Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến với dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi)

Bảo đảm chính quyền địa phương phục vụ dân tốt nhất, điều hành linh hoạt, xử lý nhanh vấn đề phát sinh

Sáng 28.4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).

pho-chu-tich-qh-nguyen-khac-dinh-dieu-hanh.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp cho ý kiến về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi). Ảnh: Hồ Long

Chính quyền địa phương cấp tỉnh và cấp xã đều tổ chức HĐND và UBND

Trình bày Tờ trình dự án Luật, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, dự án Luật được xây dựng để sửa đổi cơ bản các quy định về phân định đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương để thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, định hướng trong các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng, Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 (sau khi sửa đổi, bổ sung) nhằm chuyển đổi mô hình tổ chức chính quyền địa phương từ 3 cấp như hiện nay (gồm cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã) thành 2 cấp (gồm cấp tỉnh và cấp xã).

Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Dự thảo Luật gồm 7 chương, 54 điều, cơ bản kế thừa nguyên tắc tổ chức và nguyên tắc phân định thẩm quyền của Luật hiện hành; sửa đổi, bổ sung các quy định để thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Về phân định đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, dự thảo Luật quy định cấp tỉnh gồm tỉnh, thành phố; cấp xã gồm xã, phường và đặc khu (ở hải đảo). Đối với đơn vị hành chính kinh tế - đặc biệt giữ như quy định hiện hành do Quốc hội quyết định thành lập. Chính quyền địa phương cấp tỉnh và cấp xã đều tổ chức HĐND và UBND để bảo đảm bộ máy chính quyền thống nhất, hoạt động thông suốt từ Trung ương đến cấp xã.

Về tổ chức chính quyền địa phương, đối với chính quyền địa phương cấp tỉnh, dự thảo Luật cơ bản giữ như quy định hiện hành, chỉ tăng số lượng đại biểu HĐND cấp tỉnh cho phù hợp với việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh.

chu-nhiem-uy-ban-phap-luat-va-tu-phap-hoang-thanh-tung.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật. Ảnh: Hồ Long

Về cơ cấu tổ chức của HĐND và UBND cấp xã (xã, phường, đặc khu), dự thảo Luật quy định HĐND cấp xã có 2 Ban là Ban Pháp chế và Ban Kinh tế - Xã hội. UBND cấp xã được tổ chức các cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác hoặc bố trí các chức danh công chức chuyên môn để tham mưu, giúp UBND cấp xã quản lý ngành, lĩnh vực trên địa bàn phù hợp với quy mô của đơn vị hành chính cấp xã (mới) theo quy định của Chính phủ.

Trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng tán thành việc sửa đổi cơ bản, toàn diện Luật Tổ chức chính quyền địa phương hiện hành với các lý do nêu trong Tờ trình của Chính phủ, đồng thời tán thành việc xây dựng dự án Luật theo trình tự, thủ tục rút gọn. Hồ sơ dự án Luật bảo đảm đầy đủ, đúng quy định, đủ điều kiện trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội xem xét theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Về các nội dung cụ thể của dự thảo Luật, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát, chỉnh lý, làm rõ thêm về việc quy định UBND cấp xã có thẩm quyền phân cấp cho cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND cấp mình có đáp ứng yêu cầu xây dựng chính quyền cấp xã gần dân, sát dân, chịu trách nhiệm về mọi vấn đề ở địa phương hay không? Có nên quy định HĐND cấp xã lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do HĐND bầu hay không trong khi Quy định số 96-QĐ/TW của Bộ Chính trị về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị và Nghị quyết số 96/2023/QH15 của Quốc hội về nội dung này đều đang quy định không lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh tại HĐND, UBND cấp xã?

