Quyền năng kinh tế của phụ nữ vùng cao Hà Giang

Dự án “Nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ ở Việt Nam” (AWEEV) do Chính phủ Canada hỗ trợ đã giúp hàng trăm phụ nữ dân tộc thiểu số ở Hà Giang làm chủ kinh tế gia đình, cải thiện đời sống và vị thế xã hội của mình. 

Từ xưởng trà của người phụ nữ Pà Thẻn...

Thôn Thượng Bình, xã Yên Thành là một trong những vùng trồng chè (trà) nổi tiếng ở huyện Quang Bình. Những ngày giữa tháng 4, chị Hủng Thị Dạng (dân tộc Pà Thẻn), tất bật thu hoạch, sơ chế và làm trà. “Khí hậu ở đây hợp với cây chè nên tôi quyết định dựa vào nó để phát triển kinh tế gia đình”, chị kể.

Được dự án AWEEV hỗ trợ, chị Hủng Thị Dạng đã khởi nghiệp, mở xưởng chè Thượng Trà. Ảnh: Vũ Quang.
Nâng cao vị thế kinh tế của phụ nữ dân tộc thiểu số. Ảnh: Vũ Quang

Tuy vậy, khởi nghiệp không bao giờ là chuyện đơn giản. Dù chè là nguồn thu nhập chính của người dân Thượng Bình nhưng ít người nắm vững kỹ năng chăm sóc, thu hoạch cũng như không biết cách nâng cao chất lượng búp chè. “Chúng tôi thường bán cho người buôn và đợi họ báo giá, giá này thường rất thấp và biến động theo giá thị trường”. Để cải thiện chất lượng và thu nhập của người trồng chè, người phụ nữ này đã nghĩ tới việc mở xưởng chế biến chè thành phẩm.  

Đầu năm 2022, chị cùng hơn 25 phụ nữ khác tại thôn Thượng Bình thành lập nhóm Tín dụng tự quản (VSLA) để tạo nguồn vốn phát triển kinh tế cho các chị em. “Chúng tôi tiết kiệm và cho những thành viên cần một khoản tiền nhỏ vay trong thời gian ngắn, thủ tục nhanh gọn để chi trả cho các hoạt động sinh kế”. Để thuyết phục chị em trong thôn tham gia nhóm VSLA, chị mời mọi người đến xưởng chè để làm công, vừa làm, vừa trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm.

Đầu năm 2023, khi tổ chức CARE tại Việt Nam công bố hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, người phụ nữ nổi tiếng là người chăm chỉ và năng động ở thôn Thượng Bình biết đó là cơ hội của mình.

Đại diện tổ chức CARE tại Việt Nam cho biết, hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp nằm trong khuôn khổ dự án phát triển sinh kế do phụ nữ làm chủ mang tên “Nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ ở Việt Nam” (AWEEV) nhằm nâng cao phúc lợi kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số. Dự án hướng tới 2.635 phụ nữ và nam giới người dân tộc thiểu số ở 9 xã thuộc 2 huyện Tam Đường (Lai Châu) và Quang Bình (Hà Giang). Dự án do Chính phủ Canada hỗ trợ thông qua Tổ chức CARE tại Việt Nam.

“Thông qua làm việc với nhóm dự án, tôi có thể vạch ra kế hoạch kinh doanh. Sau nhiều vòng tranh luận và thuyết phục trong cuộc thi hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp do dự án tổ chức, tôi đã được hỗ trợ một phần chi phí và thiết bị chế biến cũng như đào tạo kỹ thuật để chế biến trà”, chị Hủng Thị Dạng kể.

Chỉ 3 tháng sau khi hoàn thiện nhà xưởng và được đào tạo kỹ thuật, chị đã có thể sản xuất và bán một mẻ chè khô chất lượng tốt “với giá cao hơn trước 15%”. “Chúng tôi đặt tên xưởng là Thượng Trà có nghĩa là trà từ vùng cao nơi tôi sống, và cũng có thể “Thượng” mang ý nghĩa phẩm cấp hàng đầu”, chị giải thích về tên xưởng.

… đến mô hình nuôi dê của chị em người Dao 

Thôn Hồng Sơn, xã Tiên Nguyên nằm cách Thượng Bình 30km. Đường từ UBND xã Tiên Nguyên đến thôn Hồng Sơn dài hơn 4km. Nhiều đoạn cheo leo, chỉ đủ cho một bánh xe máy. Mùa mưa, đường thường xuyên sạt lở. Điều này khiến đời sống của bà con nơi đây, chủ yếu là người Dao, càng khó khăn hơn.

