Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội khóa XV

Quốc hội thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Sáng 19.2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng với 455/459 ĐBQH có mặt tham gia biểu quyết tán thành, đạt tỷ lệ 99,12% (bằng 95,19% tổng số ĐBQH).

Dự án không phải thực hiện việc thẩm định khả năng cân đối vốn

Theo Nghị quyết, Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng với mục tiêu xây dựng tuyến đường sắt mới hiện đại, đồng bộ nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải nội địa, liên vận quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc, tạo động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, phát huy lợi thế trên hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

pho-chu-tich-quoc-hoi-nguyen-duc-hai-dieu-hanh.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Đồng thời, bảo đảm kết nối hiệu quả các mạng lưới đường sắt trong nước và quốc tế, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; góp phần hiện thực hóa mục tiêu, nhiệm vụ theo Văn kiện Đại hội XIII và các Nghị quyết của Đảng.

Phạm vi của Dự án: điểm đầu tại vị trí nối ray qua biên giới (tỉnh Lào Cai), điểm cuối tại ga Lạch Huyện (thành phố Hải Phòng); chiều dài tuyến chính khoảng 390,9 km; chiều dài các tuyến nhánh khoảng 27,9 km; đi qua địa phận 9 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thủ đô Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng.

Hình thức đầu tư của Dự án là đầu tư công; sơ bộ tổng mức đầu tư của Dự án là 203.231 tỷ đồng.

Tiến độ thực hiện: lập báo cáo nghiên cứu khả thi từ năm 2025, phấn đấu hoàn thành Dự án chậm nhất vào năm 2030.

thongqua-duongsat-laocai-vqk-a2.jpg
Kết quả Biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Ảnh: Quang Khánh

Trong quá trình thực hiện Dự án, Thủ tướng Chính phủ được quyết định: Phát hành trái phiếu Chính phủ cho Dự án để bổ sung cho phần thiếu hụt so với dự toán và kế hoạch đầu tư công hàng năm đã được Quốc hội phê duyệt mà không làm tăng bội chi ngân sách nhà nước.

Huy động vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi nước ngoài để thực hiện Dự án và không phải lập Đề xuất dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài; áp dụng theo quy định của nhà tài trợ nước ngoài trong trường hợp pháp luật Việt Nam chưa có quy định hoặc đã có quy định nhưng khác với quy định của nhà tài trợ nước ngoài.

Sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương hàng năm (nếu có) và các nguồn vốn hợp pháp khác cho Dự án trong trường hợp dự toán ngân sách nhà nước bố trí hàng năm không đáp ứng tiến độ. Việc sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi không phải thực hiện theo thứ tự ưu tiên theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Dự án không phải thực hiện việc thẩm định khả năng cân đối vốn theo quy định của Luật Đầu tư công.

Rà soát, cập nhật phương án kết nối đồng bộ với hệ thống giao thông liên quan

Trước đó, trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng nêu rõ, về phạm vi, quy mô đầu tư và phương án thiết kế sơ bộ, có ý kiến đề nghị rà soát kỹ lưỡng, lựa chọn phương án hướng tuyến tối ưu, bảo đảm việc kết nối của Dự án với mạng lưới đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị và hệ thống giao thông khác, giảm thiểu tác động tiêu cực do thu hồi đất phục vụ cho Dự án. Đồng thời, cân nhắc việc kết nối các ga khi tuyến đường sắt chạy song song với cao tốc, bảo đảm liên kết giao thông địa phương.

cn-quangtung-vqk.jpg
Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm VPQH Lê Quang Tùng phát biểu. Ảnh: Quang Khánh

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hướng tuyến của Dự án được Chính phủ nghiên cứu theo nguyên tắc "ngắn nhất, thẳng nhất có thể" và đã được sự thống nhất của các địa phương có Dự án đi qua.

