Quản trị thông tin - ngành học có tính ứng dụng cao đáp ứng thời kỷ nguyên số

Kỷ nguyên số với những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm thay đổi căn bản phương thức của hoạt động quản trị thông tin. Vai trò của chuyên gia quản trị thông tin thay đổi với nhiều nhiệm vụ mới. Những thay đổi này cũng đặt ra những yêu cầu mới về năng lực đối với nhân lực làm việc trong lĩnh vực quản trị thông tin.

Bên lề Hội thảo khoa học quốc tế “Quản trị thông tin trong kỷ nguyên số” do Trường Đại học Văn hoá Hà Nội tổ chức ngày 22.11, Báo Đại biểu Nhân dân đã có trao đổi với TS Nguyễn Văn Thiên, Trưởng Khoa Thông tin Thư viện, Trường Đại học Văn hoá Hà Nội để tìm hiểu về tiềm năng của ngành quản trị thông tin, cũng như vấn đề đào tạo ngành học này trong kỷ nguyên số hiện nay.

Quản trị thông tin-  một trong những lĩnh vực rất tiềm năng

Theo TS Nguyễn Văn Thiên, từ những năm đầu thế kỷ 21, chúng ta đã tiếp cận các vấn đề của xã hội thông tin, nền kinh tế tri thức, mà đặc trưng là dựa trên tài nguyên về thông tin, nền tảng về dữ liệu. Thông tin đã trở thành sức mạnh, tài nguyên, động lực và thậm chí quyết định sự sinh tồn của mỗi tổ chức, quốc gia, dân tộc. Các quốc gia đang tập trung rất mạnh mẽ cho việc phát triển hệ thống thông tin với nền tảng dữ liệu lớn.

Trong bối cảnh thông tin bùng nổ như vậy, việc làm thế nào để có những thông tin hữu ích - chính là vai trò của quản trị thông tin. “Quản trị thông tin gần như là việc chúng ta quản lý được việc tạo ra thông tin, thu thập thông tin, xử lý và phổ biến nó cho các mục tiêu như thế nào. Mục tiêu của quản trị thông tin rất đa dạng, có thể gắn với tổ chức, có thể gắn với cá nhân”, TS Nguyễn Văn Thiên cho hay.

Ông nhấn mạnh, trong bối cảnh thông tin trở thành tài nguyên, trở thành động lực, quyết định sự phát triển của kinh tế và mọi mặt đời sống xã hội, thậm chí quyết định sự sinh tồn của mỗi quốc gia thì vai trò của quản trị thông tin trở nên rất quan trọng. Do đó, quản trị thông tin là một trong những lĩnh vực rất tiềm năng.

Quản trị thông tin - ngành học giàu tiềm năng trong thời kỷ nguyên số -0
TS Nguyễn Văn Thiên, Trưởng Khoa Thông tin Thư viện, Trường Đại học Văn hoá Hà Nội trình bày tại Hội thảo khoa học quốc tế “Quản trị thông tin trong kỷ nguyên số” (Ảnh: Nguyễn Liên)

Theo TS Nguyễn Văn Thiên, trên thế giới, tiềm năng của lĩnh vực quản trị thông tin đã được xác định từ rất lâu - khi hiện tượng bùng nổ thông tin xảy ra vào những thập niên cuối của thế kỷ trước. Cùng với những thay đổi nhanh chóng từ các lĩnh vực của đời sống xã hội, quan niệm về quản trị thông tin cũng từng bước được mở rộng.

Ở những giai đoạn đầu, quản trị thông tin chủ yếu được thực hiện trong các cơ quan thông tin, thư viện với những quy trình cụ thể như thư thập, xử lý, tổ chức và phổ biến thông tin. Cùng với sự phát triển, quản trị thông tin đã vượt ra ngoài phạm vi của các cơ quan thông tin thư viện, nó được thực hiện trong nhiều tổ chức thuộc các lĩnh vực khác nhau và là một lĩnh vực đa ngành.

Nội hàm của quản trị thông tin cũng được mở rộng không chỉ là việc quản lý quy trình, mà còn bao gồm quản lý hệ thống, quản trị tri thức... Bên cạnh đó, bối cảnh kỷ nguyên số với những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm thay đổi căn bản phương thức của hoạt động quản trị thông tin.

