Qui mô kinh tế Kiên Giang vươn lên vị trí thứ 2 khu vực ĐBSCL

Năm 2022, quy mô kinh tế của tỉnh Kiên Giang vươn lên đứng thứ hai khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đạt 116.000 tỷ đồng.

Qui mô kinh tế Kiên Giang vươn lên vị trí thứ 2 khu vực ĐBSCL
Đảng bộ tỉnh Kiên Giang tổ chức hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ hực hiện Nghị quyết Đại hội XI

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kiên Giang vừa tổ chức hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Đến dự và điều hành hội nghị có Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Kiên Giang Đỗ Thanh Bình, Phó Bí thư Thường trực, Chủ tịch HĐND Mai Văn Huỳnh, Phó và Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành.

Trong bối cảnh khó khăn, thách thức của đại dịch Covid-19 nhưng với sự đoàn kết, quyết tâm cao, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kiên Giang đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và đạt được những kết quả quan trọng sau 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh. Đến nay, trong 27 chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra, có 6/27 chỉ tiêu vượt, 14/27 chỉ tiêu đạt từ 50% trở lên.

Qui mô kinh tế Kiên Giang vươn lên vị trí thứ 2 khu vực ĐBSCL
Kiên Giang đẩy mạnh chương trình phát triển đô thị, phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh có 23 đô thị, trong đó 2 đô thị loại I là TP Rạch Giá và TP  Phú Quốc (Ảnh: Phương Vũ) 

Lãnh đạo thực hiện khá tốt nhiệm vụ xây dựng Đảng, công tác tuyên truyền giáo dục chính trị, tư tưởng; công tác tổ chức xây dựng đảng; công tác kiểm tra, giám sát; công tác dân vận; công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực... đảm bảo yêu cầu; Nhờ đó tỷ lệ tổ chức đảng trong sạch vững mạnh hằng năm đạt khá cao khoảng 95% (Nghị quyết đề ra 80%).

Về điều hành chính quyền các cấp tiếp tục được nâng lên, các tiềm năng, lợi thế trên lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp, dịch vụ, du lịch... đang đà phục hồi, phát triển sau dịch Covid-19. Nông nghiệp trở thành trụ đỡ của nền kinh tế trong tình hình nhiều khó khăn, biến động, giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản bình quân giai đoạn 2021-2023 ước tăng 1,2%.

Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2023 ước đạt hơn 5,2%/năm (Nghị quyết đề ra bình quân 5 năm đạt 7,24% trở lên); khu vực dịch vụ tăng trưởng khá, bình quân giai đoạn 2021 - 2023 tăng  hơn 11,3% (Nghị quyết đề ra bình quân giai đoạn 2021-2025 tăng 10%).

Qui mô kinh tế Kiên Giang vươn lên vị trí thứ 2 khu vực ĐBSCL
Qui mô kinh tế Kiên Giang vươn lên vị trí thứ 2 khu vực ĐBSCL

Đến nay, toàn tỉnh Kiên Giang có 108/116 xã, 5/15 huyện, thành phố đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới; đang trình Hội đồng Trung ương xét công nhận thêm 2 huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên.

Năm 2022, quy mô kinh tế của tỉnh vươn lên đứng thứ hai khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đạt 116.000 tỷ đồng, đứng sau tỉnh Long An, dự kiến cuối năm 2023 đạt trên 129.000 tỷ đồng, tăng khoảng 30.000 tỷ đồng so với năm 2020.

Trên kết quả đó, Đảng bộ tỉnh Kiên Giang tiếp tục thực hiện mục tiêu tổng quát của Đại hội “duy trì là một trong những tỉnh phát triển dẫn đầu của vùng đồng bằng sông Cửu Long”; thu nhập bình quân đầu người ước năm 2023 đạt 74 triệu đồng, tăng 17 triệu đồng so với năm 2020.

Qui mô kinh tế Kiên Giang vươn lên vị trí thứ 2 khu vực ĐBSCL
Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Đỗ Thanh Bình phát biểu tại Hội nghị

Tuy nhiên, qua đối chiếu với Nghị quyết Đại hội, có 6 chỉ tiêu chủ yếu đạt thấp, đạt dưới 50% Nghị quyết nhiệm kỳ. Các chương trình, kế hoạch, đề án thực hiện Nghị quyết Đại hội chưa mang lại hiệu quả rõ nét, nhất là công tác cải cách hành chính; phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông.

Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Đỗ Thanh Bình nhấn mạnh, nhiệm vụ của nửa nhiệm kỳ còn lại rất nặng nề. Do đó, đòi hỏi toàn Đảng bộ phải nỗ lực, quyết tâm cao hơn nữa, thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ về phát triển kinh tế-xã hội, song song với nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng Sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Bí thư Tỉnh uỷ Kiên Giang Đỗ Thanh Bình nhấn mạnh: "Khắc phục những khó khăn, biến thách thức thành thời cơ, động lực cho phát triển, khai thác tốt hơn tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, phấn đấu đạt ở mức cao nhất các nhiệm vụ, chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội”.

Địa phương

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tăng cường cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng
Địa phương

Bà Rịa - Vũng Tàu: Triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng kiểm kê tài sản công

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm khắc phục sai sót và đảm bảo tính chính xác trong công tác kiểm kê tài sản công. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện nhiệm vụ này đúng tiến độ, trong khi Sở Tài chính tỉnh cung cấp các hướng dẫn cụ thể để nâng cao chất lượng kiểm kê, bảo đảm quản lý tài sản công minh bạch và hiệu quả.

Hành động không ngừng nghỉ và những con số biết nói
Hoạt động chính quyền

Hành động không ngừng nghỉ và những con số biết nói

Trong quý đầu tiên của năm 2025, thành phố Hải Phòng tiếp tục khẳng định vị thế là đầu tàu kinh tế phía Bắc với tốc độ tăng trưởng ấn tượng, tiếp tục là điểm sáng, trong top đầu của cả nước, bộ máy hành chính được tinh gọn mạnh mẽ, các nhiệm vụ trọng tâm được triển khai bài bản, quyết liệt. Không chỉ là những con số biết nói, mà còn là tinh thần hành động không ngừng nghỉ hướng tới một thành phố hiện đại, xanh, số và giàu bản sắc, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Tùng phát biểu tại phiên họp- B. HỢP
Địa phương

Không chỉ là những con số biết nói

Trong quý đầu tiên của năm 2025, thành phố Hải Phòng tiếp tục khẳng định vị thế là đầu tàu kinh tế phía Bắc với tốc độ tăng trưởng ấn tượng, tiếp tục là điểm sáng, trong top đầu của cả nước, bộ máy hành chính được tinh gọn mạnh mẽ, các nhiệm vụ trọng tâm được triển khai bài bản, quyết liệt. Không chỉ là những con số biết nói, mà còn là tinh thần hành động không ngừng nghỉ hướng tới một thành phố hiện đại, xanh, số và giàu bản sắc, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương
Địa phương

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa có quyết định về việc sắp xếp, tổ chức lại cơ cấu tổ chức của Sở Công thương, trong đó tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk (thuộc Bộ Công thương) và tổ chức lại thành Chi cục Quản lý thị trường tỉnh trực thuộc Sở Công thương.

 Đảm bảo an ninh, an toàn cho Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Lâm Đồng
An ninh cơ sở

Đảm bảo an ninh, an toàn cho Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Lâm Đồng

Để đảm bảo an toàn tuyệt đối chuỗi hoạt động Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Lâm Đồng (3.4.1975 - 3.4.2025), Ban Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ phối hợp chặt chẽ với công an địa phương triển khai đồng bộ các phương án, kế hoạch đã được duyệt.

Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út tại buổi làm việc tại trụ sở Tập đoàn Sapporo
Địa phương

Sapporo Long An - biểu tượng thành công của doanh nghiệp Nhật Bản tại Long An

Tập đoàn Sapporo tại Long An đã ghi dấu như một mô hình hợp tác thành công giữa doanh nghiệp nước ngoài và các địa phương tại Việt Nam. Thành công của Sapporo phản ánh rõ nét chính sách thu hút đầu tư bài bản, sự đồng hành sát sao của chính quyền tỉnh Long An cùng nỗ lực thích nghi, phát triển của doanh nghiệp nước ngoài trong môi trường kinh doanh Việt Nam.

Hà Nội: Tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng
Địa phương

Hà Nội: Tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Trước tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, nguy cơ cháy rừng gia tăng, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Công văn số 1176/UBND-NNMT về việc thực hiện Công điện số 25/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nhằm triển khai các biện pháp cấp bách bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn.

TP. Hồ Chí Minh: Cần xem xét đền bù thỏa đáng khi thu hồi đất thực hiện dự án mở rộng đường Lã Xuân Oai
Địa phương

TP. Hồ Chí Minh: Cần xem xét đền bù thỏa đáng khi thu hồi đất thực hiện dự án mở rộng đường Lã Xuân Oai

Một hộ dân tại phường Trường Thạnh, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh bị thu hồi hơn 301m2 đất để thực hiện dự án nâng cấp, mở rộng đường Lã Xuân Oai nhưng chỉ được đền bù hơn 1,7 tỷ đồng. Chủ đất cho rằng việc đền bù chưa thoả đáng nên khởi kiện các quyết định hành chính ra toà..

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...