Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo tại Phiên họp toàn thể của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục

Sáng 3.5, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và phát biểu chỉ đạo tại Phiên họp toàn thể lần thứ 7 của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo tại Phiên họp toàn thể của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục -0
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo tại Phiên họp toàn thể của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục. Ảnh: Hồ Long

Tại phiên họp sáng nay, các đại biểu đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) và Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.

Nghiên cứu kỹ lưỡng, chặt chẽ, thấu đáo

Phát biểu chỉ đạo tại Phiên họp, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đánh giá cao kết quả công tác của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục trong thời gian qua; vui mừng nhận thấy, mặc dù lĩnh vực phụ trách của Ủy ban rộng, nhiều nội dung nhạy cảm, phức tạp, Ủy ban đã lựa chọn các vấn đề lớn, quan trọng được dư luận xã hội, Nhân dân quan tâm để triển khai thực hiện.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đặc biệt rất mừng và đánh giá cao Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục luôn bám sát Chương trình công tác, nêu cao tinh thần trách nhiệm, thẳng thắn, đoàn kết, dân chủ, có nhiều đổi mới, sáng tạo trong tổ chức, điều hành công việc; giữ mối liên hệ, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương; phát huy được trí tuệ của đội ngũ trí thức, nhà khoa học tham gia vào công tác chuyên môn của Ủy ban.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo tại Phiên họp toàn thể của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục -1
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Trong công tác lập pháp, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã quán triệt tinh thần chuẩn bị "từ sớm, từ xa"; chủ động xây dựng kế hoạch, tích cực phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan trong công tác phối hợp thẩm tra, chuẩn bị thẩm tra các chương trình, dự án Luật trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến. 

Trong công tác giám sát, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã đề xuất giám sát một số vấn đề mới, khó để tổ chức giám sát (như giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về chi ngân sách địa phương đối với các lĩnh vực giáo dục - đào tạo và dạy nghề, lĩnh vực văn hóa, thông tin; tổ chức phiên giải trình về việc thực hiện chính sách, pháp luật về xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao giai đoạn 2013-2023…).

Trong tham gia quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, Ủy ban đã tham mưu hiệu quả, chất lượng cho Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đảng đoàn Quốc hội tổng kết và triển khai các chủ trương lớn của Trung ương về phát triển văn hóa; về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới; về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em…

Năm 2024 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, cả nước đang tăng tốc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu của nhiệm kỳ. Nhấn mạnh bối cảnh này, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục tiếp tục phát huy các kết quả đạt được, nỗ lực phấn đấu, hoàn thành tốt chương trình công tác và các nhiệm vụ được giao trong năm 2024.

Về các nội dung thảo luận tại phiên họp, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị, các thành viên Ủy ban tập trung nghiên cứu, bảo đảm trình Quốc hội với chất lượng tốt nhất nội dung dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) và Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035. 

Với dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội nêu rõ, đây là dự án luật đã được chuẩn bị một năm rưỡi, nhưng trình sang cơ quan thẩm tra mới được hơn một tháng. Do vậy, các thành viên Ủy ban cần tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng, chặt chẽ, thấu đáo thận trọng, vì đây là dự luật quan trọng, được dư luận xã hội trong và ngoài nước quan tâm, liên quan tới nhiều lĩnh vực và nhiều luật khác, bảo đảm không chồng chéo, không trùng lắp. Đồng thời, khắc phục được những bất cập, hạn chế, tháo gỡ các khó khăn trong thực tiễn công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo tại Phiên họp toàn thể của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục -2
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội lưu ý, cần tập trung thể chế hóa đầy đủ các quan điểm của Đảng về bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa thành các chính sách, quy định cụ thể, có tính khả thi cao. Quan trọng và cần nhất là "quy định chính sách gì để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa không bị mai một; nhất là chuyển đổi số trong văn hóa, số hóa di sản văn hóa; hợp tác công tư về phát triển văn hóa; đẩy mạnh xã hội hóa cho hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa; cải tạo, nâng cấp các di sản văn hóa để phát triển văn hóa, chúng ta phải nghĩ cho hiện tại và tương lai cũng như cho phát triển du lịch; bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa của đồng bào các dân tộc ở miền núi, hải đảo, dân tộc ít người”, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội yêu cầu. 

Cùng với đó, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị, cần tạo hành lang pháp lý, điều kiện thuận lợi để tăng cường đầu tư, huy động nguồn lực xã hội, phân cấp phân quyền, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. 

