Hội nghị Chủ tịch các Phân ban khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong APF

Sáng 19.2, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Hà Nội, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Phân ban Việt Nam trong Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF) Nguyễn Thúy Anh đã tham dự Hội nghị các Chủ tịch Phân ban thành viên khu vực châu Á - Thái Bình Dương của APF được tổ chức theo hình thức trực tuyến.

Hội nghị diễn ra dưới sự chủ trì của Trưởng đại diện khu vực Vaimu’a Muliava, nghị sĩ Nouvelle Calédonie.

Cùng dự có Chủ tịch các Phân ban thành viên khu vực: Chủ tịch Quốc hội Polynésie thuộc Pháp; Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Lào; Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại, Hợp tác quốc tế, thông tin và truyền thông của Thượng viện Campuchia; Bộ trưởng đặc trách Pháp ngữ của Phân ban Pondichéry (Ấn Độ), đại diện các Phân ban Wallis - Futuna và Tổng Thư ký APF Damien Cesselin.

Chủ tịch Phân ban Việt Nam trong Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF) Nguyễn Thúy Anh dự Hội nghị trực tuyến

Chủ tịch Phân ban Việt Nam trong Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF) Nguyễn Thúy Anh dự Hội nghị trực tuyến

Đây là hoạt động theo Quy chế hoạt động của khu vực sửa đổi nhằm trao đổi tình hình thời sự, các chương trình hợp tác và các hoạt động tới đây trong khuôn khổ APF của các Phân ban thành viên, công tác chuẩn bị tham dự Đại hội đồng APF lần thứ 50 tại Paris và chuẩn bị Hội nghị lần thứ 11 của khu vực châu Á - Thái Bình Dương dự kiến tại Pondichéry tháng 4.2025.

Tại Hội nghị, Trưởng đại diện APF và Tổng Thư ký APF khái quát hoạt động vừa qua, trong đó điểm nhấn là tại TP. Cần Thơ vào tháng 1.2025 vừa qua đã diễn ra Hội nghị Ban Chấp hành APF và Diễn đàn nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu đã tổ chức thành công và được các nghị sĩ Pháp ngữ và các tổ chức quốc tế đánh giá rất cao, đặc biệt với việc thông qua Tuyên bố Cần Thơ.

Chủ tịch Phân ban Việt Nam trong Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF) Nguyễn Thúy Anh và các đại biểu dự Hội nghị trực tuyến

Chủ tịch Phân ban Việt Nam trong Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF) Nguyễn Thúy Anh và các đại biểu dự Hội nghị trực tuyến

Các đại biểu cho rằng, việc Việt Nam tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành và các sự kiện liên quan sự tích cực của khu vực châu Á - Thái Bình Dương đối với các hoạt động Pháp ngữ và vai trò của các nghị sĩ Pháp ngữ trước các vấn đề thời sự rất được quan tâm trong giai đoạn hiện nay; đánh giá cao sáng kiến tổ chức Diễn đàn, kinh nghiệm của Việt Nam trong các vấn đề này. Đại diện các Phân ban APF trong khu vực một lần nữa cảm ơn Phân ban Việt Nam với công tác tổ chức rất ấn tượng và đón tiếp trọng thị đối với sự kiện, cũng như các hoạt động của APF khác đã diễn ra tại Việt Nam.

Chủ tịch Phân ban Việt Nam trong Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF) Nguyễn Thúy Anh và các đại biểu tham dự Hội nghị trực tuyến tại điểm cầu trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Hà Nội

Chủ tịch Phân ban Việt Nam trong Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF) Nguyễn Thúy Anh và các đại biểu tham dự Hội nghị trực tuyến tại điểm cầu trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Hà Nội

Về dự kiến tổ chức Hội nghị khu vực châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 11, các Phân ban đã thảo luận, lựa chọn chủ đề thảo luận chung thiết thực, thời sự đối với khu vực; theo đề nghị của các Chủ tịch Phân ban, Phân ban Pondichéry đã thông tin các phương án phù hợp bảo đảm đón tiếp các đại biểu tham dự vào ngày 24 - 25.4.2025. Đồng thời, trên cơ sở báo cáo của Tổng Thư ký APF về chuyến công tác nghiên cứu phương án kết nạp các thành viên mới của APF trong khu vực, qua làm việc với các thể chế Pháp ngữ và các cơ quan đặc trách tại Thái Lan, nghị viện Thái Lan, APF mong muốn mở rộng hệ sinh thái Pháp ngữ và tăng cường vai trò của APF nói riêng, Cộng đồng Pháp ngữ tại khu vực trong nỗ lực hướng tới sự đoàn kết, hợp tác vì hòa bình và phát triển bao trùm của khu vực và trên thế giới.

