Rà soát, siết chặt để nâng chuẩn các tiêu chí đào tạo tiến sĩ

Bộ GD-ĐT đề nghị các các Hội đồng tư vấn khối ngành và cơ sở đào tạo ưu tiên xây dựng chuẩn đào tạo trình độ tiến sĩ với định hướng nâng cao chất lượng, siết chặt hơn các tiêu chí, đảm bảo chuẩn chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ.

Ngày 9.2, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã phiên họp về quá trình xây dựng chuẩn chương trình đào tạo (CTĐT) các trình độ của giáo dục đại học (GDĐH), với sự tham dự của đại diện các Hội đồng tư vấn khối ngành và cơ sở đào tạo.

Đảm bảo chuẩn trình độ tiến sĩ

Báo cáo tóm tắt quá trình xây dựng chuẩn CTĐT các trình độ của GDĐH, Vụ trưởng Vụ GDĐH Nguyễn Thu Thủy cho biết, trong năm 2021 và 2022, Bộ GDĐT đã ban hành 10 Quyết định thành lập các Hội đồng tư vấn khối ngành để xây dựng CTĐT các trình độ của GDĐH và 10 Quyết định giao nhiệm vụ cho 09 cơ sở đào tạo chủ trì tổ chức xây dựng chuẩn CTĐT; Bộ Công an đã có Quyết định thành lập Hội đồng tư vấn khối ngành An ninh và trật tự xã hội năm 2022.

Rà soát đào tạo tiến sĩ, siết chặt các tiêu chí để đảm bảo chất lượng -0
Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn chủ trì phiên họp

Căn cứ các quyết định trên, các cơ sở và hội đồng đã phối hợp xây dựng kế hoạch và tổ chức xây dựng chuẩn CTĐT theo nhiệm vụ được giao.

Trong quá trình xây dựng, các hội đồng cơ bản đã bám sát quy trình quy định tại Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT. Hội đồng đã tổ chức lấy ý kiến của các cơ sở GDĐH liên quan cũng như ý kiến của các đơn vị sử dụng lao động về từng nội dung cụ thể trong chuẩn CTĐT như chuẩn đầu ra, khối lượng và cấu trúc CTĐT… hoặc toàn bộ dự thảo chuẩn CTĐT.

Một số hội đồng có những phân tích bài bản, kỹ lưỡng về kinh nghiệm xây dựng chuẩn CTĐT khối ngành được giao. Một số hội đồng tham khảo các tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm định chất lượng quốc tế tương ứng cho khối ngành được giao xây dựng chuẩn. Bên cạnh đó, còn có một số hội đồng chưa hoàn thiện dự thảo cuối của chuẩn CTĐT theo kế hoạch.

Trong thời gian tới, bên cạnh việc rà soát, hoàn thiện dự thảo chuẩn CTĐT để trình Hội đồng thẩm định, các hội đồng cũng lên kế hoạch để tổ chức xây dựng chuẩn CTĐT trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.

Đối với chuẩn CTĐT trình độ tiến sĩ, Vụ GDĐH đề nghị các hội đồng cùng cơ sở chủ trì ưu tiên xây dựng chuẩn đào tạo trình độ tiến sĩ với định hướng nâng cao chất lượng, siết chặt hơn các tiêu chí, đảm bảo chuẩn CTĐT trình độ tiến sĩ có những quy định để các chương trình tiến sĩ có tính hội nhập quốc tế cao.

Vụ GDĐH kiến nghị các cơ sở GDĐH chủ trì tổ chức xây dựng chuẩn CTĐT và các hội đồng tư vấn khẩn trương rà soát, hoàn thiện dự thảo chuẩn CTĐT trong Quý I năm 2023.

Trong đó đặc biệt lưu ý về các nội dung liên quan đến khả năng đánh giá mức độ đạt chuẩn đầu ra, yêu cầu về đội ngũ giảng viên để đảm bảo thuận lợi xác định giảng viên có trình độ và chuyên môn phù hợp tham gia giảng dạy CTĐT, về tính hội nhập quốc tế cũng như ứng dụng công nghệ giáo dục.

