Phát triển nhân lực chất lượng cao người dân tộc thiểu số còn hạn chế

Hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn trong phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao người dân tộc thiểu số như sự thiếu đồng bộ trong việc triển khai các nghị quyết, khả năng tiếp cận giáo dục chất lượng của người dân tộc thiểu số vẫn còn hạn chế.

Thiếu đồng bộ trong việc triển khai các nghị quyết

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) vừa tổ chức Tọa đàm tham vấn với các bộ, ngành, địa phương, chuyên gia lĩnh vực liên quan đến nội dung của Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao người dân tộc thiểu số trong các ngành/nhóm ngành/lĩnh vực: Sức khỏe, Công nghệ thông tin, Nông nghiệp, Tài chính - Ngân hàng, đào tạo giáo viên”.

Đại diện nhóm nghiên cứu, TS Phạm Ngọc Toàn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chia sẻ thực trạng đào tạo nguồn nhân lực người dân tộc thiểu số trong các nhóm ngành tại các cơ sở giáo dục đại học. Trong đó, theo thống kê, năm 2022 cả nước có 2.145.426 sinh viên đại học, trong đó có 125.414 sinh viên là người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ 5,84%. Tổng số sinh viên đại học toàn quốc tốt nghiệp là 245.137 sinh viên. Trong đó, số sinh viên đại học người dân tộc thiểu số tốt nghiệp là 14.722 sinh viên, chiếm tỷ lệ 6,0%.

Số lượng sinh viên, học viên sau đại học ngày càng tăng, góp phần đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục phát triển cả về số lượng và chất lượng với cơ cấu ngày càng hợp lý. Tuy nhiên, tỷ lệ sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh người dân tộc thiểu số còn thấp so với tỷ lệ chung của cả nước.

Đánh giá đề án không chỉ là một chương trình, mà còn là chiến lược dài hạn nhằm phát triển bền vững cộng đồng dân tộc thiểu số, thể hiện vai trò to lớn của các cơ sở giáo dục đại học trong phát triển nguồn nhân lực vùng và đất nước, PGS.TS Hoàng Văn Hùng, Giám đốc Đại học Thái Nguyên cho biết: Là một trong ba Đại học vùng, là trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học của khu vực Trung du, miền núi Bắc bộ, trong 30 năm qua, Đại học Thái Nguyên đã cung cấp cho vùng trung du và miền núi Bắc bộ và đất nước trên 200.000 cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học, với gần 33.000 cán bộ có trình độ thạc sĩ, 268 cán bộ có trình độ tiến sĩ, trên 2.600 bác sĩ chuyên khoa cấp I, cấp II và 122 bác sĩ nội trú. Trong đó, có trên 30% là người dân tộc thiểu số, nhiều người trong số đó đã trở thành cán bộ lãnh đạo các cấp, cán bộ chủ chốt của địa phương, doanh nghiệp.

Tuy nhiên, PGS.TS Hoàng Văn Hùng cho rằng, hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn trong phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao người dân tộc thiểu số như sự thiếu đồng bộ trong việc triển khai các nghị quyết, khả năng tiếp cận giáo dục chất lượng của người dân tộc thiểu số vẫn còn hạn chế; công tác hướng nghiệp của các cơ sở giáo dục cho học sinh dân tộc thiểu số chưa được nhiều; khả năng tiếp cận thông tin, định hướng nghề nghiệp của học sinh dân tộc thiểu số còn khó khăn.

Hầu hết vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn ở lõi nghèo, cơ hội tiếp cận với nền giáo dục trình độ cao còn hạn chế. Vì vậy, những nội dung của Đề án đã bám sát thực tiễn, bền vững, đáp ứng nhu cầu cấp bách về nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực quan trọng của đất nước.

Cần có những chính sách thu hút, tuyển dụng sinh viên sau tốt nghiệp

Là một trong những trường đại học có tỉ lệ sinh viên người dân tộc thiểu số cao nhất, với hơn 50% sinh viên là người dân tộc thiểu số, ông Nguyễn Chí Hiểu, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên cho rằng, để nâng cao hiệu quả đào tạo, cần có những chính sách thu hút, tuyển dụng sinh viên sau tốt nghiệp; hỗ trợ kinh phí cho sinh viên theo các chương trình và đặc biệt là cần làm tốt công tác truyền thông hơn nữa, có chiến lược truyền thông sâu, rộng, đầy đủ và liên tục để thay đổi nhận thức chung của xã hội, để sinh viên theo học những nhóm ngành có tiềm năng phát triển trong tương lai…

Về phía Sở GD-ĐT, với hơn 70% học sinh là người dân tộc thiểu số, giao thông đi lại khó khăn, đại diện Sở GD-ĐT tỉnh Lào Cai kiến nghị, cần tập trung, cụ thể hóa các chế độ chính sách để các em học sinh được đến trường; nâng cao chất lượng chương trình đào tạo của các trường, nên ưu tiên những nhóm ngành chăm sóc sức khỏe, thể chất, tâm lý, tinh thần, công tác xã hội trong trường học.

Đại diện Sở GD-ĐT tỉnh Hà Giang chia sẻ, cần gia tăng hiệu quả bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số đang công tác tại các hệ thống cơ quan Nhà nước tại địa phương; triển khai hiệu quả công tác cử tuyển; đào tạo cử tuyển phải gắn liền với quy hoạch nguồn nhân lực, nguồn cán bộ của địa phương, của vùng...

Nếu được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, Bộ GD-ĐT là cơ quan thường trực trong quá trình xây dựng Đề án, chủ trì phối hợp với Ủy ban Dân tộc xây dựng chương trình kế hoạch triển khai các nội dung của Đề án theo từng giai đoạn và phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất ban hành mới; sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật cần thiết để hoàn thiện cơ chế, chính sách thuộc phạm vi quản lý.

Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT) Nguyễn Thu Thủy cho biết: Đề án sẽ tạo hành lang pháp lý và điều kiện thuận lợi để phát huy vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng; tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức tham gia trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho học sinh, sinh viên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đồng thời, Đề án sẽ xây dựng cơ sở pháp lý cần thiết để các cơ sở giáo dục đại học, các địa phương và các tổ chức liên quan tại địa phương có cơ sở pháp lý và nguồn kinh phí để cùng phối hợp tổ chức đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Ý kiến bạn đọc

Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi
Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi

Để thu hút giảng viên trình độ cao, các cơ sở giáo dục đại học công lập tại TP. Hồ Chí Minh đang “tung” nhiều chính sách hấp dẫn. Việc này nhằm tăng chất lượng và quy mô đào tạo, đáp ứng theo chuẩn, đồng thời đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm
Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg.