Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định 1648/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Phạm vi quy hoạch bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên tỉnh Hòa Bình quy mô 459.029 ha, với 10 đơn vị hành chính, gồm thành phố Hòa Bình và 9 huyện: Cao Phong, Đà Bắc, Kim Bôi, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Lương Sơn, Mai Châu, Tân Lạc, Yên Thủy.

Mục tiêu tổng quát của Quy hoạch đến năm 2030, Hòa Bình đạt trình độ phát triển khá, có mức thu nhập bình quân thuộc nhóm dẫn đầu vùng trung du và miền núi phía Bắc, có nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành mục tiêu chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực, năng lực cạnh tranh của tỉnh thuộc tốp khá của cả nước. 

Kinh tế phát triển với công nghiệp là động lực, du lịch là mũi nhọn, nông nghiệp sản xuất hàng hóa, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ là nền tảng, gắn kết với hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại và hệ thống đô thị xanh, thông minh. Tài nguyên thiên nhiên, môi trường được quản lý chặt chẽ, khai thác, sử dụng hiệu quả. 

Đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân được cải thiện, các giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc được giữ gìn và phát huy. Chủ động tham gia hội nhập quốc tế và kết nối với các trung tâm kinh tế lớn của đất nước; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc.

Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể về kinh tế, trong đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân thời kỳ 2021 - 2030 đạt 9%/năm; trong đó Nông - lâm - thủy sản đạt khoảng 3,5%, Công nghiệp - xây dựng đạt khoảng 10,8%/năm, Dịch vụ đạt khoảng 10%/năm, Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đạt khoảng 6,7%/năm. Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân đạt trên 8%/năm.

Đến năm 2030, GRDP bình quân đầu người là 168 - 170 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế: Nông - lâm - thủy sản chiếm khoảng 15%, Công nghiệp - Xây dựng chiếm khoảng 47%, Dịch vụ chiếm khoảng 34%, Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm khoảng 4%.

Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều bình quân hàng năm giảm từ 2 đến 2,5%/năm.

Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 -0
Một góc thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình. Ảnh: ITN

Về phương hướng phát triển ngành, lĩnh vực quan trọng, trong đó với ngành dịch vụ, phát triển nhanh, đa dạng, bền vững các loại hình dịch vụ, với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt khoảng 10% và chiếm tỷ trọng khoảng 34% trong cơ cấu GRDP của tỉnh vào năm 2030.

Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Tăng cường đầu tư hạ tầng phục vụ dịch vụ, du lịch; đa dạng hóa các sản phẩm du lịch tại khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình. Phát triển du lịch văn hóa, trải nghiệm đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số; du lịch văn hóa tín ngưỡng, tâm linh; dịch vụ chăm sóc sức khỏe và các khu nghỉ dưỡng cao cấp. Ưu tiên xây dựng sân gôn và bất động sản gắn với sân gôn.

Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý và phát triển dịch vụ, du lịch. Tăng cường quảng bá, tuyên truyền, giới thiệu về tài nguyên, tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch, bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Hòa Bình; chú trọng công tác tổ chức các sự kiện du lịch và các hoạt động liên kết để hình thành các tuyến du lịch liên tỉnh, liên vùng.

Đẩy mạnh hoạt động xuất, nhập khẩu; củng cố, phát triển các kênh phân phối hàng hóa theo hướng văn minh, hiện đại; kết hợp hài hòa giữa phát triển các loại hình thương mại truyền thống gắn với phát triển thương mại điện tử. Xây dựng trung tâm dịch vụ logistics tại thành phố Hòa Bình và Lương Sơn; phát triển vận tải đa phương thức, các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm. Hình thành thị trường bất động sản lành mạnh, bền vững, gắn với quy hoạch mạng lưới các khu đô thị, khu dân cư mới và phát triển "ngôi nhà thứ hai".

Với ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, phát triển theo hướng sinh thái, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt khoảng 3,5%/năm, chiếm tỷ trọng khoảng 15% trong cơ cấu GRDP của tỉnh vào năm 2030.

Tích cực nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp chất lượng cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, kinh tế tuần hoàn, giảm thiểu phát thải khí nhà kính.

Tập trung phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực gồm: cây ăn quả, cây dược liệu, cây lấy gỗ, chăn nuôi đại gia súc và nuôi trồng thủy sản; hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn, vùng nguyên liệu ổn định cho ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản.

Quán triệt, triển khai kịp thời chính sách thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh. Chú trọng công tác đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Tiếp tục tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị; đẩy mạnh phát triển kinh tế hợp tác, kinh tế trạng trại, quản lý rừng bền vững.

Quy hoạch 2 đô thị gồm thành phố Hòa Bình và thị xã Lương Sơn, lập quy hoạch xây dựng 8 vùng huyện gồm Cao Phong, Kim Bôi, Đà Bắc, Mai Châu, Tân Lạc, Yên Thủy, Lạc Sơn và Lạc Thủy.

Thành phố Hoà Bình: Phấn đấu đến năm 2025 trở thành đô thị loại II; là hạt nhân phát triển của tiểu vùng Tây Bắc, cửa ngõ giao lưu giữa tiểu vùng Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội; là trung tâm hành chính, chính trị, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế của tỉnh; có vị trí quốc phòng, an ninh quan trọng phía Tây vùng Thủ đô.

Thị xã Lương Sơn: Phấn đấu đến năm 2030 trở thành đô thị loại III, trong đó có 08 đơn vị hành chính cấp phường và 03 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; là đầu mối giao lưu kinh tế, văn hóa – xã hội giữa miền núi Tây Bắc với vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Thủ đô.

Vùng huyện Cao Phong: Là vùng có tiềm năng để phát triển kinh tế đa dạng về nông – lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ du lịch.

Vùng huyện Kim Bôi: Ưu tiên phát triển du lịch với tiềm năng thiên nhiên phong phú đặc biệt là tài nguyên nước khoáng thiên nhiên, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp chuyên canh, lâm nghiệp.

Vùng huyện Đà Bắc: Là vùng động lực phát triển du lịch sinh thái cấp quốc gia, nghỉ dưỡng, thể thao, vui chơi giải trí, sản xuất nông nghiệp chất lượng cao, vùng sản xuất xanh và bảo tồn thiên nhiên, vùng cung cấp nguyên liệu gỗ, vùng giao thương quan trọng trên hành lang đường CT.03.

Vùng huyện Mai Châu: Phát triển thương mại - dịch vụ, nông lâm nghiệp thủy sản giá trị cao, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng xanh, bền vững, bản sắc văn hóa dân tộc Thái và dân tộc Mông, có sức hấp dẫn và cạnh tranh cao, thích ứng với xu thế hội nhập quốc tế, với biến đổi khí hậu.

Vùng huyện Tân Lạc: Phát triển kinh tế tổng hợp, thương mại - dịch vụ, nông lâm thủy sản giá trị cao, công nghiệp địa phương; phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa cộng đồng và sinh thái của tỉnh Hòa Bình.

Vùng huyện Yên Thuỷ: Là vùng phát triển công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp chuyên canh, lâm nghiệp gắn với du lịch, kết nối thuận tiện với hành lang kinh tế quốc gia quan trọng như đường CT.02, QL.12B.

Vùng huyện Lạc Sơn: Phát triển nông nghiệp, công nghiệp chế biến chế tạo tập trung, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, khám phá, chữa bệnh… gắn với bản sắc văn hóa dân tộc Mường và Nền văn hóa Hòa Bình.

Vùng huyện Lạc Thuỷ: Phát triển công nghiệp đa ngành, chế biến, chế tạo, công nghiệp sản xuất vật liệu; du lịch lịch sử, văn hóa; sản xuất nông nghiệp chất lượng cao.

