"Say xẩm" kết nối 36 phố phường

Tại sự kiện trải nghiệm "Say xẩm", công chúng sẽ được hòa mình vào những hoạt động đa dạng gắn với xẩm tàu điện, đậm chất cổ xưa của Hà Nội 36 phố phường.

Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, phương tiện di chuyển của Hà Nội chủ yếu là xe tay kéo, tàu điện. Bối cảnh đó sản sinh ra một nhánh trong loại hình nghệ thuật diễn xướng độc đáo là xẩm tàu điện.

"Say xẩm" kết nối 36 phố phường ảnh 1

Mặc dù có nhiều thể loại xẩm nhưng chắc chắn nghệ thuật này chỉ Hà Nội mới có. Nó sống với nhịp sống của tàu điện một thời và đây cũng chính là chất điệu riêng của Hà Nội. Có một thời, xẩm tàu điện gắn liền với những câu chuyện tình, hay tâm trạng của du khách đi tàu và cuộc sống nghèo khổ của Nhân dân lao động. Tiếng xẩm không còn là âm nhạc, mà văn hóa, phương thức giao tiếp mới, tạo ra nhiều tiếng cười, niềm vui.

Sau hành trình dài đồng hành với người dân Hà Thành, hình ảnh và lời ca về xẩm đã biến mất do không còn sân khấu biểu diễn quen thuộc. Nhưng những âm thanh đó vẫn mãi còn đó, trở thành một phần không thể thiếu của di sản văn hóa mang đậm dấu ấn lịch sử và tâm hồn người Hà Nội.

Say xẩm do nhóm sinh viên ngành Quản lý giải trí và Sự kiện, Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật, Đại học Quốc gia Hà Nội, tổ chức. Chương trình nhằm đem lại những ký ức gắn với nghệ thuật xẩm, với nét đẹp văn hóa Hà Nội xưa.

Say xẩm sẽ giống như một chuyến tàu điện, đưa đến những trải nghiệm khác nhau gắn với nghệ thuật xẩm. Khu vực triển lãm là nơi công chúng được thưởng lãm những loại nhạc cụ độc đáo và trang phục biểu diễn xẩm, kết hợp xem các thước phim xưa về xẩm. Các trò chơi dân gian xoay quanh chủ đề xẩm tàu điện mang lại cho công chúng những điều bất ngờ lý thú về Hà Nội 36 phố phường xưa.

Đặc biệt, chương trình còn mang đến những câu chuyện, góc nhìn xưa và nay của người thực hành xẩm, từ NSND Xuân Hoạch đến những nghệ sĩ trẻ như Ngô Văn Hảo, Đinh Thảo, Phạm Trình... Ngoài ra, với sự hướng dẫn của các nghệ sĩ, công chúng sẽ được trải nghiệm các nhạc cụ của xẩm, thực hành hát xẩm.

Chương trình diễn ra ngày 15.6, tại Cafe Phố Hàng, 251 Hồng Hà, Phúc Tân, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Văn hóa

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp
Văn hóa - Thể thao

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp

Tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp đang diễn ra Triển lãm Tranh, sản phẩm sơn mài. Hoạt động do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì phối hợp với Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và các đơn vị tổ chức.

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên
Văn hóa

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên

Đều đặn nhiều đêm hè đã hàng chục năm nay, bà con đồng bào nơi biên giới đều háo hức chờ đợi buổi xem phim cùng cả bản làng, được mang đến bởi đội chiếu bóng lưu động của Trung tâm Văn hoá và Điện ảnh tỉnh Quảng Bình sau chặng đường dài ngược lên với đại ngàn.

Vở múa "Nàng Mây"
Văn hóa

Giữ bản sắc trong thế giới nghệ thuật hội nhập

Phản ánh chân thực, sinh động không gian, văn hóa truyền thống của nhiều cộng đồng, dân tộc, cuộc sống nhiều màu sắc tại các vùng miền, biên đạo múa NGUYỄN HẢI TRƯỜNG (Học viện Múa Việt Nam) mong muốn thể hiện đậm nét bản sắc Việt Nam qua góc nhìn của người trẻ.

Miền biên viễn - “nhịp đập trái tim nghệ thuật”
Văn hóa - Thể thao

Miền biên viễn - “nhịp đập trái tim nghệ thuật”

Với họa sĩ Đỗ Đức, miền biên viễn không chỉ là một địa danh, mà còn là “nhịp đập trái tim nghệ thuật”. Dành cả cuộc đời để khám phá và khắc họa vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của dải biên thùy vô cùng yêu quý này, qua tác phẩm của mình, ông đã kể những câu chuyện về núi rừng, về con người và cuộc sống nơi đây.

“Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Văn hóa - Thể thao

“Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Hưởng ứng Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, phát huy những nghĩa cử cao đẹp thể hiện sâu sắc “tình dân tộc, nghĩa đồng bào”, những ngày qua, nhiều văn nghệ sĩ, bằng các cách làm khác nhau, cùng hướng về đồng bào vùng bão lũ.

Người “tái sinh” những gốc tre già
Văn hóa

Người “tái sinh” những gốc tre già

Với nụ cười thân thiện, nghệ nhân Huỳnh Phương Đỏ kể về hành trình làm nghề điêu khắc gốc tre; vừa nói, đôi bàn tay ông thoăn thoắt dùi, đục, như muốn chứng minh rằng từ những gốc tre bị bỏ đi, dưới bàn tay sáng tạo có thể “tái sinh” thành những tác phẩm nghệ thuật giá trị, góp phần làm phong phú thêm di sản văn hóa Việt Nam.

Bảo vật phương Đông, danh viên Bắc Kinh
Văn hóa

Bảo vật phương Đông, danh viên Bắc Kinh

Hàng trăm bức ảnh về 11 khu vườn lịch sử nổi tiếng ở Bắc Kinh và Bảo tàng vườn Trung Quốc đang được trưng bày tại Hoàng thành Thăng Long, nằm trong chương trình hợp tác văn hóa giữa thành phố Hà Nội và thành phố Bắc Kinh.