Dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi):

Quan tâm đến công tác lưu trữ ở cấp xã

Tại phiên thảo luận chiều nay, 27.11, về dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội đề nghị cần quan tâm đến công tác lưu trữ ở cấp xã trong bối cảnh công tác lưu trữ cấp xã còn nhiều bất cập, không được bảo quản theo đúng quy định, khi cần tìm tài liệu rất khó tìm kiếm, có khi không tìm thấy.

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ Sáu, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi).

Nhiều tư liệu lưu trữ cấp xã là tài liệu gốc làm cơ sở dữ liệu quốc gia

ĐBQH Phạm Thị Kiều (Đắk Nông) cho biết, thực trạng công tác lưu trữ tại cấp xã hiện nay có nhiều bất cập, nhiều nơi tài liệu lưu trữ xếp tất cả vào một góc, không được bảo quản theo đúng quy định, không có kinh phí cho việc chỉnh lý, khi cần một tài liệu rất khó tìm kiếm, có khi không tìm thấy, trong khi cấp xã đang lưu trữ những tài liệu liên quan đến hộ tịch, hộ khẩu. 

Do vậy, đại biểu Phạm Thị Kiều đề nghị dự thảo Luật quan tâm hơn đến công tác lưu trữ tại cấp xã. Theo đó, nên có một bộ phận lưu trữ ở cấp huyện để lưu trữ tài liệu của cấp xã; có thể không thành lập một bộ phận chuyên trách nhưng giao cho Văn phòng UBND huyện tổ chức lưu trữ đối với các tài liệu lưu trữ thuộc diện lưu trữ mang tính chất lịch sử và những tài liệu lưu trữ liên quan đến công dân từ cấp xã chuyển lên cấp huyện. Đồng thời cần quan tâm quy định cụ thể hơn về biên chế công chức và nguồn lực vật chất, chế độ chính sách cho người làm công tác văn thư lưu trữ, cơ sở vật chất để lưu trữ tài liệu.

Dự thảo Luật không quy định tài liệu lưu trữ của cấp xã là nguồn nộp lưu tài liệu và lưu trữ lịch sử của Nhà nước. Theo ĐBQH Nguyễn Hoàng Uyên (Long An), hiện nay ở cấp xã, khối lượng tài liệu hình thành rất lớn, trong đó có nhiều tài liệu gốc làm cơ sở dữ liệu quốc gia như hồ sơ hộ tịch, dân số và tư pháp… Ngoài ra, trong khối tài liệu cấp xã còn có tài liệu thuộc diện mật.

Trong khi đó, điều kiện quản lý tài liệu lưu trữ cấp xã chưa bảo đảm, dù có quy định về kho lưu trữ và tổ chức thực hiện các nghiệp vụ lưu trữ ở cấp xã, nhưng không triển khai được, nguyên nhân chủ yếu do không có kinh phí, mặt bằng và không có nhân lực chuyên trách; hoặc có cán bộ phụ trách nhưng không có chuyên môn, nghiệp vụ lưu trữ. Cùng với đó, theo quy định, kho lưu trữ số không bố trí ở cấp xã, dẫn đến việc bảo quản tài liệu lưu trữ không được đảm bảo. Từ thực tế này, đại biểu đề nghị, cân nhắc bổ sung quy định tài liệu lưu trữ ở các xã cũng là nguồn nộp lưu tài liệu vào lưu trữ lịch sử của Nhà nước ở cấp tỉnh.

Cân nhắc kỹ quy định về việc hủy tài liệu lưu trữ

Tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 15 dự thảo Luật quy định việc hủy tài liệu đối với  tài liệu lưu trữ hết giá trị, trong đó bao gồm tài liệu lưu trữ bị hỏng nặng, không còn khả năng phục hồi. ĐBQH Nguyễn Danh Tú (Kiên Giang) cho rằng, theo quy định này, tài liệu bị hủy có thể bao gồm tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt, nhưng bị hỏng nặng, không còn khả năng phục hồi.

Trong khi đó, tại Điều 12 dự thảo Luật quy định, tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt là tài liệu có giá trị, tầm quan trọng đặc biệt đối với quốc gia, dân tộc Việt Nam, phản ánh lịch sử hình thành, phát triển của quốc gia, dân tộc, quá trình hình thành, xác lập, thực thi chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia, vật mang tin, hình thức trình bày độc đáo, có tính thẩm mỹ, nghệ thuật, kỹ thuật, phương pháp chế tác độc đáo, tiêu biểu, điển hình cho thời kỳ lịch sử, hình thành trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt về thời gian, địa điểm, tác giả…

Đại biểu Nguyễn Danh Tú nêu quan điểm, tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt là những tài liệu đặc biệt quan trọng, dù có thể bị hỏng nặng, không còn khả năng phục hồi, nhưng những phần còn lại của tài liệu đó vẫn có ý nghĩa, giá trị lịch sử, truyền thống, văn hóa, chứng tích, di sản lưu trữ về những giai đoạn lịch sử, sự kiện, con người. Nếu hủy những tài liệu này, sẽ mất mãi mãi những tài liệu quý đó.

"Sẽ rất ý nghĩa nếu trưng bày tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt, mặc dù bị hỏng nặng, không còn khả năng phục hồi bên cạnh bản tài liệu dự phòng của tài liệu đó, với những thông tin bảo đảm tính toàn vẹn, chính xác, đầy đủ. Đề nghị, dự thảo Luật cần quy định tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt, dù bị hỏng nặng, không có khả năng phục hồi, vẫn cần tiếp tục lưu trữ, chuyển sang bảo tàng để lưu giữ, trưng bày, tiếp tục phát huy giá trị của các tài liệu đó và không hủy những tài liệu quý này", đại biểu Nguyễn Danh Tú nhấn mạnh. 

ĐBQH Trần Khánh Thu (Thái Bình) cũng đề nghị, cần rà soát, nghiên cứu, xem xét, bổ sung nội dung quy định về Hội đồng thẩm tra tài liệu hết giá trị tại lưu trữ cơ quan và hủy tài liệu lưu trữ chứa bí mật Nhà nước tại lưu trữ cơ quan để các cơ quan, đơn vị có căn cứ thực hiện trong thực tiễn.

Thời sự Quốc hội

Tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường không khí
Thời sự Quốc hội

Tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường không khí

Ngày 25.4, Đoàn giám sát của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực thi hành” tổ chức Hội thảo “Thực trạng và giải pháp kiểm soát, khắc phục vấn đề ô nhiễm không khí ở các đô thị lớn” dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan - Trưởng đoàn giám sát.

Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thẩm tra dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi). Ảnh: Thanh Chi
Chính trị

Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thẩm tra dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi)

Chiều 28.4, tại trụ sở các cơ quan của Quốc hội (22 Hùng Vương, Hà Nội), Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tiếp tục chương trình phiên họp toàn thể lần thứ 12, thẩm tra dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi). Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy chủ trì phiên họp. 

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc ĐỊnh điều hành
Thời sự Quốc hội

Phân cấp, phân quyền, ủy quyền rõ giữa Trung ương với địa phương, chính quyền cấp tỉnh với cấp xã

Cho ý kiến về dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) tại Phiên họp thứ 44, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, sửa đổi Luật Tổ chức chính quyền địa phương lần này nhằm đáp ứng yêu cầu của tình hình mới về chủ trương tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Do đó, cơ quan soạn thảo cần tiếp tục phân định nhiệm vụ, quyền hạn, phân cấp, phân quyền, ủy quyền giữa cơ quan nhà nước ở Trung ương với địa phương, giữa chính quyền địa phương cấp tỉnh với chính quyền địa phương cấp xã.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu
Thời sự Quốc hội

Tăng cường trách nhiệm và hiệu quả của các cơ quan tố tụng

Cần tăng cường trách nhiệm và hiệu quả của các cơ quan tố tụng, tháo gỡ được những vướng mắc trong thực tiễn hiện nay, làm rõ căn cứ để tạm đình chỉ vụ án do thiên tai, dịch bệnh hoặc các trường hợp bất khả kháng. Quy định này cần linh hoạt nhưng không được lạm dụng để bảo đảm quyền lợi của các bên liên quan. Đây là đề nghị của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khi cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự tại phiên họp chiều nay. 

Các đại biểu dự lễ kỷ niệm
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại Vĩnh Long

Ngày 28.4, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Vĩnh Long, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Vĩnh Long trang trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Vĩnh Long (30.4.1975 - 30.4.2025) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất của Chủ tịch nước.

Làm rõ các quy định liên quan đến trách nhiệm của công đoàn cơ sở
Thời sự Quốc hội

Làm rõ các quy định liên quan đến trách nhiệm của công đoàn cơ sở

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, chiều nay, 28.4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Việt Nam - Nhật Bản tăng cường hợp tác trong 4 lĩnh vực ưu tiên

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, Việt Nam coi Nhật Bản là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu và lâu dài; đồng thời đề nghị hai bên tăng cường hợp tác trong 4 lĩnh vực ưu tiên là kinh tế, đào tạo nguồn nhân lực, giao lưu nhân dân và hợp tác địa phương. 

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan dự Phiên họp toàn thể thứ 12 Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan dự Phiên họp toàn thể thứ 12 Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Sáng 28.4, tại trụ sở các cơ quan của Quốc hội (22 Hùng Vương, Hà Nội), Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan đã dự và phát biểu chỉ đạo tại Phiên họp toàn thể lần thứ 12 của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường. 

Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy chủ trì phiên họp. 

Hội thảo khoa học về chính sách xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Chính trị

Tạo hành lang pháp lý để đầu tư, phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi

"Việc nghiên cứu, đề xuất xây dựng luật về lĩnh vực dân tộc là cần thiết, nếu không, khoảng cách phát triển giữa đồng bào dân tộc thiểu số, vùng dân tộc thiểu số và miền núi so với mặt bằng chung của cả nước sẽ ngày càng giãn rộng; các giá trị văn hóa, tiềm năng to lớn trong vùng đồng bào sẽ có nguy cơ mai một, không được khai thác hiệu quả", Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành nhấn mạnh.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dự Tọa đàm về dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân

Sáng 28.4, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại tổ chức Tọa đàm về dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dự và phát biểu chỉ đạo.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ khánh thành Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn tại Quảng Trị
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ khánh thành Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn tại Quảng Trị

Sáng nay, 28.4, trong không khí thiêng liêng, tự hào cả nước hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và kỷ niệm 118 năm ngày sinh Tổng Bí thư Lê Duẩn (7.4.1907 - 7.4.2025), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác đã dự Lễ khánh thành Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn tại thôn Hậu Kiên, xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Quảng Trị
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Quảng Trị

Chiều nay, 27.4, trong không khí thiêng liêng và tự hào của những ngày tháng Tư lịch sử, cả nước đang hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng Đoàn công tác đã dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ, tri ân các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập dân tộc, vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của Nhân dân tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Trường Sơn và Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Đường 9.