Quỹ Vì tầm vóc Việt: Mục tiêu trở thành quỹ xã hội hàng đầu Việt Nam

“Trong 10 năm từ 2025 - 2034, mục tiêu của Quỹ Vì tầm vóc Việt là trở thành quỹ xã hội hàng đầu Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe học đường, bảo vệ trẻ em và phát triển phụ nữ”, bà Trần Thị Như Trang, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ, chia sẻ nhân dịp Quỹ kỷ niệm 10 năm thành lập.

Quỹ Vì tầm vóc Việt (VSF) vừa tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập (15.11). Một thập kỷ qua, Quỹ đã kết nối và huy động sức mạnh cộng đồng để tạo nên những thay đổi tích cực, bền vững cho xã hội; nâng đỡ những mảnh đời, những số phận, khơi dậy và nuôi dưỡng tính nhân văn - vì một tầm vóc Việt.

Thấu hiểu, bền bỉ và chuyên nghiệp

VSF được thành lập ngày 16.12.2014 theo Quyết định số 1288/QĐ-BNV của Bộ Nội vụ, là quỹ xã hội hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, đóng góp cho mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs), hỗ trợ cộng đồng trong lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho người dân, đặc biệt ưu tiên trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; tài trợ và xây dựng các chương trình phát triển trí tuệ, tài năng, giáo dục, góp phần phát triển tầm vóc, thể lực và trí tuệ cho người dân Việt Nam.

Bà Trần Thị Như Trang, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Vì tầm vóc Việt nhận Bằng khen của Bộ Nội vụ do Thứ trưởng Vũ Chiến Thắng trao. Ảnh: TH
Bà Trần Thị Như Trang, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Vì tầm vóc Việt nhận Bằng khen của Bộ Nội vụ do Thứ trưởng Vũ Chiến Thắng trao. Ảnh: TH

Hành trình 10 năm của Quỹ lấy sự thấu hiểu làm khởi nguồn và thúc đẩy những thay đổi thiết thực cho cuộc sống của người dân Việt Nam.

Tại sự kiện, các đại biểu đã cùng trải nghiệm hành trình này qua triển lãm thành tựu 10 năm vì tầm vóc Việt với chủ đề "Từ sự thấu hiểu - Tạo sự thay đổi". Triển lãm trưng bày sống động những câu chuyện về sự thay đổi tích cực và bền vững mà Quỹ đã góp phần mang đến cho xã hội.

Đó là những trường học hạnh phúc khang trang, thay thế cho những phòng học tạm; những cây cầu, con đường đi học kiên cố thay thế cầu ván ghép, thanh tre; những người phụ nữ thay đổi vị thế trong gia đình nhờ chủ động sinh kế từ những khoản vay không lãi suất; những em bé thiệt thòi được chắp cánh ước mơ, những học bổng làm thay đổi số phận hay những đại diện của thế hệ trẻ tự tin trở thành những nhân tố thay đổi trong cộng đồng nơi mình sinh sống…

Hàng trăm đối tác, hàng trăm nghìn nhà tài trợ cá nhân, đơn vị và 1 triệu lượt tình nguyện viên đã lựa chọn hành động "Vì hạnh phúc đích thực" cùng Quỹ trong hành trình chung tay, đồng lòng lan tỏa những giá trị nhân văn; tạo ra sự thay đổi cho 11 triệu lượt người hưởng lợi, trong đó có 5 triệu lượt trẻ em và 2 triệu lượt thanh niên; tạo ra sự thay đổi cho rất nhiều ngôi trường, làng xã và các miền đất mà Quỹ đã đi qua.

Đặc biệt, Quỹ cùng các đơn vị sáng lập đồng hành trong nhiều hoạt động lớn của Chính phủ như Chương trình Sữa học đường; Chương trình Sức khỏe học đường… góp phần chung tay, đồng hành tạo sự thay đổi trong tiếp cận dinh dưỡng học đường; vệ sinh trường học.