Một số đoạn tuyến đi cùng hành lang với các tuyến đường bộ cao tốc (Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Hải Phòng), được nghiên cứu đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, đủ mặt bằng để bố trí ga, đồng thời hạn chế tối đa diện tích đất xen kẹp giữa đường sắt và đường bộ. Phương án tuyến thiết kế sơ bộ mặt bằng các ga đã bố trí các tuyến đường bộ kết nối với mạng lưới đường bộ của địa phương.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai các bước tiếp theo, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan liên quan rà soát, cập nhật các phương án kết nối đồng bộ với hệ thống giao thông liên quan để bảo đảm hiệu quả cho Dự án.

cn-quangtung-vqk-a2.jpg
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Quang Khánh

Đối với phương án đầu tư và hiệu quả của Dự án, có ý kiến đề nghị nghiên cứu mô hình Nhà nước đầu tư, tư nhân quản lý và khai thác nhà ga, kết hợp phát triển thương mại và bất động sản xung quanh; đề nghị xây dựng mô hình quản lý theo hướng doanh nghiệp vận hành độc lập, có giám sát của Nhà nước.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, trong bước nghiên cứu tiền khả thi, chủ yếu đánh giá sơ bộ về phạm vi, quy mô, tổng mức đầu tư, thời gian thực hiện. Đối với chi tiết mô hình quản lý, khai thác nhà ga, đề nghị Chính phủ nghiên cứu kỹ lưỡng trong các giai đoạn triển khai các bước tiếp theo.

Một số ý kiến đề nghị làm rõ thời điểm hoàn thành Dự án; xác định rõ thời gian thực hiện đầu tư hoàn thiện tuyến đường sắt theo quy mô đường đôi.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu ý kiến, tại dự thảo Nghị quyết đã quy định phấn đấu hoàn thành Dự án chậm nhất vào năm 2030. Đối với việc đầu tư hoàn thiện tuyến đường sắt theo quy mô đường đôi sẽ được nghiên cứu, đầu tư khi có nhu cầu vận tải tăng cao.

Thời sự Quốc hội

Đoàn ĐBQH TP. Đà Nẵng giám sát về phát triển, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao tại Đại học Đà Nẵng
Thời sự Quốc hội

Đoàn ĐBQH TP. Đà Nẵng giám sát về phát triển, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao tại Đại học Đà Nẵng

Ngày 20.2, Đoàn ĐBQH TP. Đà Nẵng đã tổ chức giám sát “việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao giai đoạn 2021-2024 trên địa bàn TP. Đà Nẵng” tại Đại học Đà Nẵng.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng: Kỳ họp bất thường lần thứ Chín có ý nghĩa lịch sử, thành công vượt mong đợi
Thời sự Quốc hội

Kỳ họp có ý nghĩa lịch sử, thành công vượt mong đợi

“Kỳ họp bất thường lần thứ Chín thành công vượt mong đợi, có ý nghĩa lịch sử. Các quyết sách của Quốc hội tại Kỳ họp này cho thấy không chỉ có tác động mạnh mẽ, tích cực tức thời mà sẽ còn hiện diện lâu dài trong tương lai phát triển thịnh vượng, bền vững của đất nước ta”, ỦY VIÊN TRUNG ƯƠNG ĐẢNG, TỔNG THƯ KÝ QUỐC HỘI, CHỦ NHIỆM VĂN PHÒNG QUỐC HỘI LÊ QUANG TÙNG nhấn mạnh.

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đại biểu Quốc hội tham dự Phiên bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội khóa XV
Thời sự Quốc hội

Nhiều quyết định lịch sử, có ý nghĩa đột phá cho sự phát triển của đất nước

Lời Tòa soạn: Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội Khóa XV vừa thành công rất tốt đẹp với nhiều quyết sách quan trọng phục vụ cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, chính sách, tạo đột phá để hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phát huy nguồn lực, kiến tạo không gian phát triển mới cho địa phương và cả nước. Nhân dịp này, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có bài viết đánh giá bước đầu về kết quả Kỳ họp. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết:

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành các Nghị quyết của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Ngay sau khi Quốc hội thông qua thông qua 2 Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ và cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ khóa XV tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 176/2025/QH15 của Quốc hội về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV; Nghị quyết số 177/2025/QH15 của Quốc hội về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.