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình bày Tờ trình dự án Luật. Ảnh: Hồ Long

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình bày Tờ trình dự án Luật. Ảnh: Hồ Long

Đồng thời, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp cũng đề nghị cơ quan soạn thảo làm rõ việc quy định về số lượng đại biểu HĐND cấp tỉnh, cấp xã; việc tổ chức các cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND cấp xã bảo đảm phù hợp với yêu cầu, thực tiễn của địa phương và chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy; việc cụ thể hóa Kết luận số 150-KL/TW của Bộ Chính trị về chỉ định các chức danh của HĐND, UBND khi sắp xếp các đơn vị hành chính.

Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Đặc biệt, Ủy ban đề nghị tiếp tục rà soát quy định chuyển tiếp trong dự thảo Luật và các quy định khác có liên quan để có thể bao quát được hết các trường hợp cần chuyển giao nhiệm vụ, quyền hạn, công việc của chính quyền cấp huyện khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp (không tổ chức cấp huyện), tránh bỏ sót, làm ảnh hưởng đến tính liên tục, thông suốt trong hoạt động của của bộ máy chính quyền địa phương cũng như ảnh hưởng quyền lợi chính đáng và hoạt động bình thường của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn.

HĐND xã cần tổ chức lấy phiếu tín nhiệm với chức danh do HĐND bầu

Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, hồ sơ dự án Luật đã được chuẩn bị công phu, nghiêm túc, kỹ lưỡng, đúng trình tự, thủ tục của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; các quy định đều bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành.

pho-chu-nhiem-thuong-truc-uy-ban-dan-nguyen-va-giam-sat-le-thi-nga.jpg
Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Lê Thị Nga phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Tán thành với các quy định về phân định quyền hạn, phân cấp, ủy quyền tại dự thảo Luật, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Lê Thị Nga cho rằng, cần bổ sung từ “có thể” trong quy định tại khoản 1, Điều 13 của dự thảo Luật để cho phép UBND cấp xã có thể phân cấp cho cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND cấp mình.

Bởi, nếu xã có quy mô địa lý, kinh tế - xã hội lớn, thì UBND xã cần được phân cấp cho cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND cấp mình để có thể xử lý kịp thời các quy trình, thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, người dân, cũng như vấn đề phát sinh. “Quy định thêm từ “có thể” sẽ bảo đảm linh hoạt cho quá trình áp dụng”, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Dân nguyện và Giám sát nhấn mạnh.

Tương tự, về phân loại cơ cấu tổ chức chính quyền địa phương cấp xã, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát cho rằng, cần dựa theo theo quy mô của xã để có phân loại cơ cấu tổ chức của cấp xã phù hợp; giao Chính phủ, chính quyền cấp tỉnh có hướng dẫn linh hoạt, phù hợp với đặc điểm về quy mô dân số, diện tích của địa phương cũng như yêu cầu công tác của địa phương. Chính phủ cần rà soát, nghiên cứu để có cách thể hiện phù hợp tại dự thảo Luật, không nên quy định "cứng" về cơ cấu tổ chức của cấp xã như hiện nay.

Tán thành với quy định HĐND cấp xã lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do HĐND bầu, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Lê Thị Nga nêu rõ, cấp xã là cấp trực tiếp và sát với dân nên cần tổ chức lấy phiếu tín nhiệm; đề nghị Chính phủ cần xin ý kiến của cấp có thẩm quyền trước trình ra Quốc hội xem xét, quyết định.

Tại dự thảo Luật có sửa đổi, chuyển thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong việc phân loại đơn vị hành chính sang thẩm quyền của Chính phủ (quy định tại Khoản 2, Điều 3 dự án Luật); sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định về chức năng của HĐND ở Điều 5, của UBND ở Điều 6.

Về những sửa đổi, bổ sung nêu trên tại dự thảo Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải lưu ý, Hiến pháp năm 2013 đang được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung để bảo đảm sự phù hợp với thực tiễn, trong đó có một số quy định có liên quan đến chính quyền địa phương. Do đó, cơ quan chủ trì soạn thảo cần nghiên cứu một cách kỹ lưỡng những định hướng cũng như những nội dung dự kiến sẽ sửa đổi, bổ sung cho Hiến pháp 2013 để bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất, đồng bộ sau khi Hiến pháp được sửa đổi.