Phát biểu tại buổi lễ, bà Trần Thị Như Trang, Chủ tịch Hội đồng Quản lý VSF khẳng định: “Vì một tầm vóc Việt - Kết nối cộng đồng - Khơi dậy và nuôi dưỡng tính nhân văn là 3 giá trị cốt lõi, là kim chỉ nam định hướng mọi hoạt động của Quỹ”.

Nhận định về hoạt động của Quỹ, ông Vũ Chiến Thắng - Thứ trưởng Bộ Nội vụ, khẳng định: “VSF có chiến lược, chương trình triển khai bài bản, có nguồn lực, nhân lực nên phạm vi, quy mô hoạt động, ảnh hưởng của Quỹ đã lan tỏa rộng khắp nhiều địa phương trong cả nước, và được những người thụ hưởng nhiều địa phương đánh giá rất cao về vai trò và hiệu quả. Đây là một tổ chức đã có sự liên kết đa dạng với các tổ chức chính trị xã hội, các dự án và đặc biệt là các cơ quan, các địa phương”.

Thúc đẩy chính sách về phát triển sức khỏe học đường và dinh dưỡng người Việt

Theo bà Bùi Thị Hòa, Chủ tịch Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, hành trình 10 năm chưa phải quá dài nhưng những bước đi của VSF hết sức vững chắc, có chiến lược rõ ràng.

Triển lãm “Từ sự thấu hiểu - Tạo sự thay đổi” tại lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Quỹ Vì tầm vóc Việt.

Triển lãm “Từ sự thấu hiểu - Tạo sự thay đổi” tại lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Quỹ Vì tầm vóc Việt.

Nhân dịp 10 năm thành lập, Quỹ Vì tầm vóc Việt đã vinh dự đón nhận Bằng khen của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bằng khen của Bộ Nội vụ cho những thành tích xuất sắc trong các hoạt động an sinh xã hội và hoạt động hiệu quả, minh bạch đóng góp cho sự phát triển của sự nghiệp giáo dục, phát triển cộng đồng.

“Quỹ đã chứng minh cho chúng ta thấy mục tiêu hướng đến của Quỹ là bền vững, vì sự phát triển của cộng đồng. Tôi hy vọng trong thời gian tiếp theo, Quỹ tiếp tục thực hiện sáng tạo, linh hoạt tôn chỉ mục đích của mình để cùng các ngành, các cấp xây dựng, phát triển đất nước, đặc biệt là chăm sóc thế hệ trẻ”, bà Hòa phát biểu.

Chia sẻ về định hướng hoạt động của Quỹ thời gian tới, bà Trần Thị Như Trang - Chủ tịch Hội đồng Quản lý VSF, cho hay, trong 10 năm tới, mục tiêu của Quỹ là trở thành quỹ xã hội hàng đầu Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe học đường, bảo vệ trẻ em và phát triển phụ nữ.

Để thực hiện được điều này, Quỹ sẽ tiếp tục duy trì và phát huy hiệu quả các chương trình mục tiêu và dự án trọng điểm. Đồng thời, duy trì vai trò tích cực trong việc thúc đẩy các chính sách liên quan đến phát triển sức khỏe học đường và dinh dưỡng người Việt, nhằm góp phần hiện thực hóa Chương trình Mục tiêu quốc gia về cải thiện tầm vóc người Việt đến năm 2030 và xa hơn nữa.

Cũng nhấn mạnh định hướng này, Anh hùng Lao động Thái Hương - Nhà sáng lập, Chủ tịch Hội đồng Chiến lược VSF, bày tỏ mong muốn thúc đẩy các hành lang pháp lý cho lĩnh vực dinh dưỡng học đường. Theo bà, khoa học đã chứng minh, 86% chiều cao của một người phát triển ở độ tuổi từ 2 đến 12, bởi vậy dinh dưỡng học đường chính là “chìa khóa cho sức khỏe, chiều cao của một dân tộc”.

