Phiên họp thứ 28 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội:

Siết chặt kỷ luật, kỷ cương thực hiện Chương trình công tác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Lưu ý việc điều chỉnh chương trình công tác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quá nhiều, thậm chí theo hàng tháng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị, cần siết chặt kỷ cương, kỷ luật, thực hiện kiểm điểm lại theo từng tháng, bao nhiêu đầu việc chậm, phải điều chỉnh, do bộ phận nào chịu trách nhiệm.

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 28, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết Chương trình công tác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) năm 2024.

Năm 2024, tổ chức 12 phiên họp thường kỳ và 2 phiên họp chuyên đề pháp luật

Trình bày Tờ trình về dự thảo Nghị quyết Chương trình công tác của UBTVQH năm 2024, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường nêu rõ, thực hiện Nghị quyết số 674/NQ-UBTVQH15 ngày 26.12.2022 về Chương trình công tác của UBTVQH năm 2023, tính đến tháng 12.2023, UBTVQH đã chỉ đạo chuẩn bị và tổ chức thành công 2 kỳ họp thường lệ và 3 kỳ họp bất thường của Quốc hội; đã tiến hành 16 phiên họp, trong đó có 10 phiên họp thường kỳ, 1 phiên họp chuyên đề pháp luật, 2 phiên họp giữa hai đợt của Kỳ họp thứ Sáu, Kỳ họp thứ Bảy và 3 phiên họp khác; xem xét 181 nội dung (bao gồm 168 nội dung xem xét tại phiên họp, 13 nội dung xem xét, cho ý kiến bằng văn bản), trong đó, có 85 nội dung được bổ sung mới so với dự kiến ban đầu trong Nghị quyết số 674/NQ-UBTVQH15.

Bên cạnh đó, UBTVQH đã tổ chức 2 Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và nhiều hội nghị quan trọng khác; đã ban hành 1 pháp lệnh, 547 nghị quyết (trong đó có 10 nghị quyết quy phạm pháp luật, 10 nghị quyết về giám sát và 527 nghị quyết về các vấn đề quan trọng, bảo đảm điều kiện hoạt động của đại biểu Quốc hội và công tác khác thuộc thẩm quyền); thực hiện toàn diện, hiệu quả các nhiệm vụ về lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng, công tác đối ngoại và các công tác khác theo thẩm quyền.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết, các nội dung trình UBTVQH đều được xem xét, thảo luận kỹ lưỡng, đánh giá toàn diện tại phiên họp hoặc được gửi xin ý kiến bằng văn bản, bảo đảm sự đồng thuận, thống nhất cao khi quyết định, tuân thủ nghiêm túc nguyên tắc làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số. Với những vấn đề lớn, quan trọng, còn ý kiến khác nhau liên quan đến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, UBTVQH đã xem xét nhiều lần để bảo đảm sự thận trọng, kỹ lưỡng và kịp thời báo cáo, xin ý kiến cấp có thẩm quyền. Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội đã chỉ đạo sát sao, bố trí nhiều cuộc làm việc với tinh thần vào cuộc “từ sớm, từ xa” để nghe các cơ quan báo cáo về công tác chuẩn bị, thẩm tra, tiếp thu chỉnh lý các dự án luật, nghị quyết, bảo đảm chất lượng trước khi trình UBTVQH…

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cũng chỉ rõ, đến tháng 12.2023, vẫn còn 11 nội dung đã có trong Chương trình công tác năm 2023, nhưng chưa được xem xét, phải chuyển sang năm 2024. Trong quá trình tổ chức triển khai nhiệm vụ cụ thể còn một số nội dung chưa bảo đảm thời hạn trình UBTVQH xem xét, phải lùi so với dự kiến (do các cơ quan trình không chuẩn bị kịp tài liệu). Việc ban hành một số văn bản của UBTVQH quy định chi tiết nội dung được giao trong luật còn chưa bảo đảm tiến độ đề ra trong Chương trình công tác, chưa bảo đảm có hiệu lực đồng thời với luật. Việc đề nghị điều chỉnh chương trình phiên họp diễn ra khá thường xuyên. Tình trạng chậm gửi tài liệu phục vụ phiên họp của UBTVQH chưa được khắc phục, dẫn đến khó khăn cho công tác nghiên cứu, thẩm tra của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, việc xem xét, cho ý kiến của các thành viên UBTVQH. 

Đối với dự thảo Nghị quyết Chương trình công tác của UBTVQH năm 2024, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết, dự kiến, UBTVQH tổ chức 12 phiên họp thường kỳ (từ phiên họp thứ 29 đến phiên họp thứ 40) và 2 phiên họp chuyên đề pháp luật (tháng 4 và tháng 8), xem xét, cho ý kiến, quyết định 115 nội dung tại phiên họp và cho ý kiến bằng văn bản đối với một số nội dung khác (chưa bao gồm các nội dung dự phòng xem xét trong trường hợp được bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024).

Trong đó: Phiên họp giữa 2 đợt của Kỳ họp thứ Bảy và thứ Tám được xác định là phiên họp thường kỳ hằng tháng của UBTVQH để bảo đảm thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 61 của Luật Tổ chức Quốc hội: “UBTVQH họp thường kỳ mỗi tháng một phiên”. Các phiên họp tháng 4, tháng 8 bố trí theo hướng: Tổ chức phiên họp chuyên đề pháp luật vào đầu tháng để UBTVQH cho ý kiến đối với các dự án luật, dự thảo nghị quyết trình Quốc hội thông qua nhằm bảo đảm thời gian cho các cơ quan tiếp thu, chỉnh lý, kịp trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và gửi xin ý kiến Đoàn đại biểu Quốc hội, các cơ quan; Tổ chức phiên họp thường kỳ vào nửa cuối của tháng và sắp xếp, bố trí thời gian tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách vào cuối tháng.

Ngoài ra, dự kiến UBTVQH sẽ tổ chức: Hội nghị quán triệt, triển khai các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua (dự kiến tổ chức vào sau các kỳ họp Quốc hội); Tổ chức rà soát các nội dung giao UBTVQH quy định chi tiết trong luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ Năm và Kỳ họp thứ Sáu (thực hiện vào đầu năm 2024).

Đáng lưu ý, trên cơ sở tổng hợp ý kiến đề xuất của các cơ quan, hiện nay có 12 dự án luật, 1 dự án pháp lệnh, 1 dự thảo nghị quyết của Quốc hội chưa có trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2024 nhưng được đề xuất đưa vào Chương trình công tác của UBTVQH năm 2024 (đề nghị của Chính phủ; Thường trực các Ủy ban: Tư pháp; Tài chính, Ngân sách; Quốc phòng và An ninh; Văn hóa, Giáo dục).

Về vấn đề này, để bảo đảm tính thống nhất giữa Chương trình công tác của UBTVQH và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, đồng thời, bảo đảm Chương trình công tác mang tính dự báo và bao quát các công việc dự kiến sẽ được thực hiện trong năm 2024, tạo sự chủ động cho các cơ quan trong việc triển khai, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đề nghị thực hiện thống nhất theo nguyên tắc xây dựng dự thảo Nghị quyết, trong đó: đối với các dự án luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH được các cơ quan đề xuất nhưng chưa có trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 thì đưa vào nội dung dự phòng và sẽ bổ sung vào chương trình chính thức của phiên họp khi các cơ quan của Quốc hội thẩm tra, khẳng định đủ điều kiện và được bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.

Truy cứu trách nhiệm, kiên quyết xử lý

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định, chương trình công tác của UBTVQH năm 2023 đã được hoàn thành với tinh thần hết sức tích cực, nỗ lực tối đa, đáp ứng các yêu cầu cấp thiết và trước mắt, bằng chứng là số kỳ họp thường kỳ và số kỳ họp bất thường cũng gần bằng nhau.

Cho rằng, việc điều chỉnh chương trình công tác là đương nhiên do dự kiến và thực tiễn khác nhau, tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội lưu ý, việc điều chỉnh chương trình quá nhiều, thậm chí theo hàng tháng là trách nhiệm đầu mối của các Ủy ban, cần rút kinh nghiệm để phối hợp với các cơ quan của Chính phủ. “Sau này có lẽ phải kiểm điểm lại theo từng tháng, bao nhiêu đầu việc chậm, phải điều chỉnh, do bộ phận nào chịu trách nhiệm”. Nhấn mạnh điều này, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, các Ủy ban của Quốc hội và các cơ quan của Chính phủ “tuy hai mà một” cần đốc thúc, nhắc nhở nhau. 