Về HĐND, tại Điều 5 của dự thảo Luật đã lược bỏ quy định “HĐND gồm các đại biểu HĐND do cử tri ở địa phương bầu ra”; bổ sung quy định HĐND quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương, giám sát việc tuân thủ theo Hiến pháp và pháp luật, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước.

Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải đề nghị, Chính phủ cân nhắc việc lược bỏ quy định “HĐND gồm các đại biểu HĐND do cử tri ở địa phương bầu ra”. Bởi, trường hợp không phải đại biểu HĐND do cử tri ở địa phương bầu ra mà vẫn được bố trí chức danh lãnh đạo HĐND sẽ chỉ xảy ra trong năm 2025, khi thực hiện sắp xếp tinh gọn bộ máy. Theo Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu, cần cân nhắc kỹ lưỡng việc lược bỏ quy định này để bảo đảm phù hợp với quy định của Hiến pháp 2013 hiện hành cũng như định hướng sửa đổi Hiến pháp đang được triển khai.

Phát biểu kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản thống nhất với các nội dung chính tại dự thảo Luật được Chính phủ trình; đề nghị, Chính phủ trên cơ sở ý kiến thẩm tra và ý kiến tại phiên họp khẩn trương hoàn thiện hồ sơ dự án Luật trình ra Quốc hội tại Kỳ họp thứ Chín tới đây. Ủy ban Pháp luật và Tư pháp trên hồ sơ dự án Luật mới của Chính phủ sớm hoàn thiện Báo cáo thẩm tra dự án Luật.

Về một số nội dung cụ thể, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, dự thảo Luật không nên quy định “UBND cấp xã phân cấp...”, chỉ có thể quy định “UBND cấp xã phân công cho cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND cấp mình”; và, báo cáo kỹ lưỡng hơn về nội dung này trong Tờ trình của Chính phủ. Đồng thời, cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phối hợp để bảo đảm chính quyền gần dân, sát dân, phục vụ dân tốt nhất, nhưng điều hành linh hoạt, hiệu quả, xử lý nhanh vấn đề phát sinh.

Về lấy phiếu tín nhiệm ở HĐND cấp xã, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, cần thiết kế như quy định về nội dung này tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương hiện hành; tổ chức xin ý kiến cấp có thẩm quyền trước khi trình Quốc hội xem xét thông qua.

Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan dự Phiên họp toàn thể thứ 12 Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan dự Phiên họp toàn thể thứ 12 Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Sáng 28.4, tại trụ sở các cơ quan của Quốc hội (22 Hùng Vương, Hà Nội), Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan đã dự và phát biểu chỉ đạo tại Phiên họp toàn thể lần thứ 12 của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường. 

Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy chủ trì phiên họp. 

Hội thảo khoa học về chính sách xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Chính trị

Tạo hành lang pháp lý để đầu tư, phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi

"Việc nghiên cứu, đề xuất xây dựng luật về lĩnh vực dân tộc là cần thiết, nếu không, khoảng cách phát triển giữa đồng bào dân tộc thiểu số, vùng dân tộc thiểu số và miền núi so với mặt bằng chung của cả nước sẽ ngày càng giãn rộng; các giá trị văn hóa, tiềm năng to lớn trong vùng đồng bào sẽ có nguy cơ mai một, không được khai thác hiệu quả", Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành nhấn mạnh.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dự Tọa đàm về dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân

Sáng 28.4, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại tổ chức Tọa đàm về dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dự và phát biểu chỉ đạo.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ khánh thành Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn tại Quảng Trị
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ khánh thành Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn tại Quảng Trị

Sáng nay, 28.4, trong không khí thiêng liêng, tự hào cả nước hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và kỷ niệm 118 năm ngày sinh Tổng Bí thư Lê Duẩn (7.4.1907 - 7.4.2025), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác đã dự Lễ khánh thành Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn tại thôn Hậu Kiên, xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Quảng Trị
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Quảng Trị

Chiều nay, 27.4, trong không khí thiêng liêng và tự hào của những ngày tháng Tư lịch sử, cả nước đang hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng Đoàn công tác đã dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ, tri ân các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập dân tộc, vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của Nhân dân tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Trường Sơn và Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Đường 9.

