệu lực từ ngày 1.1.2016.

Các văn bản nêu trên đã quy định việc kết nối, chia sẻ thông tin giữa Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm, các cơ sở dữ liệu khác; Cổng Dịch vụ công quốc gia; Cổng Dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp tỉnh, các hệ thống thông tin điện tử phục vụ giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia...

Các văn bản này cũng nêu rõ, Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử được lập trên cơ sở tin học hóa công tác đăng ký hộ tịch, nhằm lưu giữ thông tin hộ tịch của cá nhân được đăng ký theo quy định pháp luật, bằng thiết bị số, trong môi trường mạng, thông qua phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung. Như vậy, Cơ sở dữ liệu hộ tịch là nguồn tài nguyên đầu vào quan trọng cho các cơ sở dữ liệu liên quan.

Hiện nay, Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử triển khai tại 63 tỉnh, thành phố đã ghi nhận có trên 21,2 triệu dữ liệu khai sinh với trên 6,4 triệu dữ liệu khai sinh đủ điều kiện, đã được Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cấp số định danh cá nhân; hơn 2,7 triệu dữ liệu khai sinh của trẻ em dưới 6 tuổi đã được chuyển thành công sang Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm để cấp thẻ BHYT; hơn 4,2 triệu dữ liệu kết hôn; hơn 3 triệu dữ liệu khai tử; và trên 5,6 triệu hồ sơ đăng ký các sự kiện hộ tịch khác.

Tuy nhiên, do chưa được đầu tư nguồn lực, nguồn vốn đầu tư công trung hạn để triển khai một cách tổng thể toàn diện, đến nay Cơ sở này còn thiếu rất nhiều hạng mục. Đơn cử, trên hệ thống mới ghi nhận thông tin hộ tịch của trên 5 triệu trẻ em được đăng ký khai sinh và một số dữ liệu về cha mẹ của trẻ em. So với thực tế, số liệu này còn chưa đầy đủ vì theo thống kê mỗi năm có khoảng 1,7 - 1,8 triệu trẻ em được đăng ký khai sinh. Không chỉ vậy, dữ liệu hộ tịch của trên 90 triệu công dân Việt Nam hiện vẫn chủ yếu tồn tại trên hệ thống sổ sách hộ tịch mà chưa được số hóa vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử. Vì thế, chưa thể cập nhật thông tin hộ tịch cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo quy định của Luật Hộ tịch và Luật Căn cước công dân.

Hiện các địa phương trong cả nước đang gấp rút số hóa dữ liệu hộ tịch từ sổ giấy, chuyển đổi và chuẩn hóa dữ liệu, cập nhật Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử. Dự kiến khi dự án đầu tư công nâng cấp hoàn thiện Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử được hoàn thành vào đầu năm 2023, sẽ có đủ cơ sở để triển khai thực hiện việc cấp và sử dụng bản điện tử giấy tờ hộ tịch. Liệu có kịp đích để kết nối, chia sẻ? 

Giải đáp pháp luật

Bị cho nghỉ cuối năm vì khó khăn kinh tế, người lao động có được hưởng trợ cấp mất việc không?
Giải đáp pháp luật

Bị cho nghỉ cuối năm vì khó khăn kinh tế, người lao động có được hưởng trợ cấp mất việc không?

Xin hỏi, trường hợp bị cho nghỉ việc cuối năm vì khó khăn kinh tế, người lao động có được hưởng trợ cấp mất việc không? Không trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đủ điều kiện hưởng thì bị phạt thế nào? – Câu hỏi của bạn Đức Huy (Hải Dương).

“Trợ lý ảo” báo cáo kết quả công tác chuyển đổi số trong TAND tại Hội nghị giới thiệu mô hình chuyển đổi số thành công cấp bộ, ngành của TAND tối cao.
Giải đáp pháp luật

Nâng hiệu quả xét xử nhờ trợ lý ảo

Những năm gần đây, ngành tòa án Việt Nam đã chứng kiến những bước tiến mạnh mẽ trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là trong công tác xét xử và hành chính tư pháp. Một trong những thành tựu đáng chú ý là việc triển khai phần mềm trợ lý ảo tòa án, hỗ trợ cán bộ tòa án trong việc tra cứu văn bản pháp luật, giải quyết tình huống pháp lý và nâng cao hiệu quả xét xử.