"Chương trình công tác năm 2024 cần siết chặt lại việc điều chỉnh chương trình, truy cứu trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức liên quan để xảy ra chậm trễ và kiên quyết xử lý, đồng thời, phải hết sức thận trọng, đưa vào nội dung nào phải chắc chắn nội dung đó, đưa vào chương trình năm, nhưng phải có cả chương trình quý để xác định nội dung nào phát sinh, chính sách, thể chế, pháp luật không thể làm ẩu được", Chủ tịch Quốc hội nêu rõ. 

Quan tâm đến phiên họp tháng 1.2024, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, tinh thần phiên họp này là chỉ ưu tiên các nội dung liên quan đến Kỳ họp bất thường, ưu tiên tập trung vào các dự án Luật Đất đai (sửa đổi), dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), dự thảo Nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù tháo gỡ vướng mắc 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, nếu các nội dung này không kịp, không đảm bảo chất lượng thì lùi lại đến Kỳ họp gần nhất.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Tổng Thư ký Quốc hội phối hợp với các Ủy ban của Quốc hội để chuẩn bị kỹ các nội dung, nếu chưa thống nhất thì tiếp tục họp để cho ý kiến, trước mắt là nhanh chóng tập trung chuẩn bị kỹ lưỡng cho Kỳ họp bất thường vào tháng 1 tới.

Phát biểu kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, các ý kiến cơ bản nhất trí với nguyên tắc, cách thức xây dựng dự kiến Chương trình, đồng thời cho rằng dự kiến chương trình đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, công phu, trách nhiệm. Các nội dung được bố trí trong từng phiên họp đều thuộc thẩm quyền xem xét, cho ý kiến của UBTVQH, đều là các nội dung cụ thể hóa từ các văn bản quan trọng, có tính chất định hướng trong thời gian tới, thực hiện theo các quy định của các luật, nghị quyết có liên quan… Tuy nhiên, cần lưu ý những vấn đề cơ bản, căn cứ theo chương trình công tác năm và phải xây dựng thành kế hoạch quý; tính toán, sắp xếp, bố trí nội dung, thời gian hợp lý của từng phiên họp, nhất là phục vụ cho những nhiệm vụ phải mất nhiều thời gian như cho ý kiến sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, vấn đề xin ý kiến tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách và kỳ họp bất thường (nếu có).

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, các ý kiến đều thể hiện sự nhất trí cao về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong thực hiện Chương trình, nhất là ý kiến của Chủ tịch Quốc hội quán triệt tinh thần siết chặt lại kỷ luật, kỷ cương, yêu cầu các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quy định về gửi tài liệu phiên họp, trong đó cần chú trọng về công tác chuẩn bị hồ sơ, tài liệu đạt chất lượng, đúng tiến độ, đảm bảo thời gian để Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội thẩm tra và các thành viên của UBTVQH nghiên cứu tài liệu kỹ lưỡng, góp phần nâng cao chất lượng phiên họp, kỳ họp.

Đối với các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, UBTVQH do các cơ quan đề xuất nhưng chưa có trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị các cơ quan khẩn trương hoàn thiện hồ sơ, đề nghị bổ sung trước khi bố trí chính thức trong Chương trình công tác của UBTVQH năm 2024.

Trên cơ sở các ý kiến tại phiên họp, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội tiếp tục tổ chức các cuộc họp với Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các đơn vị có liên quan để rà soát kỹ lưỡng lại một lần nữa; nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ, nghiêm túc để hoàn thiện dự thảo Nghị quyết chương trình công tác của UBTVQH năm 2024, sau đó gửi xin ý kiến UBTVQH bằng văn bản trước khi trình Chủ tịch Quốc hội cho ý kiến.

Thời sự Quốc hội

Không nên phát triển “đại trà” Khu công nghệ số
Thời sự Quốc hội

Không nên phát triển “đại trà” Khu công nghệ số

Góp ý dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số, ĐBQH Nguyễn Thanh Phương (Cần Thơ) đề nghị hết sức cân nhắc việc tự động chuyển đổi Khu công nghệ thông tin tập trung thành Khu công nghệ số. “Chúng ta không nên phát triển đại trà Khu công nghệ số, thay vào đó, Chính phủ nên chọn một vài khu và đầu tư tập trung thì mới thúc đẩy được”.

Không nên quy định cứng các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết
Thời sự Quốc hội

Không nên quy định cứng các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết

Thảo luận tại Tổ 16 chiều 22.11, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Tĩnh, Cà Mau, Lâm Đồng và Lai Châu cho rằng, không nên quy định cứng nhắc các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết, mà nên quy định theo hướng mở: Trong trường hợp cần thiết, Thường trực HĐND trình HĐND ban hành nghị quyết về hoạt động chất vấn sẽ khả thi hơn.

