Quan tâm khai thác tài sản trí tuệ mang tên địa danh để phát triển kinh tế - xã hội địa phương

Ngày 22.7 Trường Đại học Luật – Đại học Huế cho biết vừa tổ chức Hội thảo xác lập, quản lý và khai thác tài sản trí tuệ mang tên địa danh để phát triển kinh tế- xã hội địa phương ở Việt Nam tại TP Đà Nẵng.

Hội thảo khoa học quốc gia xác lập, quản lý và khai thác tài sản trí tuệ mang tên địa danh để phát triển kinh tế- xã hội địa phương ở Việt Nam -1
PGS.TS Đoàn Đức Lương cho biết: Tài sản trí tuệ gắn với các địa danh đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể hay tri thức truyền thống ở Việt Nam đã tạo nên thương hiệu trong nước và nước ngoài

Tại Hội thảo, Hiệu trưởng Trường ĐH Luật (ĐH Huế) PGS.TS Đoàn Đức Lương;  cho biết nghiên cứu ở Thừa Thiên-Huế, Quảng Ngãi, Quảng Nam và các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên cho thấy chính quyền địa phương rất quan tâm đến tài sản trí tuệ địa phương.

Nhiều tài sản trí tuệ đã được bảo hộ như: Chỉ dẫn địa lý “Nón lá Huế”, “Tinh dầu tràm Huế”, “Tỏi Lý Sơn”, “Quế Trà Bồng” và hàng trăm nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể (nhãn hiệu Bún bò Huế, Chè Ô Long…).

“Tài sản trí tuệ gắn với các địa danh đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể hay tri thức truyền thống ở Việt Nam đã tạo nên thương hiệu trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên, tài sản trí tuệ này vẫn còn là những tiềm năng vô tận. Việc phát hiện để xác lập, quản lý, khai thác và phát triển thương hiệu, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam luôn là vấn đề cần thiết”- Hiệu trưởng Trường ĐH Luật nói.

Thông tin về thực trạng phát huy nhãn hiệu tập thể mang yếu tố địa danh tại Quảng Ngãi, ông Nguyễn Văn Tứ (Đoàn Luật sư TP Đà Nẵng) cho biết đây là địa phương có số lượng hồ sơ đăng ký và được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ cho các tài sản trí tuệ tương đối nhiều.

Đến năm 2020, số văn bằng nhãn hiệu tập thể được cấp tại Quảng Ngãi là hơn 34. Trong đó Quế Trà Bồng và Tỏi Lý Sơn đã được các chủ đơn hủy văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể để đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho hai sản phẩm quế và tỏi từ tháng 7-2020.

Hội thảo khoa học quốc gia xác lập, quản lý và khai thác tài sản trí tuệ mang tên địa danh để phát triển kinh tế- xã hội địa phương ở Việt Nam -0
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Sản phẩm, hàng hóa chủ yếu đã đăng ký nhãn hiệu tập thể thuộc nhóm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chưa có sản phẩm, dịch vụ chuyên phục vụ phát triển du lịch.

Một số sản phẩm sau khi được bảo hộ bước đầu đã khai thác, phát triển tốt. Có thể kể đến như nhãn hiệu Chả cá Lý Sơn của HTX dịch vụ thương mại Lý Sơn Xanh. Sản phẩm sau khi được bảo hộ phần nào tạo tiền đề để các thành viên HTX mở rộng quy mô sản xuất, có thêm thu nhập từ nghề làm chả cá.

Đến năm 2020, thương hiệu Chả cá Lý Sơn đã thực sự phát triển lan rộng trong toàn tỉnh và thu hút khách du lịch trong cả nước khi đến với Quảng Ngãi.

Tương tự là nhãn hiệu Nếp ngự Sa Huỳnh của HTX nông nghiệp Phổ Châu. Sau khi được cấp văn bằng bảo hộ, giá trị của sản phẩm ngày một tăng lên, quy mô và quy trình sản xuất được mở rộng, có thể cạnh tranh với các loại nếp nổi tiếng trên thị trường.

Tuy nhiên, ông Tứ cho rằng việc khai thác nhãn hiệu tập thể mang yếu tố địa danh đã được bảo hộ ở Quảng Ngãi vẫn còn hạn chế, chưa phát huy hết giá trị, tiềm năng mong đợi.

Một trong đó là tình trạng chủ sở hữu chỉ lập hồ sơ đăng ký nhãn hiệu theo phong trào, hình thức. Một số chỉ chú trọng bước xây dựng, xác lập nhãn hiệu mà không dự liệu, chú trọng đến khâu khai thác, phát huy nhãn hiệu sau khi được cấp văn bằng bảo hộ.

“Có thể kể là nhãn hiệu Muối Sa Huỳnh. Dù được cấp văn bằng bảo hộ từ năm 2011 nhưng những năm qua hoạt động sản xuất, chế biến muối truyền thống không có chuyển biến tích cực. Các hoạt động quảng bá, giới thiệu thương hiệu không được quan tâm, đời sống của diêm dân ở Sa Huỳnh gặp nhiều khó khăn, nghề muối truyền thống đối mặt với nguy cơ mai một” ông Tứ nói thêm.