Thời sự Quốc hội

Quang cảnh cuộc làm việc
Chính trị

Đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa và Xã hội làm việc với Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long

Ngày 27.3, Đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa và Xã hội do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Hoàng Mai làm trưởng đoàn đã làm việc với Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về y tế cơ sở, y tế dự phòng quy định Nghị quyết số 99/2023/QH15 ngày 24.6.2023 của Quốc hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại hội thảo
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh chủ trì Hội thảo tham vấn ý kiến về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi)

Sáng 28.3, tại TP. Hồ Chí Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự và chỉ đạo tại Hội thảo tham vấn ý kiến về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) do Ủy ban Văn hoá và Xã hội tổ chức. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đặng Thuần Phong đồng chủ trì.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu tại cuộc làm việc - Ảnh H.Ngọc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương: Sửa đổi toàn diện Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

Phát biểu tại cuộc làm việc với các cơ quan hữu quan của Quốc hội về việc sửa đổi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND sáng nay, 28.3, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đề nghị, về phạm vi điều chỉnh, các ý kiến thống nhất cao là sửa đổi toàn diện với tên gọi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND (sửa đổi). Trên cơ sở hồ sơ đã có với tư duy mới và cách làm mới, các cơ quan tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi Luật hiện hành.

toàn cảnh cuộc làm việc - Ảnh H.Ngọc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương chủ trì làm việc về sửa đổi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân

Sáng 28.3, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã chủ trì cuộc làm việc với các cơ quan hữu quan của Quốc hội về việc triển khai các nội dung liên quan đến sửa đổi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh

Chiều 27.3, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ chủ trì cuộc làm việc.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại tọa đàm
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh chủ trì Tọa đàm tham vấn chuyên gia về dự thảo Luật Nhà giáo

Ngày 27.3, tại TP. Hồ Chí Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã chủ trì Tọa đàm tham vấn chuyên gia về dự thảo Luật Nhà giáo do Ủy ban Văn hóa và Xã hội tổ chức. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh đồng chủ trì.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh

Sáng 27.3, Đoàn Giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển, sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh

Sáng 27.3, tại TP. Hồ Chí Minh, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024.

Thường trực Ủy ban Kinh tế họp mở rộng thẩm tra dự án Luật Phá sản (sửa đổi)
Chính trị

Gỡ điểm nghẽn trong thực hiện phá sản

Sáng 27.3, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi, Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính họp mở rộng thẩm tra dự án Luật Phá sản (sửa đổi).

Đoàn công tác của Ủy ban Kinh tế và Tài chính làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Kinh tế và Tài chính làm việc tại Đồng Nai

Chiều 26.3, Đoàn công tác của Ủy ban Kinh tế và Tài chính do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đoàn Thị Thanh Mai làm Trưởng đoàn đã có cuộc làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai về kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; tình hình triển khai ban hành các văn bản thi hành Luật Đất đai năm 2024.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Cộng hòa Singapore Lawrence Wong
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tạo môi trường pháp lý thuận lợi, thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Singapore

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, Quốc hội Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo môi trường pháp lý cho hợp tác giữa Việt Nam và Singapore, tạo điều kiện thúc đẩy kết nối, hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước.

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan
Thời sự Quốc hội

Không vì lợi nhuận riêng của doanh nghiệp để đánh đổi chất lượng sản phẩm

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại phiên họp sáng nay, 26.3, có ý kiến cho rằng, hàng hóa muốn lưu hành trên đất nước ta phải bảo đảm hợp quy, hợp chuẩn. Nhà nước kiểm tra, nếu làm không đúng hoặc làm thấp hơn thì sẽ có chế tài xử phạt. Đây là câu chuyện mặc định, doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm. 

ĐBQH Thạch Phước Bình (Trà Vinh)
Thời sự Quốc hội

Đề xuất áp dụng mức thuế suất 10% cho toàn bộ cơ quan báo chí

Cho ý kiến về dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), sáng 26.3, có ý kiến đại biểu đề xuất, áp dụng mức thuế suất 10% cho toàn bộ cơ quan báo chí, không phân biệt báo in hay báo điện tử. Giải pháp này nhằm tạo sự công bằng giữa các loại hình báo chí, phù hợp với xu hướng chuyển đổi số. Khuyến khích báo chí phát triển bền vững, giúp các tòa soạn có thêm nguồn lực để đầu tư vào nội dung, đặc biệt là đầu tư vào công nghệ.