Sớm đưa Tây Nguyên ra khỏi “vùng trũng” trong phát triển thương mại

Để khơi thông những điểm nghẽn, đưa Tây Nguyên sớm ra khỏi vị trí “vùng trũng” trong phát triển thương mại, cần có sự thay đổi về tư duy, nhận thức, phương thức tiếp cận trong khai thác các lợi thế đặc thù của vùng. Đồng thời, thúc đẩy biện pháp liên kết vùng thực sự hiệu quả để giúp Tây Nguyên có thể phát huy hết tiềm năng, thế mạnh, biến tiềm năng thành động năng, tiềm lực, nguồn lực lớn.

Tiềm năng lớn nhưng còn nhiều rào cản thương mại

Tại Hội nghị xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Tây Nguyên do Bộ Công thương và UBND tỉnh Đắk Lắk đồng chủ trì tổ chức ngày 26.4, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Vũ Bá Phú nhận định, Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế; đến nay, vùng cũng đã trở thành nơi sản xuất của một số nông sản chủ lực có quy mô lớn, có tỷ trọng cao, nhất là cây công nghiệp, cây ăn quả. Một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam được xếp nhất, nhì của khu vực và thế giới như cà phê, điều, chanh leo, hồ tiêu, macca, cao su... đều trồng ở Tây Nguyên. Diện tích trồng các loại dược liệu quý như sâm ngọc linh, nấm linh chi đỏ, hà thủ ô... cũng đang phát triển nhanh chóng để hình thành các vùng dược liệu tập trung.

Tháo gỡ nhiều điểm nghẽn trong phát triển thương mại của vùng Tây Nguyên. Nguồn:ITN
Tháo gỡ nhiều điểm nghẽn trong phát triển thương mại của vùng Tây Nguyên. Nguồn: ITN

Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu của Tây Nguyên còn khiêm tốn so với cả nước. Trong 2 năm 2022 - 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của vùng mới đạt 4,6 tỷ USD; chiếm chưa đầy 1% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Tây Nguyên dù hội tụ đủ điều kiện để phát triển nhưng hiện tại nhiều “điểm nghẽn” về cơ chế chính sách, khoa học công nghệ. Quy mô sản xuất, chế biến nông sản của vùng còn nhỏ lẻ, manh mún, trung tâm chế biến sâu còn thiếu và yếu dẫn đến các sản phẩm xuất khẩu, nguyên liệu phục vụ xuất khẩu còn thô, giá trị gia tăng thấp. Các sản phẩm chủ lực chất lượng không đồng đều nên còn gặp nhiều rào cản thương mại trong xuất khẩu. Lĩnh vực công nghiệp của vùng còn gặp rất nhiều khó khăn và thách thức khi thiếu nhân lực chất lượng cao, hạ tầng logictics, cơ sở vật chất còn yếu. Đặc biệt, liên kết nội vùng đang thể hiện nhiều điểm yếu, lỏng lẻo, thiếu đầu tư đồng bộ, dẫn tới thiếu các chuỗi cung ứng nội vùng. Những khó khăn này đã tạo ra nhiều rào cản cho hoạt động xúc tiến thương mại trên trong nước và ngoài thế giới.

Theo Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Tuấn Hà, thị trường xuất khẩu của nông sản Tây Nguyên còn nhỏ lẻ, phụ thuộc vào một số thị trường truyền thống, không ổn định, thiếu các bạn hàng lớn. Khi những thị trường này có biến động sẽ ảnh hưởng rất lớn và tiêu cực đến hoạt động sản xuất và tiêu thụ các mặt hàng nông sản của vùng.