Đời sống

Tân Hiệp Phát và hành trình mang học bổng “Nâng bước tới trường” đến với học sinh miền núi khó khăn tại Quảng Nam
Xã hội

Tân Hiệp Phát và hành trình mang học bổng “Nâng bước tới trường” đến với học sinh miền núi khó khăn tại Quảng Nam

Tiếp nối thành công tại Hậu Giang, Bình Dương và Hà Nam, chương trình trao học bổng “Nối trọn yêu thương – Nâng bước tới trường” của Tân Hiệp Phát tiếp tục đến với 2 huyện miền núi khó khăn thuộc tỉnh Quảng Nam là Nam Trà My và Bắc Trà My. Hơn 200 suất học bổng cùng 2 bộ máy tính đã được đơn vị trao tận tay cho các em học sinh.

“Thần tốc" đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ
Đời sống

“Thần tốc" đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ

Về đích sớm hơn 45 ngày so với kế hoạch, Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai) đã chính thức đóng điện công trình cấp điện tái thiết cho khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên của tỉnh Lào Cai. Đây là cột mốc ý nghĩa khi công trình hoàn thành ngay trước thềm kỷ niệm 70 năm ngày thành lập ngành Điện lực Việt Nam (21.12.1954 – 21.12.2024), thể hiện tinh thần trách nhiệm và tâm huyết của đội ngũ ngành Điện đối với các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3 (Yagi) lịch sử.

Vẫn diễn ra tình trạng trẻ em làm việc nặng nhọc ở nhiều nơi trên cả nước
Đời sống

Cần chấm dứt tình trạng trẻ em làm việc nặng nhọc

Theo Điều tra quốc gia về lao động trẻ em do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp Tổng cục Thống kê thực hiện, Việt Nam hiện có 1,031 triệu trẻ em tham gia lao động, trong đó, có một nửa các em đã bỏ học hoặc chưa từng tới trường. Việc trẻ em phải tham gia lao động sớm, dù là nguyên nhân gì cũng đều có những nguy cơ rủi ro về thể chất, ảnh hưởng học tập, phát triển trí tuệ và ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai.

Phát huy nội lực, xây dựng cộng đồng dân tộc vững mạnh, phát triển
Địa phương

Phát huy nội lực, xây dựng cộng đồng dân tộc vững mạnh, phát triển

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình lần thứ IV vừa được tổ chức thành công đã đề ra nhiều mục tiêu, nhiệm vụ trong công tác dân tộc giai đoạn tới. Dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng, các dân tộc mong muốn, các cấp ủy Đảng, chính quyền tiếp tục lắng nghe và hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất để họ có thể phát huy nội lực, xây dựng cộng đồng dân tộc ngày càng vững mạnh, tạo ra nhiều cơ hội phát triển mới trong tương lai.

Chanh leo - cây trồng mũi nhọn trong giảm nghèo tại Tam Đường
Đời sống

Chanh leo - cây trồng mũi nhọn trong giảm nghèo tại Tam Đường

Trong bối cảnh phát triển nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại các vùng miền núi, chanh leo đã trở thành một trong những cây trồng có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Thấu hiểu tiềm năng này, chính quyền huyện đã nỗ lực trong công tác tuyên truyền, vận động bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Qua đó, không chỉ thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp mà còn góp phần quan trọng trong mục tiêu giảm nghèo bền vững cho người dân nơi đây.

Cảnh giác với 2 hình thức lừa đảo phổ biến qua điện thoại
Đời sống

Cảnh giác với 2 hình thức lừa đảo phổ biến qua điện thoại

Mạo danh công ty bảo hiểm và giả mạo nhân viên đơn vị cung cấp ví điện tử để lừa đánh cắp thông tin, chiếm đoạt tài sản là 2 hình thức lừa đảo phổ biến qua điện thoại trong tuần qua, theo cảnh báo của Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam - VNCERT/CC (Cục An toàn thông tin).

