Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 709/QĐ-TTg ngày 23.7.2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 69-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 1.11.2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ (KH-CN) phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Để thực hiện thống nhất, đồng bộ, hiệu quả Kết luận số 69-KL/TW, Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện thắng lợi Kết luận số 69-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.

Yêu cầu đặt ra là xác định những nội dung, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, lộ trình thời gian và biện pháp thực hiện để các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương chủ động phối hợp; tổ chức triển khai thực hiện thống nhất, đồng bộ, hiệu quả Kết luận số 69-KL/TW.

Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa -0
Phát triển thị trường khoa học và công nghệ đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập

Quyết định nêu rõ những nhiệm vụ và giải pháp thực hiện chủ yếu. Theo đó, các bộ, ngành, địa phương tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong tư duy, hành động, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý, xác định phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là nhiệm vụ trung tâm trong phát triển kinh tế - xã hội, tạo nền tảng để thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; tổ chức phổ biến, tuyên truyền, giáo dục, quán triệt nội dung của Kết luận số 69-KL/TW, Kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ tạo sự thống nhất trong nhận thức về phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân.

Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan chỉ đạo các cơ quan báo chí, hệ thống thông tin cơ sở tuyên truyền, phổ biến các nội dung của Kết luận số 69-KL/TW và Kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ thực hiện Kết luận số 69-KL/TW.

Về đổi mới tư duy, hoàn thiện chính sách, pháp luật, nâng cao vai trò quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo: Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức thực hiện tốt Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 gắn với Nghị quyết số 29-NQ/TW, Nghị quyết số 45-NQ/TW và các nghị quyết, chủ trương của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo theo hướng phù hợp với cơ chế thị trường theo thông lệ, chuẩn mực quốc tế, tạo sự đồng bộ, thống nhất, hiệu quả trong tổ chức thực hiện; nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù, chính sách vượt trội, cơ chế thử nghiệm chính sách mới, chấp nhận rủi ro nhằm thúc đẩy phát triển, ứng dụng, chuyển giao các lĩnh vực KH-CN có nền tảng, ưu tiên, mũi nhọn, công nghệ cao, công nghệ lõi, công nghệ nguồn, công nghệ mới và chuyển đổi số. Bảo đảm thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, chỉ đạo của Đảng về phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, hoàn thành đúng tiến độ việc sửa đổi, bổ sung các luật chuyên ngành, nhất là Luật Khoa học và Công nghệ…

Phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia và thị trường khoa học - công nghệ

Để nâng cao tiềm lực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, Quyết định nêu rõ: các bộ, ngành, địa phương tăng cường đầu tư để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực KH-CN; tạo môi trường thuận lợi để thu hút đội ngũ cán bộ KH-CN, nhất là chuyên gia đầu ngành, nhà khoa học giỏi, nhân tài; xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; tiếp tục sắp xếp, đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ đối với các tổ chức KH-CN công lập.

Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan: xây dựng cơ chế, chính sách về tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các tổ chức KH-CN lập phù hợp với đặc thù của hoạt động KH-CN; xây dựng và triển khai thực hiện cơ chế, chính sách, tạo môi trường thuận lợi để phát triển đội ngũ cán bộ KH-CN; tiếp tục chú trọng đề xuất chính sách đặc thù, vượt trội đối với chuyên gia đầu ngành, nhà khoa học giỏi, nhân tài; thu hút, tạo nguồn cán bộ KH-CN từ sinh viên xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ; hỗ trợ việc phát triển các nhóm nghiên cứu trẻ, có tiềm năng; xây dựng đề án phát triển một số tổ chức KH-CN đạt trình độ khu vực và thế giới; xây dựng chuẩn mực nghề nghiệp và thúc đẩy liêm chính khoa học trong nghiên cứu khoa học phù hợp thông lệ quốc tế; tiếp tục hoàn thiện và triển khai cơ chế, chính sách để phát triển, khai thác hiệu quả các khu công nghệ cao, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hệ thống phòng thí nghiệm trọng điểm, nhóm nghiên cứu mạnh, hạ tầng thông tin và thống kê về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo theo hướng hiện đại, tiếp cận trình độ các nước tiên tiến.

Về phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, các bộ, ngành, địa phương trong phạm vi quản lý được giao, có trách nhiệm: thúc đẩy phát triển mạnh mẽ hệ thống đổi mới sáng tạo, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo kết nối với hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia; hỗ trợ để khuyến khích các tổ chức, cá nhân, nhất là doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ KH-CN vào sản xuất, kinh doanh; phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; phát triển kinh tế số trên nền tảng KH-CN và hệ thống đổi mới sáng tạo ngành, vùng gắn với các chuỗi giá trị, cụm liên kết ngành, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo; chú trọng vùng trọng điểm và phát huy lợi thế của từng khu vực.

Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương có liên quan: xây dựng cơ chế, chính sách về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo nhằm khuyến khích phát triển toàn diện hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia. Phát triển các trung tâm và mạng lưới đổi mới sáng tạo, trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, hình thành các cụm liên kết đổi mới sáng tạo với khu công nghệ cao, trung tâm tài chính, quỹ đầu tư mạo hiểm, trường đại học, viện nghiên cứu.