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 22.11.2024
Thời sự Quốc hội

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 22.11.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 22.11.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á, hội kiến Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hun Manet, hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen. Ngày làm việc thứ 23, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Với những mặt hàng không có lợi hoàn toàn và cần thay đổi hành vi thì phải đánh thuế thật cao
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Với những mặt hàng không có lợi hoàn toàn và cần thay đổi hành vi thì phải đánh thuế thật cao

Dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt là hai dự luật có ý nghĩa vô cùng quan trọng liên quan đến nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước là thuế. Thuế là một trong những nghĩa vụ rất cơ bản của doanh nghiệp và người dân theo quy định pháp luật về thuế.

toàn cảnh phiên thảo luận tổ 3
Thời sự Quốc hội

Quy định rõ thời hạn cơ quan, tổ chức, cá nhân phải trả lời các kiến nghị giám sát

Chiều 22.11, thảo luận tại tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi), có đại biểu đề nghị, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND cần quy định rõ thời hạn các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan phải trả lời các kiến nghị giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban, các Đoàn ĐBQH và các ĐBQH.

Toàn cảnh phiên họp tổ 15. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội

Tham gia thảo luận tại tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) chiều nay, 22.11, các đại biểu thống nhất việc sửa đổi, bổ sung Luật hoạt Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân là rất cần thiết, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.

Không nên quy định "cứng" số lượng ĐBQH tham gia đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Không nên quy định "cứng" số lượng ĐBQH tham gia đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội

Góp ý với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, nhiều đại biểu đề xuất không nên quy định "cứng" số lượng đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tham gia Đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH để phù hợp với thực tiễn, tạo thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện. 

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 2 chiều 22.11
Chính trị

Tăng quyền chủ động của đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát

Thảo luận tại Tổ 2 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh đề nghị, cần tăng cường vai trò, quyền hạn của các ĐBQH và đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát, bảo đảm sự chủ động trong tiến hành giám sát.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu bắt buộc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu bắt buộc

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân tại phiên thảo luận tổ chiều nay, 22.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, chuyển thời điểm xem xét các báo cáo thường niên từ kỳ họp cuối năm sang kỳ họp đầu năm là phù hợp, nhằm cung cấp số liệu đầy đủ hơn. Đây cũng là điểm mới rất lớn, căn bản của dự thảo Luật lần này.

Thảo luận tại Tổ 5 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc cho phép hiệp hội ngành nghề được trực tiếp xây dựng một số tiêu chuẩn

Chiều 22.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Tại tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang), các đại biểu cho rằng, do cạnh tranh bằng tiêu chuẩn chất lượng, dịch vụ là biện pháp cạnh tranh khôn khoan nhất, nên cần cân nhắc bổ sung quy định giao hội, hiệp hội ngành nghề được trực tiếp xây dựng, ban hành một số tiêu chuẩn.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen

Chiều nay, 22.11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP 12), Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia

Chiều nay, 22.11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP), Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hun Manet.

Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát
Thời sự Quốc hội

Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát

Chiều 22.11, các đại biểu Tổ 18 (Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh Thanh Hóa, Trà Vinh, Hà Nam) đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

ĐBQH Trần Nhật Minh (Nghệ An)
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc không quy định thu thuế với điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống

Thảo luận tại Tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi) sáng nay, nhiều đại biểu đề nghị cân nhắc quy định thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống. Bởi lẽ, cùng với sự phát triển của xã hội, điều hòa nhiệt độ đang trở thành nhu cầu thiết yếu trong công việc cũng như cuộc sống của người dân. Đây không còn là mặt hàng xa xỉ như trước.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại phiên họp tổ
Thời sự Quốc hội

Cần lộ trình đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Sáng 22.11, thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn), Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, với nhiều nước trên thế giới, thuế tiêu thụ đặc biệt thường hướng tới các sản phẩm hàng hóa có hại cho sức khỏe, môi trường hoặc các mặt hàng xa xỉ. Việt Nam cũng đang theo xu hướng chung của thế giới. Tuy nhiên, cần làm rõ, đánh giá kỹ lưỡng hơn và có lộ trình phù hợp, bởi có những sản phẩm vừa đóng góp thu ngân sách vừa phục vụ nhu cầu chính đáng con người.