Huy động, quản lý, phân bổ, sử dụng nguồn lực có trọng tâm, trọng điểm

Về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, Chính phủ cần tính đến nguồn lực để thực hiện Chương trình mục tiêu này, trong đó có nguồn lực con người, cơ sở vật chất, kinh phí, điều kiện. "Chúng ta cần có lộ trình, bước đi chắc chắn, tránh trường hợp đề ra quá lớn, nhưng khả năng thực hiện không có; nhu cầu có, nhưng khả năng thanh toán không có”, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội gợi mở. 

Đây là nội dung quan trọng, thể hiện sự quan tâm rất lớn của Đảng, Nhà nước đối với sự nghiệp phát triển văn hóa, con người Việt Nam. Cụ thể, từ năm 2022, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành kết luận yêu cầu khẩn trương nghiên cứu, xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035. Nhấn mạnh điều này, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội nêu rõ, qua các ý kiến cho thấy, địa phương nào cũng mong muốn có Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn 2025 - 2035, nhưng trước mắt năm 2024 cần xác định làm gì để tạo tiền đề cho Chương trình mục tiêu quốc gia trong giai đoạn 2025 - 2035.

Chỉ rõ, Chương trình có dự kiến tổng mức đầu tư lớn, diễn ra trong thời gian dài, có phạm vi tác động lớn, nhận được sự quan tâm lớn của cử tri và Nhân dân cả nước, để chuẩn bị một cách kỹ lưỡng, chu đáo nhất, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị: Ủy ban Văn hóa, Giáo dục phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, các cơ quan có liên quan kiến nghị với Chính phủ xem xét những nội dung nào lớn, cần xin ý kiến Bộ Chính trị; đồng thời bàn kỹ lưỡng việc huy động, quản lý, phân bổ, sử dụng nguồn lực như thế nào cho trọng tâm, trọng điểm.

Với tinh thần như vậy, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, các thành viên Ủy ban tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm, thảo luận, gửi văn bản để các thành viên nghiên cứu kỹ lưỡng, đóng góp cụ thể vào các nội dung có liên quan đến lĩnh vực văn hóa, giáo dục sẽ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Bảy tới.

Thời sự Quốc hội

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đại biểu Quốc hội tham dự Phiên bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội khóa XV
Thời sự Quốc hội

Nhiều quyết định lịch sử, có ý nghĩa đột phá cho sự phát triển của đất nước

Lời Tòa soạn: Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội Khóa XV vừa thành công rất tốt đẹp với nhiều quyết sách quan trọng phục vụ cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, chính sách, tạo đột phá để hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phát huy nguồn lực, kiến tạo không gian phát triển mới cho địa phương và cả nước. Nhân dịp này, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có bài viết đánh giá bước đầu về kết quả Kỳ họp. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết:

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành các Nghị quyết của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Ngay sau khi Quốc hội thông qua thông qua 2 Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ và cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ khóa XV tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 176/2025/QH15 của Quốc hội về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV; Nghị quyết số 177/2025/QH15 của Quốc hội về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

Chủ tịch Phân ban Việt Nam trong Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF) Nguyễn Thúy Anh dự Hội nghị trực tuyến
Thời sự Quốc hội

Hội nghị Chủ tịch các Phân ban khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong APF

Sáng 19.2, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Hà Nội, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Phân ban Việt Nam trong Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF) Nguyễn Thúy Anh đã tham dự Hội nghị các Chủ tịch Phân ban thành viên khu vực châu Á - Thái Bình Dương của APF được tổ chức theo hình thức trực tuyến.

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú dự phiên bế mạc Kỳ họp
Thời sự Quốc hội

Thời điểm lịch sử trọng đại, phải có những quyết định lịch sử, đột phá cho sự phát triển của đất nước

Lời Tòa soạn: Sáng 19.2, sau 6,5 ngày làm việc nghiêm túc, dân chủ, đổi mới, khoa học, trách nhiệm cao, Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội khóa XV đã bế mạc, quyết đáp nhiều vấn đề hệ trọng đối với sự phát triển của đất nước. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì và có bài phát biểu quan trọng bế mạc Kỳ họp. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Quốc hội thông qua Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
Thời sự Quốc hội

Tổ chức, cá nhân nghiên cứu khoa học, công nghệ được miễn trách nhiệm dân sự khi gây ra thiệt hại cho Nhà nước

Sáng 19.2, tiếp tục chương trình trong phiên bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, với 454/458 ĐBQH tham gia biểu quyết tán thành, đạt tỷ lệ 99,12% (bằng 94,98% tổng số ĐBQH).