Phổ biến giáo dục pháp luật cần dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện

Trong năm 2024, các cơ quan, đơn vị, địa phương cần xây dựng nội dung, lộ trình tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) thật cụ thể; chú trọng tuyên truyền cho đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa, biên giới và những địa bàn trọng điểm, thông qua hệ thống tài liệu dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện. Đó là ý kiến của các đại biểu tại Hội nghị Tổng kết hoạt động và công tác xây dựng đơn vị điểm năm 2023; phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 của Ban Chỉ đạo Đề án "Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội Nhân dân tham gia công tác PBGDPL, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027" (Đề án 1371) tỉnh Sơn La.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La tổ chức tuyên truyền pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số tại bản Kéo Vai, xã Nậm Lạnh, huyện Sốp Cộp. Ảnh: Văn Văn
Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La tổ chức tuyên truyền pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số tại bản Kéo Vai, xã Nậm Lạnh, huyện Sốp Cộp. Ảnh: Văn Văn

Nhân rộng mô hình hay, cách làm mới

Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo Đề án 1371 tỉnh, những năm qua, các đơn vị đã tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo với nhiều hình thức, như "Lớp học xóa mù chữ" lồng ghép với tuyên truyền PBGDPL; "Tiếng loa biên phòng - phòng, chống dịch Covid-19"; đề án "Tăng cường PBGDPL cho người đang chấp hành hình phạt tù; người bị áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp xử lý vi phạm hành chính, người mới ra tù hòa nhập cộng đồng, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ giai đoạn 2018 - 2021"...

Đại tá Đào Ngọc Phương, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Đề án 1371 cho biết, Ban đã chỉ đạo các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện bảo đảm chất lượng, hiệu quả. Đồng thời, triển khai làm điểm tại huyện Yên Châu, huyện Phù Yên và 4 xã: Phiêng Khoài, Yên Sơn ở huyện Yên Châu và xã Suối Tọ, Mường Bang ở huyện Phù Yên.

Với trách nhiệm của cơ quan thường trực, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh đã thành lập đoàn khảo sát thực tế nhu cầu tuyên truyền, PBGDPL tại các địa phương làm điểm. Qua khảo sát, xác định nhu cầu tuyên truyền pháp luật ở cơ sở chủ yếu liên quan đến các văn bản mới ban hành, nhất là các quy định mới về chế độ chính sách; Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Đất đai...

Đồng thời, chỉ đạo Ban chỉ huy quân sự 12 huyện, thành phố, Trung đoàn 754 phối hợp với các cơ quan chuyên môn xây dựng các video tuyên truyền, làm tài liệu chung trong đơn vị. Đến nay, đã biên tập trên 40 video clip về PBGDPL đáp ứng yêu cầu hoạt động tuyên truyền.

Đến hết năm 2023, có 12/12 huyện, thành phố, Trung đoàn 754 chuẩn bị tốt các điều kiện bảo đảm thực hiện đề án tại địa phương, đơn vị. Các đơn vị thành viên kết hợp công tác dân vận với PBGDPL dưới nhiều hình thức, phương pháp, cách làm phù hợp, hiệu quả. Trong đó, có chương trình "Nâng bước em đến trường", chuyên mục "Diễn đàn cử tri" trên các phương tiện thông tin đại chúng... Các hội thi báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật giỏi về Luật Phòng, chống tham nhũng; hội thi công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục; hội thi dân vận khéo của Đảng ủy Quân sự tỉnh...

Mặt khác, tập trung tuyên truyền, PBGDPL trên các phương tiện thông tin đại chúng và triển khai thực hiện mô hình "Mỗi tuần một điều luật", "mỗi tháng một câu chuyện pháp luật"... Ngoài ra, tổ chức trưng bày sách, tài liệu pháp luật; phát tờ rơi tuyên truyền; tuyên truyền miệng thông qua hoạt động của đội ngũ báo cáo viên... Nội dung tập trung tuyên truyền Luật Nghĩa vụ quân sự; Luật Giao thông đường bộ; Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia; Luật An ninh mạng; Luật Hôn nhân và gia đình; điều lệnh, chế độ quy định liên quan đến lực lượng vũ trang...

Nâng cao kỹ năng tuyên truyền pháp luật

Năm 2023, Ban Chỉ đạo của tỉnh Sơn La đã chọn huyện Yên Châu và huyện Phù Yên để xây dựng đơn vị điểm cấp huyện. Sau 1 năm triển khai, Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đã tổ chức hội nghị tập huấn về kỹ năng tuyên truyền, PBGDPL cho các thành viên Ban Chỉ đạo, thành viên làm công tác PBGDPL tại các đơn vị quân đội hay các già làng, người có uy tín.