Trước những thực trạng nêu trên, tại Hội thảo PGS.TS Đoàn Đức Lương đã nêu ra các giải pháp; Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện sản phẩm OCOP (bao gồm cả tài sản trí tuệ); Chiến lược phát triển tài sản trí tuệ: Quy hoạch sản phẩm/ quy hoạch vùng nuôi trồng; Liên kết, Khai thác. Mục tiêu làm tăng giá trí so với trước khi bảo hộ; Chú trọng chất lượng của sản phẩm sau khi bảo hộ; Trao quyền cho các tổ chức kinh doanh (thuận lợi nhất); Thay đổi nhận thức, thói quen truyền thống và sử dụng sản phẩm; Tập huấn, hướng dẫn cho các hộ gia đình, cá nhân; Xây dựng mô hình sử dụng, khai thác tà sản trí tuệ: Chuỗi giá trị; sinh thái, trải nghiệm; hiệu quả cho người sử dung/ chủ sở hữu/ địa phương. Trong đó, tập trung nghiên cứu 3 chủ thể: Chủ sở hữu; người sử dụng, khai thác; cơ quan nhà nước. Và cuối cùng là quảng bá, đăng ký bảo hộ tại nước ngoài.

Địa phương

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tăng cường cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng
Địa phương

Bà Rịa - Vũng Tàu: Triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng kiểm kê tài sản công

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm khắc phục sai sót và đảm bảo tính chính xác trong công tác kiểm kê tài sản công. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện nhiệm vụ này đúng tiến độ, trong khi Sở Tài chính tỉnh cung cấp các hướng dẫn cụ thể để nâng cao chất lượng kiểm kê, bảo đảm quản lý tài sản công minh bạch và hiệu quả.

Hành động không ngừng nghỉ và những con số biết nói
Hoạt động chính quyền

Hành động không ngừng nghỉ và những con số biết nói

Trong quý đầu tiên của năm 2025, thành phố Hải Phòng tiếp tục khẳng định vị thế là đầu tàu kinh tế phía Bắc với tốc độ tăng trưởng ấn tượng, tiếp tục là điểm sáng, trong top đầu của cả nước, bộ máy hành chính được tinh gọn mạnh mẽ, các nhiệm vụ trọng tâm được triển khai bài bản, quyết liệt. Không chỉ là những con số biết nói, mà còn là tinh thần hành động không ngừng nghỉ hướng tới một thành phố hiện đại, xanh, số và giàu bản sắc, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Tùng phát biểu tại phiên họp- B. HỢP
Địa phương

Không chỉ là những con số biết nói

Trong quý đầu tiên của năm 2025, thành phố Hải Phòng tiếp tục khẳng định vị thế là đầu tàu kinh tế phía Bắc với tốc độ tăng trưởng ấn tượng, tiếp tục là điểm sáng, trong top đầu của cả nước, bộ máy hành chính được tinh gọn mạnh mẽ, các nhiệm vụ trọng tâm được triển khai bài bản, quyết liệt. Không chỉ là những con số biết nói, mà còn là tinh thần hành động không ngừng nghỉ hướng tới một thành phố hiện đại, xanh, số và giàu bản sắc, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương
Địa phương

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa có quyết định về việc sắp xếp, tổ chức lại cơ cấu tổ chức của Sở Công thương, trong đó tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk (thuộc Bộ Công thương) và tổ chức lại thành Chi cục Quản lý thị trường tỉnh trực thuộc Sở Công thương.

 Đảm bảo an ninh, an toàn cho Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Lâm Đồng
An ninh cơ sở

Đảm bảo an ninh, an toàn cho Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Lâm Đồng

Để đảm bảo an toàn tuyệt đối chuỗi hoạt động Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Lâm Đồng (3.4.1975 - 3.4.2025), Ban Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ phối hợp chặt chẽ với công an địa phương triển khai đồng bộ các phương án, kế hoạch đã được duyệt.

Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út tại buổi làm việc tại trụ sở Tập đoàn Sapporo
Địa phương

Sapporo Long An - biểu tượng thành công của doanh nghiệp Nhật Bản tại Long An

Tập đoàn Sapporo tại Long An đã ghi dấu như một mô hình hợp tác thành công giữa doanh nghiệp nước ngoài và các địa phương tại Việt Nam. Thành công của Sapporo phản ánh rõ nét chính sách thu hút đầu tư bài bản, sự đồng hành sát sao của chính quyền tỉnh Long An cùng nỗ lực thích nghi, phát triển của doanh nghiệp nước ngoài trong môi trường kinh doanh Việt Nam.

Hà Nội: Tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng
Địa phương

Hà Nội: Tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Trước tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, nguy cơ cháy rừng gia tăng, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Công văn số 1176/UBND-NNMT về việc thực hiện Công điện số 25/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nhằm triển khai các biện pháp cấp bách bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn.

TP. Hồ Chí Minh: Cần xem xét đền bù thỏa đáng khi thu hồi đất thực hiện dự án mở rộng đường Lã Xuân Oai
Địa phương

TP. Hồ Chí Minh: Cần xem xét đền bù thỏa đáng khi thu hồi đất thực hiện dự án mở rộng đường Lã Xuân Oai

Một hộ dân tại phường Trường Thạnh, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh bị thu hồi hơn 301m2 đất để thực hiện dự án nâng cấp, mở rộng đường Lã Xuân Oai nhưng chỉ được đền bù hơn 1,7 tỷ đồng. Chủ đất cho rằng việc đền bù chưa thoả đáng nên khởi kiện các quyết định hành chính ra toà..

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...