Đặc biệt, hệ thống logistisc của vùng còn nhiều hạn chế, toàn vùng hiện chỉ có duy nhất quốc lộ 14 kết nối hầu hết các tỉnh trong vùng với một số vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Duyên hải miền Trung nhưng đang bị quá tải. Kết nói Tây Nguyên với các tỉnh miền Trung hiện dựa vào những tuyến quốc lộ đã có từ lâu, xuống cấp, quá tải khiến việc lưu thông hàng hóa, vận tải trở nên khó khăn…

Tăng cường liên kết vùng để phát triển kinh tế

Trước những thách thức nêu trên, ông Vũ Bá Phú nhấn mạnh, các tỉnh cần tính toán, liên kết với nhau để cùng thống nhất đồng hành phát triển các sản phẩm thế mạnh chủ lực cho từng nhóm sản phẩm của vùng Tây Nguyên. Từ đó, xác định các mô hình chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị phù hợp để khai thác các giá trị sản phẩm tốt nhất. Các doanh nghiệp cần kịp thời cập nhật thông tin về thị trường nước ngoài để nắm bắt được thị hiếu tiêu dùng tại từng thị trường, từ đó điều chỉnh sản phẩm phù hợp theo từng thị trường, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm.

Dưới góc nhìn doanh nghiệp, Tổng Thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam Đặng Phúc Nguyên cho rằng, với lợi thế các mặt hàng nông sản, muốn thúc đẩy thương mại, xuất khẩu, trước mắt Bộ Công thương nên phối hợp với chính quyền các tỉnh Tây Nguyên định kỳ hàng năm tổ chức các hội chợ lớn để xúc tiến thương mại mang tính liên kết, kích cầu du lịch, đơn cử như tổ chức như lễ hội cà phê. Các sản phẩm nông sản của Tây Nguyên, bao gồm rau quả, cũng cần được đưa lên sàn thương mại điện tử, góp phần kết nối với các vùng trong nước và thúc đẩy xuất khẩu ra các thị trường.

Về lâu dài, cần đẩy mạnh đầu tư, hoàn thiện, xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, đặc biệt trong liên thông vùng, kết nối liên quốc gia, cửa khẩu, cảng biển được cho là ưu tiên hàng đầu. Bên cạnh đó, phổ biến tốt hơn cho doanh nghiệp các thông tin về chính sách ưu đãi và thuế phí, luật đầu tư hấp dẫn cho các doanh nghiệp liên kết thành các tập đoàn sản xuất...

Nhằm hỗ trợ xúc tiến thương mại và xuất khẩu cây công nghiệp, đại diện lãnh đạo Sở Công thương tỉnh Đắk Nông cho biết, tỉnh sẽ tập trung liên kết xây dựng những vùng sản xuất có quy mô lớn, phù hợp với từng loại nông sản. Xây dựng chuỗi giá trị cho các loại sản phẩm nông nghiệp từ sản xuất đến tay người tiêu dùng; tiếp tục thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia các hội chợ, triển lãm… Tổ chức và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện chương trình kết nối cung cầu giữa các tỉnh trong vùng và trong cả nước. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác xúc tiến thương mại; đa dạng các hoạt động xúc tiến thương mại trực tuyến…

Tỉnh Đắk Lắk sẽ cùng với các tỉnh khu vực Tây Nguyên tiếp tục kết nối chuỗi giá trị sản xuất của vùng với các tỉnh, thành, vùng, miền trên cả nước. Cùng nhau nâng cao hiệu quả cho công tác xúc tiến thương mại, phát triển xuất nhập khẩu của vùng Tây Nguyên, hỗ trợ các sản phẩm, dịch vụ của vùng tìm được hướng đi thị trường phù hợp trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới đang diễn biến phức tạp.

Địa phương

Bổ nhiệm Phó Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Thương hiệu và Pháp luật
Địa phương

Bổ nhiệm Phó Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Thương hiệu và Pháp luật

Ngày 7.10.2024, tại Cung Trí thức thành phố, Trung ương Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định về việc bổ nhiệm bà Khổng Thị Nhung - Nguyên Phó Tổng Thư ký tòa soạn báo Nhà báo và Công luận giữ chức Phó Tổng Biên tập Tạp chí điện tử (TCĐT) Thương hiệu và Pháp luật.