Đại hội Chi bộ Vụ Văn hóa và Xã hội nhiệm kỳ 2025 - 2027
Thời sự Quốc hội

Đại hội Chi bộ Vụ Văn hóa và Xã hội nhiệm kỳ 2025 - 2027

Sáng 27.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội, Chi bộ Vụ Văn hóa và Xã hội trực thuộc Đảng bộ Ủy ban Văn hóa và Xã hội đã tiến hành Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025 - 2027. Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội, Bí thư Đảng ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh dự và chỉ đạo Đại hội.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự, phát biểu chỉ đạo tại Lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước do thành phố Cần Thơ tổ chức.
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Đồng lòng, hiệp lực, đưa Cần Thơ sớm trở thành đô thị thông minh, giàu đẹp

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tin tưởng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thành phố Cần Thơ sẽ tiếp tục đồng lòng, hiệp lực, biến khó khăn thành động lực, biến thách thức thành cơ hội, đưa thành phố ngày càng phát triển, sớm trở thành đô thị thông minh, giàu đẹp, văn minh, hiện đại.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại Cần Thơ
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại Cần Thơ

Tối 26.4, tại Công viên Sông Hậu, quận Ninh Kiều, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và phát biểu tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) do thành phố Cần Thơ tổ chức. 

Trao Quyết định chỉ định Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Ủy ban Pháp luật và Tư pháp nhiệm kỳ 2020 - 2025
Chính trị

Trao Quyết định chỉ định Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Ủy ban Pháp luật và Tư pháp nhiệm kỳ 2020 - 2025

Chiều 26.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội, Bí thư Đảng ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng chủ trì Lễ công bố, trao Quyết định của Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội về việc chỉ định Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm và Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Ủy ban Pháp luật và Tư pháp nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Ảnh Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Tổ chức Tòa án nhân dân theo mô hình 3 cấp

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành quy định hệ thống tổ chức Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân khu vực. Các Tòa án quân sự được giữ nguyên theo Luật hiện hành; đồng thời kết thúc hoạt động của Tòa án nhân dân cấp cao và Tòa án nhân dân cấp huyện.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Phương Tuấn phát biểu tại Hội thảo
Thời sự Quốc hội

Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức Hội thảo góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số

Sáng 26.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội (22 Hùng Vương, Hà Nội), dưới sự chủ trì của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Phương Tuấn, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức Hội thảo góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tặng quà, tri ân Mẹ Việt Nam anh hùng tại thành phố Cần Thơ
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt các Mẹ Việt Nam anh hùng, nguyên lãnh đạo Trung ương tại Cần Thơ

Sáng 26.4, tại thành phố Cần Thơ, trong không khí cả nước phấn khởi, tự hào, tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt các Mẹ Việt Nam anh hùng, nguyên lãnh đạo Trung ương và lãnh đạo thành phố Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang qua các thời kỳ.

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh phát biểu
Thời sự Quốc hội

Cho ý kiến về chủ trương hỗ trợ vốn nhà nước để tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam

Cho rằng, việc tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng Hợp tác xã là có cơ sở, tuy nhiên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ, với mức vốn hỗ trợ là 5 nghìn tỷ đồng như đề xuất của Chính phủ không thuộc mức dự án quan trọng quốc gia, do đó không thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ trên cơ sở xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn sẽ xem xét, quyết định việc hỗ trợ vốn nhà nước để tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh phát biểu
Thời sự Quốc hội

Đồng ý với việc Chính phủ ban hành nghị định về các trường hợp khác được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

Sáng 26.4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các trường hợp khác được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định tại khoản 2 Điều 157 Luật Đất đai năm 2024 (bao gồm cả nội dung giảm tiền thuê đất năm 2025).