Vai trò của chuyên gia quản trị thông tin thay đổi với nhiều nhiệm vụ mới như quản trị tri thức, quản trị dữ liệu nghiên cứu, quản lý dự án, phân tích dữ liệu, tổng hợp kiến thức, thiết lập hạ tầng cho sáng tạo... Những thay đổi này đặt ra những yêu cầu mới về năng lực đối với nhân lực làm việc trong lĩnh vực quản trị thông tin.

Đào tạo nhân lực quản trị thông tin hiện nay thế nào?

Theo TS Nguyễn Văn Thiên, tại Việt Nam, từ năm 2018, khi Bộ G-ĐT ban hành mã ngành đào tạo quản lý thông tin, một số cơ sở giáo dục đại học, trong đó có Trường Đại học Văn hóa Hà Nội bắt đầu triển khai đào tạo ngành này. Nhiệm vụ đào tạo ngành này được giao cho Khoa Thông tin Thư viện.

Đối với giáo dục đại học Việt Nam, đây là một ngành học mới, chính vì vậy để chính thức triển khai đào tạo, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã có sự chuẩn bị về nhiều mặt như phương pháp tiếp cận, chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên và những điều kiện khác.

TS Nguyễn Văn Thiên cho biết trong đào tạo ngành quản trị thông tin, cách tiếp cận của mỗi cơ sở giáo dục đại học cũng có sự khác nhau. Một số cơ sở đào tạo nhân lực quản trị thông tin từ góc độ thông tin thư viện. Một số khác đào tạo theo hướng quản trị thông tin trong các doanh nghiệp. Trường Đại học Văn hóa Hà Nội quyết định lựa chọn phương án tiếp cận là đào tạo nhân lực quản trị thông tin từ góc độ trong các tổ chức.

Mục tiêu đào tạo của ngành được xác định là: “Đào tạo cử nhân Quản lý thông tin có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt; có kiến thức cơ bản và hiện đại về hoạt động quản trị thông tin; có năng lực chuyên môn sâu về các hoạt động quản trị thông tin; có kiến thức toàn diện và hệ thống để hoạch định và triển khai các hoạt động quản trị thông tin trong các môi trường tổ chức khác nhau; có khả năng tiếp cận và xử lý những vấn đề đặt ra trong thực tiễn thuộc lĩnh vực quản trị thông tin; có năng lực làm việc độc lập, sáng tạo”.

Quản trị thông tin - ngành học giàu tiềm năng trong thời kỷ nguyên số -0
Sinh viên Trường Đại học Văn hoá Hà Nội (Ảnh: HUC)

“Với cách tiếp cận này, nguồn nhân lực quản trị thông tin do nhà trường đào tạo ra có thể đảm nhận công việc quản trị thông tin trong nhiều tổ chức khác nhau. Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Quản lý thông tin có thể đảm nhận các công việc tại: các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, thư viện và trung tâm thông tin, doanh nghiệp, tổ chức thuộc nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, khoa học công nghệ, giáo dục, y học, văn hoá nghệ thuật...

Vị trí công việc đảm nhận gồm: Chuyên viên quản trị thông tin; Chuyên viên tư vấn thông tin; Trợ lý thông tin; Nhân viên truyền thông; Nhân viên phân tích dữ liệu, xử lý thông tin và quản trị hệ thống thông tin; Tư vấn viên về phân tích, xây dựng hệ thống thông tin và chính sách thông tin; Nghiên cứu viên và giảng viên về quản trị thông tin tại các cơ sở đào tạo ngành Quản lý thông tin”, TS Nguyễn Văn Thiên chia sẻ.

Đào tạo ngành quản trị thông tin còn nhiều vấn đề đặt ra cần tiếp tục giải quyết

TS Nguyễn Văn Thiên nhận định, qua phân tích về thực trạng triển khai đào tạo nguồn nhân lực quản trị thông tin tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội cho thấy, đây là một ngành đào tạo mới có tính liên ngành cao. Đặc biệt, trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ như hiện nay sẽ còn nhiều vấn đề đặt ra cần tiếp tục giải quyết.