Đồng bào các dân tộc thiểu số huyện Ba Bể tiếp cận giống mới và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp
Địa phương

Bài cuối: Chủ động khai thác tiềm năng, thế mạnh

Từ thực tiễn công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức công tác dân tộc, chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn cho thấy, cần tăng cường vai trò lãnh đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền. Coi trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS; xây dựng lực lượng cốt cán, phát huy vai trò của những người có uy tín trong cộng đồng DTTS. Đặc biệt, cần bám sát thực tiễn, nắm chắc tâm tư, nguyện vọng, quan tâm giải quyết kịp thời các nhu cầu chính đáng của đồng bào. Chủ động khai thác những tiềm năng, thế mạnh của địa phương giúp đồng bào phát triển kinh tế vươn lên trong cuộc sống.

Trong khuôn khổ chương trình đối thoại, lãnh đạo thành phố Hải Phòng đã trao các biên bản ghi nhớ quan trọng trên 5 lĩnh vực cho các doanh nghiệp
Địa phương

Quan tâm đặc biệt, hỗ trợ thực chất, hiệu quả

Hải Phòng là địa phương tiên phong trong cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đặc biệt xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp phát triển. Khối doanh nghiệp FDI đã đóng góp đặc biệt quan trọng vào sự phát triển của thành phố cả về kinh tế và xã hội. Lãnh đạo thành phố cam kết luôn đồng hành và dành sự quan tâm đặc biệt, hỗ trợ thực chất, hiệu quả để tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của khối doanh nghiệp FDI; thành công của các doanh nghiệp chính là sự phát triển của thành phố, là thành công của chính quyền.

Dành sự quan tâm đặc biệt, hỗ trợ thực chất, hiệu quả
Địa phương

Dành sự quan tâm đặc biệt, hỗ trợ thực chất, hiệu quả

Hải Phòng là địa phương tiên phong trong cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đặc biệt xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp phát triển. Khối doanh nghiệp FDI đã đóng góp đặc biệt quan trọng vào sự phát triển của thành phố cả về kinh tế và xã hội. Lãnh đạo thành phố cam kết luôn đồng hành và dành sự quan tâm đặc biệt, hỗ trợ thực chất, hiệu quả để tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của khối doanh nghiệp FDI; thành công của các doanh nghiệp chính là sự phát triển của thành phố, là thành công của chính quyền.

Mô hình sản xuất dưa lưới an toàn tại xã Hoa Sơn (huyện Ứng Hòa) mang lại giá trị kinh tế cao.
Trên đường phát triển

Phát triển theo hướng sinh thái, hiện đại

Theo thống kê, hiện Hà Nội có 406 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trong đó có 262 mô hình lĩnh vực trồng trọt, 119 mô hình lĩnh vực chăn nuôi, 25 mô hình lĩnh vực thủy sản; tập trung ở các huyện: Hoài Đức, Mê Linh, Gia Lâm, Thường Tín, Đông Anh, Thanh Oai, Đan Phượng…

Đổ bê tông tuyến đường liên thôn Cốc Lải - Ta Đào, xã Cao Tân, huyện Pác Nặm
Trên đường phát triển

Bài 3: Đổi thay từ cách làm mới

Những kết quả đạt được trong công tác dân tộc có sự đóng góp rất lớn của đồng bào các dân tộc ở tất cả các lĩnh vực, góp phần đổi mới vùng dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn. Nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học mới vào sản xuất; nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả, thu nhập cao; người dân nhiệt tình hưởng ứng phong trào hiến đất, chặt bỏ cây gỗ giá trị mà không yêu cầu đền bù, huy động được nhiều nguồn lực từ người dân thực hiện nông thôn mới…

Sẵn sàng đồng hành, tạo mọi điều kiện tốt nhất
Địa phương

Sẵn sàng đồng hành, tạo mọi điều kiện tốt nhất

Hy vọng các doanh nghiệp FDI sẽ trở thành người bạn, người kết nối kinh tế thành phố Hải Phòng với kinh tế thế giới. Tiếp tục lan tỏa thông điệp “Doanh nghiệp FDI phát triển cùng thành phố Hải Phòng: Đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế bền vững, kinh tế chia sẻ; kết nối doanh nghiệp với chuỗi cung ứng toàn cầu” đến cộng đồng doanh nghiệp toàn cầu. Thành phố sẵn sàng đồng hành, tạo mọi điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp phát triển.