"quy trình lập pháp"

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên thảo luận về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi)
Diễn đàn Quốc hội

Quy trình lập pháp rút gọn là sự bứt phá trong công tác lập pháp của Quốc hội Khóa XV

Thảo luận về dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), có ý kiến cho rằng, việc thực hiện quy trình lập pháp rút gọn như quy định tại Điều 39 của dự thảo Luật là một sự thay đổi rất lớn và bứt phá, nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng pháp luật, phù hợp với yêu cầu cải cách lập pháp và hành chính và thực hiện nghiêm chủ trương của lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

ĐBQH Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị)
Quốc hội và Cử tri

Minh bạch, công khai và chú trọng tham vấn để bảo đảm chất lượng

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội nhất trí quy trình xây dựng, ban hành luật cần linh hoạt để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, tuy nhiên, cần đặc biệt chú trọng yếu tố minh bạch, công khai và tham vấn để bảo đảm chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi)
Chính sách và cuộc sống

Kiến tạo ngay từ quy trình lập pháp

Dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội xem xét, thông qua theo thủ tục rút gọn tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín tới. Đây không phải là lần đầu tiên "đạo luật để làm luật" này được sửa đổi toàn diện, nhưng có lẽ sẽ là lần sửa đổi đặc biệt nhất kể từ khi được ban hành lần đầu tiên vào năm 1996 đến nay.

Đổi mới hơn nữa quy trình lập pháp
Chính sách và cuộc sống

Đổi mới hơn nữa quy trình lập pháp

Tính đến thời điểm này, Quốc hội đã hoàn thành nghiên cứu, rà soát 131/156 nhiệm vụ xây dựng pháp luật của cả nhiệm kỳ Khóa XV, đạt tỷ lệ 83,97%. Đây là con số ấn tượng không chỉ bởi nhiệm kỳ Khóa XV mới đi được 2/3 chặng đường mà còn bởi, trong số những nhiệm vụ lập pháp đã hoàn thành có rất nhiều nhiệm vụ "nặng ký" cả về độ khó, sự phức tạp, mức độ tác động sâu rộng tới cả hệ thống pháp luật và quyền lợi của người dân, doanh nghiệp, Nhà nước cũng như khơi thông các nguồn lực phát triển đất nước. 

Quy trình lập pháp đã chặt chẽ và nghiêm túc hơn
Quốc hội và Cử tri

Quy trình lập pháp đã chặt chẽ và nghiêm túc hơn

Quy trình lập pháp chặt chẽ hơn, nghiêm túc hơn, đồng thời vẫn tuân thủ được khung thời gian, không để nợ đọng văn bản - đó là điểm sáng được ghi nhận trong báo cáo Dòng chảy pháp luật kinh doanh Việt Nam 2023. Tuy nhiên, khối lượng công việc liên quan đến lập pháp, lập quy tăng lên rất nhiều. Các cán bộ làm công tác xây dựng pháp luật ở các bộ, ngành hiện đang gặp sức ép công việc lớn trước những đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng và tiến độ công việc.