Nhiều chị em người Dao ở thôn Hồng Sơn bắt tay nuôi dê để cải thiện kinh tế gia đình.
Nhiều chị em người Dao ở thôn Hồng Sơn lựa chọn mô hình nuôi dê để cải thiện kinh tế gia đình

Ở Hồng Sơn, ai cũng biết chị Đặng Xà Trắm, Trưởng nhóm sinh kế nuôi dê theo mô hình VSLA. Chị Trắm cho biết, nhóm VSLA Hồng Sơn được thành lập giữa năm 2023 với 14 thành viên. Hàng tháng, các thành viên trong nhóm họp mặt, gửi tiết kiệm và cho vay đối với các thành viên có nhu cầu. Mỗi người được vay vốn 5 triệu đồng, số tiền này sẽ trả lại trong vòng 18 tháng. Sau đó nguồn vốn này tiếp tục được quay vòng cho chị em khác vay để làm kinh tế.

Là một phần trong thiết kế của AWEEV, dự án hỗ trợ mô hình sinh kế cho các thành viên nhóm Hồng Sơn nhằm giúp họ cải thiện hiệu quả hoạt động sinh kế. Nhóm đã thảo luận để lựa chọn mô hình sinh kế phù hợp với điều kiện ở thôn. Dê là một trong những giống vật nuôi thích hợp nhất với địa hình miền núi, cao nguyên như thôn Hồng Sơn nên nhóm đã lựa chọn đầu tư loại hình chăn nuôi này ở quy mô hộ.

Dự án AWEEV đã hỗ trợ quỹ sinh kế 40 triệu đồng cho nhóm và các thành viên được vay quay vòng 5 triệu đồng/hộ. Trong vòng thứ nhất bắt đầu từ tháng 5.2023 đã có 8 hộ được vay vốn với đàn dê trên 40 con. Cả thôn Hồng Sơn có 54 hộ, trong đó có 40 hội viên hội phụ nữ. Nhận thấy hiệu quả từ mô hình kinh tế của các hội viên, nhiều chị em trong thôn muốn tham gia vào nhóm. Đến nay, nhóm VSLA của thôn Hồng Sơn đã tăng lên 16 hộ.

Chị Lý Thị Diện, thành viên nhóm VSLA thôn Hồng Sơn, chia sẻ, trước đây mỗi năm thu nhập từ trồng chè và thảo quả của gia đình chị khoảng 29 - 32 triệu đồng. Số tiền này chỉ đủ trang trải sinh hoạt, không thể tích luỹ để làm ăn hay cho con cái học hành. “Từ khi được hỗ trợ vay vốn, chị em chúng tôi mua 2 con dê sinh sản. Từ tháng 9.2023 đến nay, có hộ đàn dê tăng lên 2 con, có hộ tăng lên 4 con”. Thành quả bước đầu củng cố niềm tin của chị Diện về một tương lai tốt đẹp hơn khi sinh kế vững vàng.

Không dừng lại ở đó, chồng chị Diện, anh Sỉn Thanh Hòa, cũng có những thay đổi tích cực sau khi chị vay vốn nuôi dê. Anh Hòa cho biết, khi vợ đi hái chè, anh ở nhà cắt cỏ cho dê và chăn thả dê, hỗ trợ việc nhà cho vợ. Anh hy vọng, sau này đàn dê phát triển hơn nữa, điều kiện kinh tế gia đình khá lên sẽ có tiền tích luỹ để cho con đi học cao hơn, có nghề nghiệp ổn định.

AWEEV đặt mục tiêu tạo môi trường thuận lợi cho phụ nữ tham gia vào các hoạt động kinh tế (hợp phần dự án đầu tiên) và cùng với đó là tạo cơ hội cho họ tham gia vào các hoạt động tạo thu nhập thông qua đào tạo kỹ thuật và các nguồn lực để tạo ra sinh kế phù hợp với khí hậu, cải thiện khả năng tiếp cận tài chính và hiểu biết về tài chính, đồng thời tạo điều kiện khởi nghiệp cho các doanh nghiệp xã hội do phụ nữ lãnh đạo (hợp phần dự án thứ hai).

Đến nay, dự án đã thành lập được 35 nhóm phát triển sinh kế với hơn 900 thành viên, hơn 90% là phụ nữ. Cùng với đó, có 466 nam giới và phụ nữ dân tộc thiểu số được cải thiện kỹ thuật trồng chè theo chứng nhận của EU và Đài Loan. 706 nam giới và phụ nữ dân tộc thiểu số nâng cao năng lực về đa dạng hóa thu nhập thông qua việc tham gia vào 35 nhóm sinh kế ứng dụng các biện pháp canh tác, chăn nuôi có tính đến yếu tố môi trường và thích ứng với khí hậu. 7 mô hình sản xuất, kinh doanh do phụ nữ làm chủ đã được hỗ trợ vốn và kỹ thuật để phát triển.