Trên đường phát triển

Sáng kiến bắc “nhịp cầu” nối gần người dân với pháp luật
Địa phương

Sáng kiến bắc “nhịp cầu” nối gần người dân với pháp luật

Trong bối cảnh sắp xếp bộ máy, đi cùng với đó là công cuộc cải cách hành chính và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ngày càng được đẩy mạnh, việc nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân trở thành nhiệm vụ cấp thiết. Một trong những mô hình sáng tạo, hiệu quả đang được thị xã Hồng Lĩnh - đô thị trẻ phía bắc tỉnh Hà Tĩnh triển khai và ghi nhận kết quả tích cực chính là Diễn đàn hỏi đáp pháp luật - nơi người dân được tiếp cận, đối thoại và giải đáp trực tiếp những thắc mắc liên quan đến quy định pháp luật trong đời sống hằng ngày.

Khởi công dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ
Địa phương

Khởi công dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ

Sáng 19.4, Lễ khởi công, khánh thành các công trình chào mừng 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975-30.4.2025) đã diễn ra đồng loạt trên cả nước. Tại điểm cầu huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh, Tập đoàn Vingroup đã khởi công dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ - Vinhomes Green Paradise. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng dự.

Trung tâm chính trị - hành chính của tỉnh sẽ được đặt tại thành phố Vĩnh Long
Trên đường phát triển

Vĩnh Long chuẩn bị điều kiện làm việc và sinh hoạt cho cán bộ sau sáp nhập

Thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, liên quan đến việc hợp nhất các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh và Bến Tre, UBND tỉnh Vĩnh Long đang tích cực triển khai các phương án nhằm bảo đảm điều kiện làm việc và sinh hoạt ổn định cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức từ Trà Vinh và Bến Tre đến công tác tại địa phương.

Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ 50, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã thống nhất cao đối với dự thảo Phương án sắp xếp ĐVHC tỉnh Thái Nguyên
Trên đường phát triển

Thái Nguyên: Hướng tới một chính quyền sát dân và vì dân

Việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính là mệnh lệnh chính trị với mục tiêu cuối cùng là để phục vụ Nhân dân, vì sự phát triển của đất nước. Đặc biệt, việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã phải đạt được mục tiêu: Chính quyền sát dân, vì dân, hoạt động hiệu lực, hiệu quả để người dân được hưởng nhiều tiện ích và lợi ích. Đây là kim chỉ nam cho công tác tổ chức sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã mà tỉnh Thái Nguyên đang khẩn trương triển khai thực hiện theo đúng tinh thần chỉ đạo của Trung ương.

Hình ảnh mô phỏng Dự án bến du thuyền Vũ Yên do Vingroup đầu tư tại Hải Phòng. Ảnh:itn
Địa phương

Sẽ tổ chức Hội thảo Phát triển du lịch đường thủy tại Hải Phòng

Nhằm đánh giá đúng thực trạng, xác lập cơ sở khoa học, tính cấp thiết, những định hướng, giải pháp chủ yếu làm căn cứ nghiên cứu, xây dựng Đề án phát triển du lịch đường thủy tại Hải Phòng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tổ chức Hội thảo “Phát triển du lịch đường thủy tại Hải Phòng: Cơ sở khoa học, định hướng và giải pháp”.

Du lịch Quảng Ninh định vị thương hiệu độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa
Trên đường phát triển

Du lịch Quảng Ninh định vị thương hiệu độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa

Để tăng tốc, bứt phá, đóng góp quan trọng vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế 14% của tỉnh trong năm 2025, ngành du lịch Quảng Ninh sẽ tập trung phát triển: "Sản phẩm đặc sắc - Dịch vụ chuyên nghiệp - Thủ tục thuận tiện và đơn giản - Giá cả cạnh tranh - Môi trường vệ sinh sạch và đẹp - Điểm đến an toàn, văn minh thân thiện".

Quang cảnh buổi phát động
Trên đường phát triển

Vĩnh Long phát động Chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người khuyết tật

Ngày 16.4, tại Hội trường Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long, chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người khuyết tật chính thức được phát động. Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực, nhằm hiện thực hóa tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau” trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân, đặc biệt đối với nhóm yếu thế trong xã hội.