Về thúc đẩy phát triển thị trường KH-CN, các bộ, ngành, địa phương trong phạm vi quản lý được giao, có trách nhiệm thúc đẩy phát triển mạnh mẽ thị trường KH-CN; phối hợp với Bộ KH-CN thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 5.10.2023 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển thị trường KH-CN đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập (Chỉ thị 25/CT-TTg). Có chính sách ưu đãi cho sản phẩm đang trong thời kỳ thử nghiệm, sử dụng công nghệ mới và các hoạt động tư vấn, nhập khẩu, xuất khẩu công nghệ.

Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương có liên quan: Xây dựng Cổng thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về thị trường KH-CN. Đẩy mạnh phát triển các hoạt động giao dịch thông tin, công nghệ và thiết bị (trực tiếp và trực tuyến); tổ chức các hoạt động kết nối công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam hằng năm; tổ chức một số hoạt động kết nối cung cầu công nghệ, thiết bị theo chuyên ngành và một số ngành định hướng xuất khẩu; kết nối các sàn giao dịch công nghệ trọng điểm tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và TP. Đà Nẵng với các sàn giao dịch công nghệ và điểm kết nối cung cầu công nghệ tại các địa phương tạo thành mạng lưới thống nhất, toàn diện để hỗ trợ tốt nhất cho hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp; nghiên cứu, đề xuất thí điểm chính sách tạo động lực thương mại hóa, đưa nhanh kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ được tạo ra từ ngân sách nhà nước vào sản xuất kinh doanh…

Cùng với đó, các bộ, ngành trong phạm vi quản lý được giao, có trách nhiệm đa dạng hóa đối tác và đẩy mạnh hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo có trọng tâm, trọng điểm, theo lĩnh vực ưu tiên; chú trọng khai thác, chuyển giao công nghệ với đối tác chiến lược, từ các địa bàn có công nghệ nguồn; gắn kết giữa hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo với hợp tác quốc tế về kinh tế.

Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành có liên quan tổ chức thực hiện tốt các hiệp định về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đã ký, đồng thời ký kết và triển khai các hiệp định, thỏa thuận hợp tác mới theo hướng mở rộng và làm sâu sắc hơn hợp tác khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo với các đối tác, đặc biệt là các nước đối tác chiến lược, các đối tác quan trọng có trình độ KH-CN tiên tiến, sở hữu công nghệ nguồn; hỗ trợ hoạt động triển lãm, diễn đàn, sàn giao dịch, chợ công nghệ, trao đổi học thuật về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tầm khu vực và quốc tế…

Khoa học - Công nghệ

Số cuộc tấn công mạng, lộ dữ liệu, lỗ hổng bảo mật tiếp tục tăng
Khoa học - Công nghệ

Số cuộc tấn công mạng, lộ dữ liệu, lỗ hổng bảo mật tiếp tục tăng

Báo cáo về Tình hình nguy cơ an toàn thông tin (ATTT) tại Việt Nam năm 2024 do Công ty An ninh mạng Viettel – Thành viên Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) công bố đã cung cấp góc nhìn toàn cảnh về thực trạng an ninh mạng tại Việt Nam xuyên suốt 1 năm, đưa ra cảnh báo về các mối đe dọa gia tăng và đề xuất khuyến nghị phòng ngừa cho các doanh nghiệp trong nước.

Thành lập Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06
Khoa học - Công nghệ

Thành lập Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng vừa ký ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) của Bộ Khoa học và Công nghệ (Ban Chỉ đạo).

Tập đoàn Viettel ra mắt đơn vị thành viên mới, mở rộng kinh doanh vào thị trường quy mô gần 650 tỷ USD
Khoa học - Công nghệ

Tập đoàn Viettel ra mắt đơn vị thành viên mới, mở rộng kinh doanh vào thị trường quy mô gần 650 tỷ USD

Mới đây, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã ra mắt Công ty TNHH MTV Dịch vụ Khách hàng Viettel (Viettel Customer Service), bước vào thị trường dịch vụ khách hàng, với quy mô dự kiến gần 650 tỷ USD vào năm 2030, dự đoán là ngành kinh tế mũi nhọn trong tương lai.

AMH
Khoa học - Công nghệ

Samsung Solve for Tomorrow 2025 tập trung vào phát triển bền vững

Ngày 28.3, Samsung Việt Nam và Tổ chức Tuổi trẻ Thành đạt Việt Nam (JA Vietnam) khởi động cuộc thi “Samsung Solve for Tomorrow 2025” với các chủ đề tập trung vào phát triển bền vững. Đặc biệt, đây là năm đầu tiên, chủ đề Kết hợp thể thao và công nghệ nhằm thay đổi xã hội được đưa vào đề bài.

Khai trương Trung tâm Ươm tạo và phát triển bán dẫn
Khoa học

Khai trương Trung tâm Ươm tạo và phát triển bán dẫn


Việc khai trương Trung tâm Ươm tạo và phát triển bán dẫn (VSIC) và Không gian ươm tạo startup về bán dẫn FPT-ALCHIP đánh dấu thêm một bước tiến quan trọng trong việc hiện thực hóa chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư bán dẫn.