Tuy nhiên, ở những giai đoạn đầu, hoạt động đào tạo quản trị thông tin tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã đạt được những thành tựu nhất định. Khóa sinh viên quản trị thông tin đầu tiên của trường đã tốt nghiệp và đã được xã hội đón nhận với tỷ lệ có việc làm cao. Nguồn nhân lực này không chỉ đảm nhận nhiệm vụ quản trị thông tin trong các trung tâm thông tin thư viện, mà còn trong nhiều tổ chức khác. Kết quả này cho thấy, cách tiếp cận và định hướng đào tạo của nhà trường là đúng đắn.

Từ thực tiễn triển khai đào tạo nhân lực ngành quản trị thông tin tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, TS Nguyễn Văn Thiên nhấn mạnh tới một số kinh nghiệm trong đào tạo ngành này.

Theo đó, một cơ sở đào tạo nhân lực quản trị thông tin cần nghiên cứu kỹ và xác định rõ mục tiêu đào tạo của mình hướng đến là gì? Nhân lực đào tạo ra sẽ làm việc ở đâu? Vị trí công việc nào? Cần những năng lực gì? Những câu hỏi này cần được trả lời chính xác trên cơ sở phân tích khoa học gắn với điều kiện thực tiễn của cơ sở đào tạo cũng như đảm bảo phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới.

Việc tiếp cận và xác định đúng, định hướng đào tạo là rất quan trọng. Định hướng này sẽ là tư tưởng chủ đạo xuyên suốt quá trình đào tạo, đồng thời chi phối đến nhiều yếu tố khác đảm bảo cho hoạt động đào tạo nguồn nhân lực quản trị thông tin.

Ngoài ra, để triển khai một chương trình đào tạo đạt chất lượng, cơ sở giáo dục đại học phải đảm bảo được các điều kiện nhất định. Từ thực tiễn triển khai đào tạo ngành Quản lý thông tin tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội cho thấy, nhà trường đã có những giải pháp hợp lý nhằm huy động tốt nhất các nguồn lực đảm bảo cho hoạt động đào tạo.

Để đảm bảo nguồn nhân lực đáp ứng những yêu cầu mới của ngành, nhà trường đã sáp nhập bộ môn Công nghệ thông tin về Khoa Thông tin Thư viện. Quyết định này đã đảm bảo để Khoa có một đội ngũ giảng viên đủ năng lực đảm nhận các học phần về ứng dụng công nghệ trong quản trị thông tin.

Trong quá trình xây dựng chương trình đào tạo, nhà trường đã huy động trí tuệ từ nhiều bên liên quan các tổ chức, doanh nghiệp, nhà khoa học... Được sự hỗ trợ từ Đại sứ quán Hoa Kỳ, nhà trường đã xây dựng đề án và đã được phía Hoa Kỳ phê duyệt trong việc cử chuyên gia tới Trường Đại học Văn hóa tư vấn, đánh giá chương trình đào tạo quản trị thông tin, tập huấn nâng cao năng lực cho giảng viên...

Để đảm bảo điều kiện thực hành nghề nghiệp cho sinh viên, mhà trường đã hợp tác với nhiều đối tác, các tổ chức trong việc tiếp nhận sinh viên thực tập.

Để tăng cường điều kiện thực hành cho sinh viên ngay tại cơ sở đào tạo, nhà trường đã hợp tác với nhiều công ty công nghệ trong lĩnh vực quản trị thông tin trong việc thiết lập các hệ thống thực hành trực tuyến cho sinh viên.

TS Nguyễn Văn Thiên cũng nhấn mạnh, quản trị thông tin là một lĩnh vực có tính ứng dụng cao. Đào tạo nhân lực quản trị thông tin, bên cạnh việc trang bị kiến thức, cần đặc biệt chú trọng phát triển các kỹ năng nghề nghiệp gắn với hoạt động thực tiễn.

Kinh nghiệm từ Trường Đại học Văn hóa Hà Nội là các biện pháp nhằm tăng phát triển các kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên. Ngoài việc sinh viên có thể thực hành các môn học ngay tại cơ sở đào tạo, thực hành nghề nghiệp tại các tổ chức theo quy định của chương trình đào tạo, Nhà trường còn tạo điều kiện để sinh viên có thể tham gia trực tiếp vào các dự án về lĩnh vực quản trị thông tin đang được triển khai trong các tổ chức.