Chị Nguyễn Thị Quyên, Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện Quang Bình cho biết, qua thời gian triển khai dự án, đời sống kinh tế của phụ nữ dân tộc thiểu số được cải thiện. Nhận thức về quyền năng kinh tế cho phụ nữ và bình đẳng giới được nâng cao. Phụ nữ dân tộc thiểu số tự chủ trong việc định hướng sản xuất, kinh doanh của gia đình, từ đó khẳng định được bản thân cũng như vị thế xã hội. 

Ý kiến bạn đọc

Địa phương

Bình Dương: Người dân TP. Dĩ An đồng thuận bàn giao mặt bằng dự án đường Vành đai 3
Địa phương

Bình Dương: Người dân TP. Dĩ An đồng thuận bàn giao mặt bằng dự án đường Vành đai 3

Với những nỗ lực vận động không ngừng nghỉ, phương án giải quyết chính sách thấu đáo của TP. Dĩ An, đến nay 100% người dân có đất nằm trong diện giải toả đền bù, giải phòng mặt bằng thuộc dự án đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Bình Dương đã đồng thuận bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công.

Chỉ số PAR INDEX năm 2024
Địa phương

Từ tư duy đột phá đến hành động quyết liệt

"Không có cải cách nào là dễ dàng, nhưng nếu không cải cách, sẽ không thể tiến lên". Câu nói này đã trở thành kim chỉ nam cho chính quyền và người dân thành phố Hải Phòng trên hành trình bền bỉ suốt 13 năm qua. Từ tư duy đột phá đến hành động quyết liệt, thành phố đã liên tục bứt phá, vươn lên dẫn đầu bảng xếp hạng Chỉ số Cải cách hành chính (PAR Index) năm 2024 với số điểm 96,17%, tăng 4,3% so với năm trước.

Lá cờ Tổ quốc tung bay nơi đảo tiền tiêu.
Trên đường phát triển

Tỏa sáng viên ngọc quý giữa biển trời tiền tiêu vùng Đông Bắc

Trong khúc giao mùa của đất trời, khi những vạt nắng vàng khẽ khàng gieo những vệt long lanh, Cô Tô như một viên ngọc tỏa sáng giữa mênh mông sóng nước Biển Đông. Những ngày này, sống trong những thanh âm vọng về từ ngàn xưa - tiếng vọng của cả dân tộc hướng về cội nguồn, về dòng máu Lạc Hồng chảy trôi trong huyết quản, quân và dân huyện đảo càng thêm tự hào về vị trí chiến lược của mình và những tình cảm được Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho lúc sinh thời. Cô Tô hôm nay đang ngày càng phát triển về mọi mặt, xứng đáng với những lời căn dặn của Người “đoàn kết, cố gắng và tiến bộ”, trở thành “Hòn ngọc sáng” nơi biển trời tiền tiêu.

Long An: Công ty TNHH Thép Thế Anh vi phạm kê khai, nộp thuế
Địa phương

Long An: Công ty TNHH Thép Thế Anh vi phạm kê khai, nộp thuế

Dù mới thành lập chưa đầy 3 năm, Công ty TNHH Thép Thế Anh – doanh nghiệp có vốn điều lệ 100 tỷ đồng – vừa bị Cục Thuế tỉnh Long An xử phạt vi phạm hành chính, truy thu và tính tiền chậm nộp thuế với tổng số tiền hàng tỷ đồng do nhiều sai phạm trong kê khai, hạch toán và nộp thuế.

Về nguồn
Địa phương

Về nguồn

"Dòng máu Lạc Hồng, bốn nghìn năm/ Dòng máu đỏ tươi chảy trong tim mình/ Nòi giống Lạc Hồng, giống Rồng Tiên/ Nguyện ôm bao đời đất mẹ…". Lời ca khúc “Dòng máu lạc hồng” trầm vang khắp núi rừng Nghĩa Lĩnh như lời hiệu triệu, như thôi thúc những người con ở khắp mọi miền của Tổ quốc hòa mình vào không khí trang nghiêm, trầm mặc của vùng đất Tổ linh thiêng, để cúi đầu tạ ơn công đức của cha ông đã có công dựng nước… Bởi đây là ngày mà “Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba”.

Xứ Nghệ trong gió mới
Hoạt động chính quyền

Xứ Nghệ trong gió mới

“Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước!” - Lời căn dặn ấy của Bác Hồ không chỉ khẳng định công lao to lớn của các Vua Hùng trong “mở nước, dựng nước” mà luôn là lời nhắc nhở toàn Đảng, toàn dân phát huy truyền thống con cháu Lạc Hồng, giữ gìn giang sơn gấm vóc, đưa nước ta sánh ngang với các cường quốc năm châu.