Trao tặng hàng ngàn bình lọc nước cho người dân tỉnh Lào Cai
Xã hội

Trao tặng hàng ngàn bình lọc nước cho người dân tỉnh Lào Cai

Ngày 15.11, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) phối hợp cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lào Cai thực hiện chương trình cấp phát 1.000 bình lọc nước tới các hộ dân bị ảnh hưởng sau cơn bão số 3 và các hộ khó khăn, thiếu nước sạch trên địa bàn 2 huyện Bắc Hà, Bảo Yên của tỉnh Lào Cai.

Từ các chính sách hỗ trợ của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, nhiều hộ gia đình đã vươn lên thoát nghèo. (Ảnh: Tố Uyên)
Đời sống

Quảng Ngại tiếp tục phấn đấu cho mục tiêu giảm nghèo đa chiều

Những năm qua, công tác giảm nghèo luôn được các cấp ủy đảng và chính quyền tỉnh Quảng Ngãi chú trọng triển khai, hàng năm tỷ lệ hộ nghèo giảm, đạt và vượt kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, tỷ lệ nghèo đa chiều của tỉnh hiện vẫn ở mức khá cao so với các tỉnh trong khu vực có nhiều tương đồng về điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (huyện Cao Lộc, Lạng Sơn)
Xã hội

Hướng tới chuẩn hóa mô hình quản lý

Với mục tiêu triển khai quy trình thống nhất trên toàn bộ tuyến biên giới đường bộ, áp dụng qua nền tảng duy nhất là Cổng thông tin Một cửa quốc gia; Tổng cục Hải quan đang xây dựng Đề án Cửa khẩu số. Theo đó, việc thực hiện cửa khẩu số sẽ cung cấp thông tin thời gian thực giữa các quy trình thao tác và tăng khả năng kết nối giữa các lực lượng quản lý biên giới.

Anh Lý Anh Tuấn giám độc HTX Cao khô Chợ Bãi chia sẻ về sản phẩm với đại diện chính quyền và cán bộ Ngân hàng Chính sách Xã hội.
Đời sống

Tín dụng chính sách giúp đặc sản cao khô Chợ Bãi vươn xa

Những ngày nắng cuối cùng của kỳ lập đông người dân thôn Chợ Bãi, xã Yên Phúc, huyện Văn Quan (tỉnh Lạng Sơn) tất bật với nghề sản xuất cao khô (phở khô). Từ ngõ nhỏ đến sân phơi, đâu đâu cũng thấy bánh phở phơi trắng lối. Trước đây, cao khô của thôn chỉ sản xuất đủ phục vụ người dân trong tỉnh thì nay đã được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao và bày bán rộng rãi tại nhiều tỉnh thành.

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang trao 1.000 suất quà tặng đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi Bão số 3, thông qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thái Nguyên. Ảnh: Thái Sơn
Xã hội

Công đoàn tặng sổ tiết kiệm cho trẻ mồ côi do bão số 3

Nhằm kịp thời giúp đỡ, đồng hành với các gia đình đoàn viên, người lao động (ĐV, NLĐ), trẻ em mồ côi là con ĐV, NLĐ thiệt mạng do Bão số 3 vượt qua mất mát, khó khăn, Tổng Liên đoàn Việt Nam vừa ban hành Quyết định ban hành quy định hỗ trợ cho trẻ em mồ côi là con ĐV, NLĐ tử vong do Bão số 3 (YaGi) cho các cháu dưới 16 tuổi bằng hình thức trao tặng Sổ tiết kiệm “Công đoàn cùng con tiếp bước”.

Nhiều lao động của Đà Nẵng được đào tạo nghề thuộc đối tượng chính sách, hộ nghèo (Ảnh: Thu Cúc)
Đời sống

Đà Nẵng quan tâm đào tạo nghề cho đối tượng chính sách

Thành ủy Đà Nẵng vừa ban hành Kế hoạch số 250-KH/TU triển khai thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Trong đó, ưu tiên đào tạo nghề cho lao động thuộc diện đối tượng chính sách, người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo…