Phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Giữ nguyên thời hiệu xử phạt vi phạm trong tố tụng và trật tự, an toàn giao thông đường bộ như hiện hành

Sáng 28.4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

pho-chu-tich-qh-nguyen-khac-dinh-dieu-hanh-noi-dung-1.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Thẩm quyền xử phạt được tiếp tục thực hiện bởi cơ quan, chức danh tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tương ứng

Trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung nội dung của 64/143 điều (trong đó, sửa đổi, bổ sung 26/143 điều, sửa kỹ thuật 22/143 điều (ngoài các điều sửa đổi, bổ sung), bãi bỏ 16 điều của Luật hiện hành) và bổ sung mới 1 điều.

Trong đó, khoản 6 Điều 1 dự thảo Luật dự kiến sửa đổi khoản 2 Điều 53 Luật Xử phạt vi phạm hành chính về xác định các chức danh có thẩm quyền xử phạt trong trường hợp các chức danh đang có thẩm quyền xử phạt có sự thay đổi nhiệm vụ, quyền hạn do tổ chức lại, hợp nhất, sáp nhập, chia tách.

Theo đó, cho phép thẩm quyền xử phạt được tiếp tục thực hiện bởi cơ quan, chức danh tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đó tương ứng với từng lĩnh vực quản lý nhà nước thay vì phải xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội như quy định hiện hành.

Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Bộ trưởng cho biết, dự thảo Luật dự kiến tăng mức phạt tiền tối đa so với quy định hiện hành trong một số lĩnh vực (phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; an ninh trật tự, an toàn xã hội; giao thông đường bộ; đê điều; phòng, chống thiên tai; an ninh mạng; an toàn thông tin mạng) để tăng tính răn đe, phòng ngừa tương xứng với tính chất, mức độ, hậu quả nghiêm trọng của hành vi vi phạm, đáp ứng yêu cầu cấp bách cần tăng cường quản lý nhà nước trong những lĩnh vực “nóng”, xảy ra nhiều hành vi vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người dân trong thời gian qua.

Về sửa đổi, bổ sung Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, Bộ trưởng cho biết, dự thảo Luật dự kiến nâng thời hiệu xử lý trong trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với vụ việc do cơ quan tiến hành tố tụng hình sự chuyển đến lên 6 tháng kể từ ngày cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt nhận được hồ sơ vụ vi phạm; giới hạn tối đa không quá 3 năm, kể từ thời điểm kết thúc hành vi vi phạm hoặc thời điểm phát hiện hành vi vi phạm để hạn chế tối đa việc ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức.

chu-nhiem-uy-ban-phap-luat-va-tu-phap-hoang-thanh-tung-1.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật. Ảnh: Hồ Long

Riêng vi phạm hành chính về thuế, kiểm toán độc lập, việc xác định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật trong hai lĩnh vực này để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Trước thực trạng tình hình vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ diễn ra còn phổ biến, các đối tượng vi phạm lợi dụng “kẽ hở” trong quy định về chu kỳ kiểm định và thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính để cố tình trốn tránh trách nhiệm, dự thảo Luật quy định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với lĩnh vực này là 3 năm nhằm bảo đảm việc xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, đồng thời cũng bảo đảm thống nhất với lĩnh vực quản lý nhà nước khác.

Theo Bộ trưởng, dự thảo Luật cũng quy định cụ thể những trường hợp cho phép bán ngay tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ (như thời hạn sử dụng dưới 6 tháng tính từ thời điểm bị tạm giữ và không có điều kiện bảo quản kỹ thuật phù hợp; dễ bị hư hỏng, suy giảm chất lượng; có nguy cơ gây cháy nổ, ô nhiễm môi trường hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng; không có địa điểm bảo quản đáp ứng điều kiện kỹ thuật đối với loại tang vật, phương tiện bị tạm giữ và không thể thuê kho, bãi, phương tiện bảo quản phù hợp).

Trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng cho biết, Ủy ban thành sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật Xử lý vi phạm hành chính hiện hành với các lý do như nêu trong Tờ trình của Chính phủ. Hồ sơ dự án Luật đầy đủ, đúng quy định.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Ảnh: Hồ Long

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Ảnh: Hồ Long

Ủy ban đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, rà soát quy định trong các dự thảo luật có liên quan dự kiến trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Chín để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp tán thành việc tăng thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến để khắc phục vướng mắc thời gian qua và việc bổ sung thời hiệu xử phạt đối với vi phạm về giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh để thực hiện yêu cầu của cấp có thẩm quyền.