Trong đó, huyện Phù Yên thành lập Ban Chỉ đạo Đề án 1371, cơ quan thường trực là Ban chỉ huy quân sự huyện. Nhằm từng bước giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Ban chỉ huy quân sự huyện đã triển khai tuyên truyền pháp luật bằng hình thức sân khấu hóa, tổ chức tại các xã Suối Tọ và Mường Bang vào trung tuần tháng 10.2023, thu hút trên 1.700 người tham dự.

Thượng tá Hà Ngọc Đinh, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện Phù Yên cho biết, trước khi tổ chức tuyên truyền, Ban chỉ huy quân sự huyện thành lập tổ khảo sát thực tế nhu cầu tuyên truyền, PBGDPL tại các địa phương được chọn làm điểm để triển khai, ưu tiên các xã vùng sâu, vùng xa và dân tộc thiểu số. Xác định thời điểm, chủ đề để tập trung tuyên truyền như các văn bản mới ban hành về chế độ chính sách; Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Đất đai…

Ban chỉ huy quân sự huyện còn phối hợp với Trung tâm Truyền thông - Văn hóa huyện xây dựng các video, PBGDPL, phục vụ tuyên truyền về các nội dung được đề ra về nghĩa vụ quân sự, hôn nhân gia đình; triển khai cuộc thi sáng tác các tác phẩm tuyên truyền, PBGDPL năm 2023 trong lực lượng vũ trang huyện.

Bên cạnh đó, hoàn thành 100% chương trình huấn luyện giáo dục pháp luật, giáo dục chính trị cho cán bộ thường trực, lực lượng dân quân tự vệ và dự bị động viên năm 2023, kết quả 100% đạt yêu cầu, tỷ lệ khá, giỏi chiếm 81%. Tổ chức 1 buổi tuyên truyền nội dung Luật Nghĩa vụ Quân sự năm 2015 và các văn bản pháp luật có liên đến công tác tuyển quân năm 2023, thu hút trên 1.300 lượt cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, cán bộ, giáo viên, học sinh các trường THPT và Nhân dân tham gia.

Mặc dù đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, song, không ít ý kiến cho rằng, phương pháp tuyên truyền và mô hình pháp luật chưa thực sự phong phú, đa dạng; cơ sở vật chất, kinh phí tổ chức hoạt động tuyên truyền pháp luật còn hạn chế; cần thiết phải tăng cường phối hợp và cung cấp nội dung tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo Đề án 1371 tỉnh Sơn La - Tráng Thị Xuân đề nghị, năm 2024, Ban Chỉ đạo tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án, trọng tâm là biên soạn tài liệu, video clip tuyên truyền pháp luật gửi các cơ quan, đơn vị tuyên truyền sâu rộng trong Nhân dân; bám sát địa bàn để định hướng nội dung tuyên truyền, phù hợp với điều kiện thực tế.

Đồng thời, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên tại cơ sở. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Ban chỉ huy quân sự các huyện, thành phố phối hợp với cơ quan tư pháp và hội cựu chiến binh địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, PBGDPL, hỗ trợ pháp lý và thực hiện pháp luật về quân sự, quốc phòng...

Xã hội

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị
Xã hội

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị

Cây xanh luôn giữ vai trò quan trọng, được ví như những “lá phổi” của thành phố. Chính vì vậy, trước những thiệt hại nặng nề về cây xanh sau cơn bão số 3 vừa qua, lãnh đạo TP. Hà Nội khi chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả của bão đều nhấn mạnh phải cứu cây, nhất là những cây cổ thụ, cây cần bảo tồn, cây quý hiếm.

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường
Môi trường

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường

Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.

Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Xã hội

Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Ngày 24.11, tại Hà Nội, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (trực tiếp là Câu lạc bộ trẻ em Việt Nam trên không gian mạng) phối hợp Cục An Toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội thảo “Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng”.

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.

Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Điện Biên kiểm tra mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất trồng cây quế, sắn tại xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ
Đời sống

Thực hiện thông suốt, đồng bộ và hiệu quả

Chương trình giảm nghèo bền vững là 1 trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia phản ánh rõ nét những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Thời gian qua, tỉnh Điện Biên đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện chương trình này một cách hiệu quả, góp phần giảm nghèo và nâng cao đời sống người dân.

Hà Tĩnh quyết liệt xử lý dự án chậm tiến độ
Xã hội

Hà Tĩnh quyết liệt xử lý dự án chậm tiến độ

Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát; đồng thời kiên quyết thay thế hoặc điều chuyển sang công việc khác đối với cán bộ, công chức năng lực yếu, không dám làm, né tránh…