Phát triển giao thông xanh - thách thức và giải pháp thu hút nguồn lực đầu tư

Ngày 21.8, tại Hà Nội, Bộ Giao thông Vận tải tổ chức Tọa đàm "Phát triển giao thông xanh: Thách thức và giải pháp thu hút nguồn lực đầu tư". Tham dự tọa đàm có hơn 150 đại biểu đại diện các bộ, ngành, địa phương; các chuyên gia đến từ các viện nghiên cứu, trường đại học và các tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

Phát biểu khai mạc tọa đàm, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng nhấn mạnh, phát triển giao thông xanh là nền tảng quan trọng để xây dựng một nền kinh tế xanh. Đại hội Đảng lần thứ XI, XII và XIII đã xác định xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội, ưu tiên một số công trình trọng điểm quốc gia về giao thông thích ứng với biến đổi khí hậu là 1 trong 3 đột phá chiến lược để phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện các cam kết của Việt Nam tại COP26, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 876 ngày 2.7.2022 phê duyệt chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí carbon và khí methan của ngành giao thông vận tải, với mục tiêu phát triển hệ thống giao thông vận tải xanh, nhằm thực hiện mục tiêu đưa phát thải ròng khí nhà kính về 0 vào năm 2050.

Chương trình hành động đã đưa ra các giải pháp cụ thể cho 5 chuyên ngành giao thông vận tải quốc gia và giao thông đô thị, bao gồm: phát triển hệ thống đường sắt đô thị, đường sắt tốc độ cao, đường sắt quốc gia điện khí hóa, phát triển cảng xanh và lộ trình chuyển đổi phương tiện sang sử dụng điện và năng lượng xanh.

Sau 2 năm thực hiện Quyết định số 876 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải và các bộ, ngành, địa phương đã tích cực triển khai các giải pháp được giao và đã đạt được một số kết quả ban đầu. Tuy nhiên, cũng còn nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là các giải pháp thu hút nguồn lực đầu tư chuyển đổi cơ sở hạ tầng xanh, chuyển đổi phương tiện xanh.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đề nghị các đại biểu quan tâm, thảo luận một số nội dung: Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông như đường sắt đô thị, đường sắt tốc độ cao, phát triển cảng xanh đã được Đảng và Nhà nước Việt Nam xác định là 1 trong 3 khâu đột phá chiến lược nhằm thực hiện mục tiêu phát triển đến năm 2030 là nước đang phát triển thu nhập trung bình cao và năm 2050 là nước phát triển thu nhập cao.

Để thực hiện cam kết đưa phát thải ròng khí nhà kính về 0 vào năm 2050 cũng như mục tiêu cụ thể hơn cho ngành giao thông vận tải theo Quyết định số 876 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nhấn mạnh cần sự hỗ trợ rất lớn của quốc tế, không chỉ về vấn đề tài chính mà còn là kinh nghiệm trong xây dựng và thực thi chính sách. Từ đó, áp dụng vào Việt Nam cho phù hợp với đặc thù trong nước và đặc thù của từng lĩnh vực ngành.

Giao thông

TP. Hồ Chí Minh: Công ty Dịch vụ công ích Thanh niên xung phong giữ xe có thu phí vẫn đang lỗ 2,2 tỷ đồng
Xã hội

TP. Hồ Chí Minh: Công ty Dịch vụ công ích Thanh niên xung phong giữ xe có thu phí vẫn đang lỗ 2,2 tỷ đồng

Từ tháng 12.2020 đến 10.2024, Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích Thanh niên xung phong tổ chức trông giữ xe có thu phí trên 20 tuyến đường tại TP. Hồ Chí Minh với tổng thu hơn 22 tỷ đồng. Tuy nhiên, tính trên tổng thể, số chi phí cho công tác này đến nay vẫn đang vượt số thu là 2,2 tỷ đồng.

Phát động chiến dịch toàn dân đội mũ bảo hiểm đạt Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia
Giao thông

Phát động chiến dịch toàn dân đội mũ bảo hiểm đạt Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia

Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia vừa phối hợp cùng Ban An toàn giao thông thành phố Hà Nội, Thành đoàn Hà Nội và Công an TP. Hà Nội tổ chức lễ phát động chiến dịch “Toàn dân đội mũ bảo hiểm đạt Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia” hưởng ứng năm An toàn giao thông 2025 với thông điệp “Mũ chuẩn an tâm – Hành trình rộng mở”.