Vietcombank và MobiFone ra mắt “Loa thần tài” thông báo biến động tài khoản bằng giọng nói
Khoa học - Công nghệ

Vietcombank và MobiFone ra mắt “Loa thần tài” thông báo biến động tài khoản bằng giọng nói

Vietcombank và MobiFone vừa hợp tác ra mắt “Loa thần tài” với dịch vụ thông báo biến động tài khoản bằng giọng nói. Với dịch vụ này, khách hàng sẽ được thông báo bằng giọng nói qua thiết bị loa vật lý (loa thần tài) của MobiFone mỗi khi có tiền chuyển đến tài khoản Vietcombank.

VNPT iAlert: Bảo vệ doanh nghiệp khỏi cháy nổ
Khoa học - Công nghệ

VNPT iAlert: Bảo vệ doanh nghiệp khỏi cháy nổ

Cháy nổ là mối đe dọa lớn đối với doanh nghiệp, đặc biệt khi hệ thống PCCC truyền thống chưa đủ để phát hiện sớm nguy cơ. Trong bối cảnh đó, VNPT iAlert ra đời như một “lá chắn số” ứng dụng công nghệ IoT, giúp doanh nghiệp chủ động giám sát môi trường 24/7, phát hiện dấu hiệu bất thường ngay từ giai đoạn đầu, giảm thiểu tối đa rủi ro cháy nổ.

Những chỉ đạo quyết liệt của Tổng Bí thư Tô Lâm về đổi mới sáng tạo và phát triển khoa học - công nghệ
Multimedia

Những chỉ đạo quyết liệt của Tổng Bí thư Tô Lâm về đổi mới sáng tạo và phát triển khoa học - công nghệ

Trên tinh thần khẩn trương và quyết tâm đổi mới, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có những chỉ đạo quyết liệt về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Đây được xem là đột phá quan trọng hàng đầu, là động lực chính để phát triển nhanh lực lượng sản xuất hiện đại, hoàn thiện quan hệ sản xuất, đổi mới phương thức quản trị quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội, ngăn chặn nguy cơ tụt hậu, tạo nền tảng đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe hybrid – mũi tên nhiều đích
Kinh tế

Ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe hybrid – mũi tên nhiều đích

Kết hợp động cơ xăng và động cơ điện, xe ô tô hybrid không chỉ giúp tiết kiệm nhiên liệu mà còn giảm phát thải khí CO2. Ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe hybrid là cần thiết để hướng người tiêu dùng lựa chọn dòng xe này, từ đó giảm ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng sống cho người dân và góp phần hiện thực hóa cam kết Net Zero của Việt Nam.

Dữ liệu là vàng
Khoa học

Tài nguyên dữ liệu - cơ hội để bứt phá

Từ đời sống hằng ngày đến quản trị quốc gia, dữ liệu đã và đang trở thành yếu tố then chốt trong mọi quyết định, đây chính là nền tảng của xã hội số. Do đó, phát triển dữ liệu là cơ hội để Việt Nam bứt phá trở thành quốc gia số, nền kinh tế số thịnh vượng.

Viettel vinh danh các điển hình xuất sắc toàn cầu
Khoa học - Công nghệ

Viettel vinh danh các điển hình xuất sắc toàn cầu

Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) vừa tổ chức sự kiện thường niên Viettel’s Stars để vinh danh các nhân sự, đơn vị có thành tích xuất sắc trong năm. Đây cũng là các nhân sự, đơn vị mà Viettel đánh giá là có đóng góp quan trọng vào các nhiệm vụ của quốc gia như ứng cứu thiên tai, phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi trí tuệ nhân tạo, kinh doanh trong nước và nước ngoài.

Thù lao cạnh tranh, môi trường nghiên cứu hiện đại
Hoạt động chính quyền

Thù lao cạnh tranh, môi trường nghiên cứu hiện đại

Để thúc đẩy, phát triển đột phá về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, Đồng Nai cần ưu tiên công nghệ tiên tiến (bán dẫn, dữ liệu, công nghệ thông minh, xanh); thu hút nhân tài, chuyên gia thông qua mức thù lao cạnh tranh, môi trường nghiên cứu hiện đại. Song song với đó, tăng cường hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ, học kinh nghiệm từ các nước tiên tiến về thúc đẩy khoa học, công nghệ, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo; thúc đẩy quá trình phát triển công nghiệp cao độ.

Đề xuất 5 ưu đãi đặc biệt dành cho tổng công trình sư, nhà khoa học đầu ngành
Khoa học - Công nghệ

Đề xuất 5 ưu đãi đặc biệt dành cho tổng công trình sư, nhà khoa học đầu ngành

Tại Dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất nhiều chính sách ưu đãi lớn đối với cá nhân hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và nhiều ưu đãi đặc biệt đối với các nhà khoa học đầu ngành, tổng công trình sư, nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đặc biệt quan trọng.