Đoàn công tác tỉnh Long An tại Ibaraki (Nhật Bản)
Địa phương

Khẳng định vị thế, mở ra nhiều triển vọng hợp tác thực chất

Đoàn công tác tỉnh Long An đã kết thúc thành công chuyến công tác tại Nhật Bản, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc tăng cường quan hệ hợp tác giữa Long An và Nhật Bản. Những kết quả đạt được trong chuyến công tác khẳng định vị thế của tỉnh, đồng thời mở ra nhiều triển vọng hợp tác thực chất, hiệu quả trong thời gian tới.

Quảng Ninh: "Kỷ luật và đồng tâm" tạo đột phá ngay từ những tháng đầu năm
Trên đường phát triển

Quảng Ninh: "Kỷ luật và đồng tâm" tạo đột phá ngay từ những tháng đầu năm

Năm 2025 được xác định là năm có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh vừa tổ chức Hội nghị lần thứ 67 để đánh giá toàn diện tình hình phát triển kinh tế - xã hội quý I và đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm cho quý II. Với tinh thần "Kỷ luật và Đồng tâm", toàn hệ thống chính trị tỉnh đang nỗ lực cao nhất để tạo ra những đột phá, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu đã đề ra.

Hà Nội: Dự kiến phương án sắp xếp đơn vị hành chính và đặt, đổi tên xã, phường
Địa phương

Hà Nội: Dự kiến phương án sắp xếp đơn vị hành chính và đặt, đổi tên xã, phường

Chiều 3.4, tại hội nghị giao ban quý I.2025 giữa Thường trực Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội với các quận, huyện, thị xã, Giám đốc Sở Nội vụ Trần Đình Cảnh đã báo cáo Dự thảo Phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố xin ý kiến các đại biểu.

Ứng trực 24/24h bảo đảm điện dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và lễ 30.4-1.5
Địa phương

Ứng trực 24/24h bảo đảm điện dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và lễ 30.4-1.5

Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) cho biết, các đơn vị điện lực trên địa bàn 21 tỉnh, thành phố phía Nam sẽ không thực hiện các công tác ngừng, giảm cung cấp điện trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương (từ 0h ngày 5.4 đến 24h ngày 7.4) và kỳ nghỉ Lễ 30.4-1.5 (từ 0h ngày 30.4 đến 24h ngày 4.5), trừ trường hợp xử lý sự cố.

Toàn cảnh Hội nghị lần thứ 67, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh Khóa XV
Địa phương

Sắp xếp đơn vị hành chính, lựa chọn cán bộ cho cơ sở

Bên cạnh nhiệm vụ bứt phá kinh tế, Hội nghị lần thứ 67, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh Khóa XV đã nhấn mạnh yêu cầu tập trung hoàn thiện Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã và chuẩn bị chu đáo các điều kiện để bàn giao, kết thúc hoạt động của chính quyền địa phương cấp huyện. Chủ trì hội nghị quan trọng này, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Vũ Đại Thắng yêu cầu phải siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, tạo môi trường thuận lợi cho cán bộ dám nghĩ dám làm, tập trung tối đa nguồn lực thực hiện thắng lợi các mục tiêu chính trị trọng tâm của địa phương.

Lãnh đạo tỉnh tặng hoa cho các lãnh đạo sở xin nghỉ hưu trước tuổi để sắp xếp bộ máy
Địa phương

Xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu lực

Cà Mau đang quyết tâm xây dựng một bộ máy chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực và hiệu quả. Điều này bao gồm việc sắp xếp lại các cơ quan, đơn vị hành chính để giảm bớt sự cồng kềnh và chồng chéo, đồng thời nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Mục tiêu là tạo ra một hệ thống chính trị tinh gọn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân và thúc đẩy sự phát triển của tỉnh.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tăng cường cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng
Địa phương

Bà Rịa - Vũng Tàu: Triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng kiểm kê tài sản công

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm khắc phục sai sót và đảm bảo tính chính xác trong công tác kiểm kê tài sản công. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện nhiệm vụ này đúng tiến độ, trong khi Sở Tài chính tỉnh cung cấp các hướng dẫn cụ thể để nâng cao chất lượng kiểm kê, bảo đảm quản lý tài sản công minh bạch và hiệu quả.

Hành động không ngừng nghỉ và những con số biết nói
Hoạt động chính quyền

Hành động không ngừng nghỉ và những con số biết nói

Trong quý đầu tiên của năm 2025, thành phố Hải Phòng tiếp tục khẳng định vị thế là đầu tàu kinh tế phía Bắc với tốc độ tăng trưởng ấn tượng, tiếp tục là điểm sáng, trong top đầu của cả nước, bộ máy hành chính được tinh gọn mạnh mẽ, các nhiệm vụ trọng tâm được triển khai bài bản, quyết liệt. Không chỉ là những con số biết nói, mà còn là tinh thần hành động không ngừng nghỉ hướng tới một thành phố hiện đại, xanh, số và giàu bản sắc, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.