Tuy nhiên, Ủy ban đề nghị không sửa đổi quy định về thời hiệu xử phạt đối với vi phạm về trật tự, an toàn giao thông đường bộ tăng từ 1 năm lên 3 năm. Bởi, vi phạm hành chính cần được xử lý kịp thời để nhanh chóng lập lại trật tự quản lý hành chính bị xâm phạm, đồng thời răn đe và giáo dục người vi phạm cũng như cộng đồng. Do đó, việc tăng thời hiệu có thể dẫn đến tình trạng chậm trễ, thiếu trách nhiệm trong phát hiện, xử lý…

Trong khi đó, theo quy định của pháp luật và thực tế hiện nay, trong trường hợp xảy ra vi phạm hành chính, cơ quan chức năng hoàn toàn có thể xử phạt do biển số xe đã được cấp và quản lý theo mã định danh của chủ xe.

Cân nhắc tăng thời hiệu xử phạt vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Cơ bản tán thành với việc sửa đổi Luật hiện hành, song các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị xác định rõ phạm vi sửa đổi là các nội dung phục vụ sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp để phù hợp với bối cảnh của Kỳ họp thứ Chín.

pho-chu-nhiem-thuong-truc-uy-ban-dan-nguyen-va-giam-sat-le-thi-nga.jpg
Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Lê Thị Nga phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Đồng thời, chưa sửa đổi các nội dung về thời hiệu xử phạt, mức phạt tiền tối đa vì đây là những nội dung có tác động lớn đến quyền của cá nhân, tổ chức, trong khi chưa có tổng kết và đánh giá tác động đầy đủ mà tiếp tục nghiên cứu để sửa toàn diện Luật này, theo dự kiến tại Kỳ họp thứ Mười diễn ra vào cuối năm nay.

Về thời hiệu xử lý vi phạm, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Lê Thị Nga đề nghị, giữ nguyên thời hiệu xử phạt vi phạm hiện hành với vi phạm trong tố tụng và trật tự, an toàn giao thông đường bộ như hiện hành, thay vì tăng thời hiệu từ 6 tháng lên 3 năm với vi phạm trong tố tụng, từ 1 năm lên 3 năm với vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ. “Thời hiệu xử phạt vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ 1 năm là hợp lý, nâng lên 3 năm là quá dài”, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Dân nguyện và Giám sát nhấn mạnh.

Dự thảo Luật sửa đổi quy định của khoản 1 Điều 123 Luật hiện hành về một số chức danh có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính tạm giữ người theo thủ tục hành chính để bảo đảm phù hợp với sự thay đổi của các chức danh, cơ quan, tổ chức khi sắp xếp tổ chức bộ máy và chính quyền địa phương.

Tán thành với sửa đổi này tại dự thảo Luật, song Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Dân nguyện và Giám sát đề nghị, cân nhắc sửa đổi về quy định cho phép bán tang vật, phương tiện phương tiện bị tạm giữ theo thủ tục hành chính để bảo đảm quyền sở hữu tài sản của công dân.

Bên cạnh các nội dung được sửa đổi, bổ sung Luật hiện hành tại dự thảo Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi cho biết, từ thực tế điều hành ở địa phương đã phát sinh nhiều việc, dù ở mặt bằng chung trên quốc gia không có. Do đó, Chủ nhiệm đề nghị, ở từng địa bàn cụ thể hay từng thời điểm cụ thể trong quản lý, điều hành cần có thẩm quyền riêng.

“Về phạm vi, thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, trong lần sửa đổi toàn diện Luật Xử lý vi phạm hành chính hiện hành có thể nghiên cứu bổ sung quy định cho phép hình thức xử lý vi phạm hành chính riêng ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh mà các địa phương không có”. Nêu đề nghị này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính cho rằng, mở rộng thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính không chỉ để tăng phân cấp, phân quyền mà còn là công cụ quản lý kiến tạo, phát triển cho xã hội.

Phát biểu kết luận về nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị, chỉ tập trung sửa đổi những vấn đề thực sự cấp bách, thật sự cần thiết phục vụ sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước và thực hiện chính quyền địa phương hai cấp, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và bám sát yêu cầu đổi mới tư duy trong công tác xây dựng pháp luật. Các nội dung khác đề nghị tiếp tục nghiên cứu để sửa đổi toàn diện tại Kỳ họp thứ Mười vào cuối năm nay, trong đó nghiên cứu bổ sung quy định về xử phạt đặc thù cho các địa phương, "không phải địa phương nào cũng giống nhau".

Về thời hiệu xử phạt, Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành việc tăng thời hiệu xử phạt đối với các vi phạm do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến. Tiếp tục nghiên cứu, tổng kết, đánh giá kỹ lưỡng về về đề xuất sửa đổi thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong lần sau, tức là khi sửa toàn diện.

Về mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành bổ sung lĩnh vực và mức phạt tiền tối đa vi phạm giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; thuyết minh lý do bổ sung cơ sở xác định mức phạt tối đa trong các lĩnh vực mới.

Thời sự Quốc hội

Hội thảo khoa học về chính sách xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Chính trị

Tạo hành lang pháp lý để đầu tư, phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi

"Việc nghiên cứu, đề xuất xây dựng luật về lĩnh vực dân tộc là cần thiết, nếu không, khoảng cách phát triển giữa đồng bào dân tộc thiểu số, vùng dân tộc thiểu số và miền núi so với mặt bằng chung của cả nước sẽ ngày càng giãn rộng; các giá trị văn hóa, tiềm năng to lớn trong vùng đồng bào sẽ có nguy cơ mai một, không được khai thác hiệu quả", Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành nhấn mạnh.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dự Tọa đàm về dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân

Sáng 28.4, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại tổ chức Tọa đàm về dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dự và phát biểu chỉ đạo.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ khánh thành Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn tại Quảng Trị
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ khánh thành Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn tại Quảng Trị

Sáng nay, 28.4, trong không khí thiêng liêng, tự hào cả nước hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và kỷ niệm 118 năm ngày sinh Tổng Bí thư Lê Duẩn (7.4.1907 - 7.4.2025), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác đã dự Lễ khánh thành Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn tại thôn Hậu Kiên, xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Quảng Trị
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Quảng Trị

Chiều nay, 27.4, trong không khí thiêng liêng và tự hào của những ngày tháng Tư lịch sử, cả nước đang hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng Đoàn công tác đã dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ, tri ân các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập dân tộc, vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của Nhân dân tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Trường Sơn và Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Đường 9.

Đại hội Chi bộ Vụ Văn hóa và Xã hội nhiệm kỳ 2025 - 2027
Thời sự Quốc hội

Đại hội Chi bộ Vụ Văn hóa và Xã hội nhiệm kỳ 2025 - 2027

Sáng 27.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội, Chi bộ Vụ Văn hóa và Xã hội trực thuộc Đảng bộ Ủy ban Văn hóa và Xã hội đã tiến hành Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025 - 2027. Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội, Bí thư Đảng ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh dự và chỉ đạo Đại hội.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự, phát biểu chỉ đạo tại Lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước do thành phố Cần Thơ tổ chức.
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Đồng lòng, hiệp lực, đưa Cần Thơ sớm trở thành đô thị thông minh, giàu đẹp

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tin tưởng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thành phố Cần Thơ sẽ tiếp tục đồng lòng, hiệp lực, biến khó khăn thành động lực, biến thách thức thành cơ hội, đưa thành phố ngày càng phát triển, sớm trở thành đô thị thông minh, giàu đẹp, văn minh, hiện đại.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại Cần Thơ
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại Cần Thơ

Tối 26.4, tại Công viên Sông Hậu, quận Ninh Kiều, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và phát biểu tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) do thành phố Cần Thơ tổ chức. 

Trao Quyết định chỉ định Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Ủy ban Pháp luật và Tư pháp nhiệm kỳ 2020 - 2025
Chính trị

Trao Quyết định chỉ định Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Ủy ban Pháp luật và Tư pháp nhiệm kỳ 2020 - 2025

Chiều 26.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội, Bí thư Đảng ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng chủ trì Lễ công bố, trao Quyết định của Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội về việc chỉ định Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm và Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Ủy ban Pháp luật và Tư pháp nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Phương Tuấn phát biểu tại Hội thảo
Thời sự Quốc hội

Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức Hội thảo góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số

Sáng 26.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội (22 Hùng Vương, Hà Nội), dưới sự chủ trì của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Phương Tuấn, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức Hội thảo góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tặng quà, tri ân Mẹ Việt Nam anh hùng tại thành phố Cần Thơ
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt các Mẹ Việt Nam anh hùng, nguyên lãnh đạo Trung ương tại Cần Thơ

Sáng 26.4, tại thành phố Cần Thơ, trong không khí cả nước phấn khởi, tự hào, tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt các Mẹ Việt Nam anh hùng, nguyên lãnh đạo Trung ương và lãnh đạo thành phố Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang qua các thời kỳ.

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan phát biểu
Chính trị

Khắc phục bất cập trong thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý chất lượng không khí

Tại hội thảo “Thực trạng và giải pháp kiểm soát, khắc phục vấn đề ô nhiễm không khí ở các đô thị lớn”, các đại biểu tập trung đánh giá thực trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam và đề xuất các nhóm giải pháp cần tập trung triển khai nhằm kiểm soát ô nhiễm không khí. 

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu
Thời sự Quốc hội

Có cơ chế, giải pháp phòng ngừa, tránh việc trục lợi chính sách gây thất thoát, lãng phí, tiêu cực

Chiều 25.4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu
Chính trị

Tập trung sửa đổi các quy định về thẩm quyền của Tòa án nhân dân các cấp

Chiều 25.4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án, Luật Tư pháp người chưa thành niên và Luật Phá sản.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định và các đại biểu tặng hoa chúc mừng tân Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Trần Văn Khải
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định dự Lễ công bố và trao Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác cán bộ

Chiều 25.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định tham dự, phát biểu tại Lễ công bố và trao Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác cán bộ.