Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dự Tọa đàm về dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân

Sáng 28.4, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại tổ chức Tọa đàm về dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dự và phát biểu chỉ đạo.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu

Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại, Trung tướng Lê Tấn Tới chủ trì Tọa đàm.

Cùng dự có: đại diện Bộ Công an và các bộ, ngành, đơn vị có liên quan.

Phát biểu tại Tọa đàm, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đánh giá cao quá trình chuẩn bị công phu, thấu đáo của Cơ quan soạn thảo và Cơ quan thẩm tra dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân. Cho rằng đây là dự án Luật mới và khó, Phó Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, dữ liệu cá nhân vừa tài nguyên chiến lược, được phép khai thác theo quy định nhưng lại thuộc quyền sở hữu của cá nhân, là tài sản đặc biệt; khi được giao dịch, sử dụng thì trở thành hàng hóa đặc biệt.

Trên tinh thần tạo một trong những đột phá trong cuộc cách mạng về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Phó Chủ tịch Quốc hội lưu ý những vấn đề mới, đủ chín, đủ rõ thì luật hóa quy định, những vấn đề còn có ý kiến khác nhau và chưa đủ chín thì quy định về nguyên tắc và giao Chính phủ quy định chi tiết để tổ chức thực hiện.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu tại Tọa đàm

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu tại Tọa đàm

Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, dự thảo Luật có nhiều nội dung liên quan đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp - là chủ thể dữ liệu và tới nhiều lĩnh vực về chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Và một trong những yêu cầu nghiêm ngặt là quá trình sử dụng, quá trình xử lý, quá trình chuyển giao kể cả trong nước và chuyển dữ liệu ra khỏi biên giới, thì phải bảo vệ được an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, phục vụ tốt cho mọi hoạt động, bảo đảm khơi thông được nguồn lực, tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp.

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, để xử lý các mối quan hệ trên môi trường số là vô cùng phức tạp, nên cần chú ý xử lý thấu đáo, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên.

Quang cảnh Tọa đàm

Quang cảnh Tọa đàm

Đối với nội dung dự thảo Luật, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị nội dung Chương III về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong quá trình xử lý dữ liệu cá nhân và Chương IV về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong quá trình sử dụng dữ liệu cá nhân cần nghiên cứu điều chuyển các khoản cho phù hợp hơn, bởi đây là hai quá trình thường đi liền với nhau. Đồng thời, về xử lý vi phạm quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân, cần nghiên cứu để bảo đảm nếu vi phạm sẽ bị xử phạt nghiêm nhưng cũng cần bảo đảm phù hợp với thực tế.

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng gợi mở một số nội dung liên quan đến áp dụng pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân; các hành vi bị nghiêm cấm; quyền chủ thể dữ liệu; về dữ liệu cá nhân trong trường hợp không cần sự đồng ý của chủ thể dữ liệu; tổ chức bảo vệ dữ liệu cá nhân…

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, Thường trực Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại tiếp thu, nghiên cứu kỹ lưỡng các ý kiến, trước mắt để hoàn chỉnh dự thảo Báo cáo thẩm tra gửi đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ Chín tới theo quy định, trong đó có giải trình cụ thể các vấn đề nhằm hướng đến xây dựng dự thảo Luật có chất lượng tốt nhất.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại, Trung tướng Lê Tấn Tới phát biểu

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại, Trung tướng Lê Tấn Tới phát biểu

Trước đó, phát biểu khai mạc Tọa đàm, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Lê Tấn Tới nêu rõ, dữ liệu cá nhân ngày càng có vai trò đặc quan trọng, không chỉ liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân là chủ thể dữ liệu, mà còn là nguồn dữ liệu chiến lược, tác động trực tiếp, toàn diện đến chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Thực tiễn cho thấy, công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân vẫn còn sơ hở, đã phát hiện nhiều vụ thu thập, tấn công, chiếm đoạt, mua bán trái phép dữ liệu cá nhân.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại, Trung tướng Nguyễn Minh Đức phát biểu

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại, Trung tướng Nguyễn Minh Đức phát biểu

Chủ nhiệm Ủy ban Lê Tấn Tới nêu rõ, dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân được xây dựng trên tinh thần kế thừa và phát triển từ Nghị định số 13/2023/NĐ-CP của Chính phủ về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Trong đó, có nhiều nội dung mới và nhiều nội dung liên quan đến hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân của các tổ chức, doanh nghiệp sẽ tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và chi phí tuân thủ pháp luật. Do đó, yêu cầu đặt ra đối với dự thảo Luật này là bảo vệ tốt dữ liệu cá nhân gắn liền với bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; phải phục vụ tốt cho hoạt động của các cơ quan, tổ chức, khơi thông nguồn lực, tạo thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp.

Các đại biểu dự tọa đàm

Các đại biểu dự tọa đàm

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại mong muốn, các đại biểu trên từng lĩnh vực cụ thể phát huy tinh thần, trách nhiệm, tâm huyết, góp ý giúp Ủy ban có thêm cơ sở hoàn thiện Báo cáo thẩm tra trước khi trình ra Quốc hội.

Tại Tọa đàm, các đại biểu thống nhất cho rằng, việc xây dựng dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân là hết sức cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu về chính trị, pháp lý, tính cấp thiết nhằm kịp thời bảo vệ quyền con người, quyền công dân, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, ngăn chặn các hành vi xâm phạm dữ liệu cá nhân tràn lan như hiện nay. Đồng thời, tạo sự đồng bộ, thống nhất, xuyên suốt của hệ thống pháp luật, phục vụ cuộc cách mạng đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Các đại biểu dự tọa đàm

Các đại biểu dự tọa đàm

Các đại biểu cũng đề nghị, cân nhắc quy định mức xử lý vi phạm quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân cho phù hợp hơn; đơn giản hóa thủ tục hành chính nhằm giảm gánh nặng chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp; bảo đảm cân bằng giữa quyền dữ liệu cá nhân và vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân trong bảo đảm an ninh trật tự; nghiên cứu về việc lưu trữ dữ liệu cá nhân cho phù hợp…

Phát biểu kết luận Tọa đàm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Nguyễn Minh Đức đánh giá cao các ý kiến phát biểu; nêu rõ, đây là những thông tin quan trọng về cơ sở khoa học, pháp lý, thực tiễn, giúp Thường trực Ủy ban trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Thời sự Quốc hội

Hội thảo khoa học về chính sách xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Chính trị

Tạo hành lang pháp lý để đầu tư, phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi

"Việc nghiên cứu, đề xuất xây dựng luật về lĩnh vực dân tộc là cần thiết, nếu không, khoảng cách phát triển giữa đồng bào dân tộc thiểu số, vùng dân tộc thiểu số và miền núi so với mặt bằng chung của cả nước sẽ ngày càng giãn rộng; các giá trị văn hóa, tiềm năng to lớn trong vùng đồng bào sẽ có nguy cơ mai một, không được khai thác hiệu quả", Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành nhấn mạnh.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ khánh thành Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn tại Quảng Trị
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ khánh thành Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn tại Quảng Trị

Sáng nay, 28.4, trong không khí thiêng liêng, tự hào cả nước hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và kỷ niệm 118 năm ngày sinh Tổng Bí thư Lê Duẩn (7.4.1907 - 7.4.2025), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác đã dự Lễ khánh thành Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn tại thôn Hậu Kiên, xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Quảng Trị
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Quảng Trị

Chiều nay, 27.4, trong không khí thiêng liêng và tự hào của những ngày tháng Tư lịch sử, cả nước đang hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng Đoàn công tác đã dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ, tri ân các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập dân tộc, vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của Nhân dân tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Trường Sơn và Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Đường 9.

Đại hội Chi bộ Vụ Văn hóa và Xã hội nhiệm kỳ 2025 - 2027
Thời sự Quốc hội

Đại hội Chi bộ Vụ Văn hóa và Xã hội nhiệm kỳ 2025 - 2027

Sáng 27.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội, Chi bộ Vụ Văn hóa và Xã hội trực thuộc Đảng bộ Ủy ban Văn hóa và Xã hội đã tiến hành Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025 - 2027. Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội, Bí thư Đảng ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh dự và chỉ đạo Đại hội.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự, phát biểu chỉ đạo tại Lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước do thành phố Cần Thơ tổ chức.
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Đồng lòng, hiệp lực, đưa Cần Thơ sớm trở thành đô thị thông minh, giàu đẹp

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tin tưởng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thành phố Cần Thơ sẽ tiếp tục đồng lòng, hiệp lực, biến khó khăn thành động lực, biến thách thức thành cơ hội, đưa thành phố ngày càng phát triển, sớm trở thành đô thị thông minh, giàu đẹp, văn minh, hiện đại.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại Cần Thơ
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại Cần Thơ

Tối 26.4, tại Công viên Sông Hậu, quận Ninh Kiều, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và phát biểu tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) do thành phố Cần Thơ tổ chức. 

Trao Quyết định chỉ định Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Ủy ban Pháp luật và Tư pháp nhiệm kỳ 2020 - 2025
Chính trị

Trao Quyết định chỉ định Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Ủy ban Pháp luật và Tư pháp nhiệm kỳ 2020 - 2025

Chiều 26.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội, Bí thư Đảng ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng chủ trì Lễ công bố, trao Quyết định của Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội về việc chỉ định Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm và Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Ủy ban Pháp luật và Tư pháp nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Ảnh Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Tổ chức Tòa án nhân dân theo mô hình 3 cấp

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành quy định hệ thống tổ chức Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân khu vực. Các Tòa án quân sự được giữ nguyên theo Luật hiện hành; đồng thời kết thúc hoạt động của Tòa án nhân dân cấp cao và Tòa án nhân dân cấp huyện.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Phương Tuấn phát biểu tại Hội thảo
Thời sự Quốc hội

Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức Hội thảo góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số

Sáng 26.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội (22 Hùng Vương, Hà Nội), dưới sự chủ trì của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Phương Tuấn, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức Hội thảo góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tặng quà, tri ân Mẹ Việt Nam anh hùng tại thành phố Cần Thơ
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt các Mẹ Việt Nam anh hùng, nguyên lãnh đạo Trung ương tại Cần Thơ

Sáng 26.4, tại thành phố Cần Thơ, trong không khí cả nước phấn khởi, tự hào, tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt các Mẹ Việt Nam anh hùng, nguyên lãnh đạo Trung ương và lãnh đạo thành phố Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang qua các thời kỳ.

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh phát biểu
Thời sự Quốc hội

Cho ý kiến về chủ trương hỗ trợ vốn nhà nước để tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam

Cho rằng, việc tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng Hợp tác xã là có cơ sở, tuy nhiên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ, với mức vốn hỗ trợ là 5 nghìn tỷ đồng như đề xuất của Chính phủ không thuộc mức dự án quan trọng quốc gia, do đó không thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ trên cơ sở xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn sẽ xem xét, quyết định việc hỗ trợ vốn nhà nước để tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh phát biểu
Thời sự Quốc hội

Đồng ý với việc Chính phủ ban hành nghị định về các trường hợp khác được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

Sáng 26.4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các trường hợp khác được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định tại khoản 2 Điều 157 Luật Đất đai năm 2024 (bao gồm cả nội dung giảm tiền thuê đất năm 2025).

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan phát biểu
Chính trị

Khắc phục bất cập trong thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý chất lượng không khí

Tại hội thảo “Thực trạng và giải pháp kiểm soát, khắc phục vấn đề ô nhiễm không khí ở các đô thị lớn”, các đại biểu tập trung đánh giá thực trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam và đề xuất các nhóm giải pháp cần tập trung triển khai nhằm kiểm soát ô nhiễm không khí.