Các cơ sở GDĐH được giao chủ trì tổ chức xây dựng chuẩn CTĐT năm 2023 chủ trì, phối hợp với Hội đồng tư vấn khối ngành xây dựng kế hoạch chi tiết, trong đó đảm bảo hoàn thành thẩm định các dự thảo chuẩn CTĐT trong quý III/2023.

Chưa làm tròn trách nhiệm giải trình 

Tại cuộc họp, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn đã chỉ ra một số dự thảo chuẩn CTĐT chưa làm rõ được trách nhiệm giải trình, minh bạch về sự khác nhau giữa các ngành trong cùng khối ngành.

Thứ trưởng lưu ý các hội đồng về 4 căn cứ xây dựng chuẩn CTĐT là pháp luật; thực tiễn Việt Nam; kinh nghiệm, thông lệ quốc tế; xu thế phát triển của khoa học công nghệ và GDĐT thay đổi rất nhanh.

Theo đó, chuẩn CTĐT phải vừa đảm bảo tính phổ quát, liên thông, vừa đảm bảo tính khả thi, tính cụ thể, khác biệt của từng ngành, vừa được trình bày ngắn gọn. Thứ trưởng đề nghị các hội đồng làm rõ những thành phần trong CTĐT.

Ngoài ra, tài liệu hướng dẫn sử dụng chuẩn CTĐT cần phát huy được tính hữu ích, giúp các cơ sở đào tạo trong việc thiết kế, triển khai, rà soát và đánh giá, đối sánh việc thực hiện CTĐT so với chuẩn CTĐT.

Thứ trưởng khẳng định, các hội đồng hoàn toàn có thể đưa ra yêu cầu cao hơn so với các yêu cầu tối thiểu của Bộ GDĐT, và xu hướng Bộ sẽ nâng dần yêu cầu tối thiểu, đặc biệt với đào tạo tiến sĩ. “Quy định cứng sẽ khó có thể thích ứng được với sự thay đổi. Nhưng nếu không quy định cái cốt lõi thì người học không có khả năng thay đổi, khả năng thích ứng. Vì vậy chúng ta quy định cái cốt lõi, yêu cầu tối thiểu chứ không phải quy định cứng”, Thứ trưởng nói.

Nhấn mạnh sự ưu tiên chất lượng và khẩn trương hơn về tiến độ, Thứ trưởng đề nghị các hội đồng lên kế hoạch thiết kế tổng thể cả 3 trình độ rồi chi tiết hóa dần các trình độ; trong đó, quan tâm làm chuẩn CTĐT trình độ tiến sĩ trước.

Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học

Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP. Hồ Chí Minh vừa làm việc với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh về thực hiện Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Phổ điểm thi tháng Ba Đánh giá năng lực (HSA): Điểm trung bình là 80,0/150, cao hơn năm trước
Giáo dục

Phổ điểm thi tháng Ba Đánh giá năng lực (HSA): Điểm trung bình là 80,0/150, cao hơn năm trước

Ngày 2.4, Viện Đào tạo số và Khảo thí, Đại học Quốc gia Hà Nội công bố phổ điểm thi Đánh giá năng lực (HSA) tháng Ba, năm 2025. Theo đó, đến hết tháng Ba năm 2025, kỳ thi đã tổ chức được 2 đợt thi liên tiếp, phục vụ 30.793 thí sinh dự thi, đạt tỉ lệ 99,4% đăng ký của hai đợt thi này.

Tạo điều kiện cho trường nghề đẩy mạnh hợp tác quốc tế
Thời sự Quốc hội

Tạo điều kiện cho trường nghề đẩy mạnh hợp tác quốc tế

Chiều 1.4, dưới sự chủ trì của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Hà Nội về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024.

Viện CFA, Hoa Kỳ trao giấy chứng nhận đối tác cho Đại học Kinh tế Quốc dân
Giáo dục

Viện CFA, Hoa Kỳ trao giấy chứng nhận đối tác cho Đại học Kinh tế Quốc dân

Sáng 1.4, Viện CFA (Hoa Kỳ) đã trao giấy chứng nhận đối tác cho các chương trình đào tạo Tài chính Doanh nghiệp Chất lượng cao và Tài chính Tiên tiến của Đại học Kinh tế Quốc dân, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc khẳng định chất lượng đào tạo chuẩn quốc tế của nhà trường.