Ở thời điểm hiện tại, nhiều sinh viên ngành Quản trị thông tin đang trực tiếp tham gia vào các dự án như số hóa tài liệu, ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản trị thông tin. Việc tăng cường các giải pháp nhằm gắn việc đào tạo lý thuyết với hoạt động thực tiễn đã mang lại rất nhiều lợi ích cho người học.

Giáo dục

Hệ thống Trường Liên cấp Newton kỷ niệm 15 năm thành lập: Hành trình tiên phong đổi mới
Giáo dục

Hệ thống Trường Liên cấp Newton kỷ niệm 15 năm thành lập: Hành trình tiên phong đổi mới

Hệ thống Trường liên cấp Newton (thành viên Tập đoàn Giáo dục EQuest) vừa tổ chức lễ kỷ niệm 15 năm thành lập với chủ đề “Hành trình 15 năm – Tiên phong đổi mới”. Sự kiện đánh dấu một cột mốc quan trọng, không chỉ ghi nhận hành trình phát triển vượt bậc của nhà trường mà còn khẳng định vai trò tiên phong trong lĩnh vực giáo dục tư nhân Việt Nam.

Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục trong nước luôn trong tình trạng quá tải
Giáo dục

Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục trong nước luôn trong tình trạng quá tải

Từ số liệu kết quả kiểm định chương trình đào tạo và cơ sở giáo dục cho thấy, dù có đến 7 trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục trong nước, hơn 10 tổ chức kiểm định nước ngoài, nhưng các trung tâm trong nước đang trong tình trạng quá tải. Lý do, nguồn lực kiểm định viên chưa phát triển theo yêu cầu thực tế, thiếu về số lượng theo từng nhóm, khối ngành và hạn chế về kinh nghiệm.

EQuest ba năm liên tiếp nhận giải thưởng ESG vì nỗ lực thu hẹp khoảng cách giáo dục vùng miền
Giáo dục

EQuest ba năm liên tiếp nhận giải thưởng ESG vì nỗ lực thu hẹp khoảng cách giáo dục vùng miền

Tập đoàn Giáo dục EQuest vừa được Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham Vietnam) vinh danh tại lễ trao giải ESG Impact Showcase năm 2024, đánh dấu năm thứ ba liên tiếp EQuest được ghi nhận vì những đóng góp xuất sắc trong thúc đẩy các sáng kiến ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị). 

TP. Hồ Chí Minh đẩy mạnh thực hiện quốc tế hóa giáo dục
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh đẩy mạnh thực hiện quốc tế hóa giáo dục

Theo Chỉ thị của UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành, Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh cần tăng cường công tác xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ các cơ sở giáo dục đại học nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng gắn với nhu cầu và thực tiễn của doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, nhân lực trình độ quốc tế.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn gửi thư tay tới học sinh lớp 8 sau phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em"
Giáo dục

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn gửi thư tay tới học sinh lớp 8 sau phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em"

Trong buổi tọa đàm nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 tại Trường THCS Lương Thế Vinh (huyện Đắk R'lấp, tỉnh Đắk Nông), em Nguyễn Trần Bảo Thức, học sinh lớp 8A5, Trường THCS Lương Thế Vinh đã vinh dự nhận được món quà của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn gửi tặng từ Hà Nội.

Cần sự vào cuộc của cả xã hội để mang lại môi trường học tập hạnh phúc
Giáo dục

Cần sự vào cuộc của cả xã hội để mang lại môi trường học tập hạnh phúc

Tại hội thảo Hạnh phúc trong giáo dục 2024 tổ chức trong hai ngày 23 - 24.11, Anh hùng Lao động Thái Hương bày tỏ mong muốn có sự thấu hiểu và vào cuộc của xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng cho sự nghiệp trồng người nhằm mang lại hạnh phúc đích thực cho con trẻ trong hành trình học tập.

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, về xét tuyển học bạ phải dùng cả kết quả lớp 12; Chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành.