Phát triển công nghiệp hydro xanh: Hướng đi cho Việt Nam trong lộ trình chuyển đổi năng lượng

Ngày 23.2, tại Hà Nội, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam phối hợp với Viện Năng lượng tổ chức Hội thảo tham vấn “Đánh giá tổng thể về sản xuất hydro xanh từ các nguồn năng lượng mặt trời và năng lượng gió và tiềm năng sử dụng ở Việt Nam”.

Phát triển công nghiệp hydro xanh là hướng đi cho Việt Nam trong lộ trình chuyển đổi năng lượng -0
Phó Viện trưởng Viện Năng lượng Lê Việt Cường phát biểu khai mạc

Phát biểu khai mạc, Phó Viện trưởng Viện Năng lượng Lê Việt Cường cho biết,Việt Nam đã cam kết cùng cộng đồng quốc tế nỗ lực cho mục tiêu đảm bảo giữ nhiệt độ trái đất tăng không quá 1,5oC tại COP21, giảm phát thải ròng carbon của quốc gia về 0 vào năm 2050 tại COP26. Cam kết này được thống nhất trong chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. 

Do đó, nghiên cứu "Đánh giá tổng thể việc sản xuất hydro xanh từ các nguồn năng lượng mặt trời và năng lượng gió và các tiềm năng sử dụng hydro xanh ở Việt Nam" được thực hiện với mục tiêu hỗ trợ cho các bên liên quan của Việt Nam (cơ quan quản lý Nhà nước, nhà đầu tư và các tổ chức trung gian, nhà tài trợ, chuyên gia…) có thêm được góc nhìn tổng thể về vai trò của hydro xanh, cùng các luận cứ cần thiết khi đưa ra quyết định.

Trên cơ sở đó, giúp quá trình xây dựng và thực thi các cơ chế, chính sách phát huy hiệu quả trong hỗ trợ phát triển ứng dụng, sản xuất hydro xanh cho mục đích giảm phát thải khí nhà kính và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng sạch ở Việt Nam. Kết quả của dự án sẽ là bước khởi đầu cho nhiều nghiên cứu, hợp tác tiếp theo giữa Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và các đối tác trong nước về vấn đề này, trong đó có Viện Năng lượng.

Phát triển công nghiệp hydro xanh là hướng đi cho Việt Nam trong lộ trình chuyển đổi năng lượng -0
Toàn cảnh hội thảo

Cũng theo Phó Viện trưởng Viện Năng lượng Lê Việt Cường, nghiên cứu đã tập trung vào các nội dung: Tính toán về nhu cầu hydro và ammonia xanh cho các ngành kinh tế Việt Nam đến năm 2050, tiềm năng sản xuất hydro xanh ở 2 vùng tiềm năng là vùng duyên hải Nam Trung Bộ và khu vực Tây Nam Bộ, tiềm năng giảm phát thải CO2 khi sử dụng hydro xanh đến năm 2050 cho lĩnh vực năng lượng. Báo cáo nghiên cứu cuối cùng sau khi được hoàn thiện sẽ được UNDP và Viện Năng lượng công bố tại hội thảo tiếp theo vào thời điểm phù hợp.

Về phía UNDP, Phó trưởng đại diện thường trú tại Việt Nam Patrick Haverman thông tin, hydro xanh được coi là năng lượng không carbon, có thể lưu trữ năng lượng, sau đó được giải phóng một cách có kiểm soát ở nơi khác giống như với pin lithium lưu trữ điện.Hydro xanh rất hữu ích trong việc chống lại biến đổi khí hậu vì có thể thay thế nhiên liệu hóa thạch trong các ứng dụng mà quá trình khử cacbon phức tạp như vận tải hàng hải và hàng không hoặc các quy trình công nghiệp nhất định.

Phát triển công nghiệp hydro xanh là hướng đi cho Việt Nam trong lộ trình chuyển đổi năng lượng -0
Phó trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam Patrick Haverman phát biểu

Trong khi đó, để đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp lớn mạnh của Việt Nam, nền kinh tế lại gặp các thách thức vì nhu cầu tiêu thụ năng lượng tăng với tốc độ khoảng 10 đến 12% hàng năm.

Than đá và dầu sẽ tiếp tục là các loại nhiên liệu chính trong sản xuất điện thập kỷ tới và đây là các tác nhân chính của khủng hoảng khí hậu. Do đó, ngành năng lượng vẫn sẽ phát thải tới khoảng 70% tổng lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2030.

Để thực hiện thành công các mục tiêu này, ông Patrick Haverman cũng nhấn mạnh về sự đóng góp tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa từ năng lượng hydro xanh, với tiềm năng phát triển trong thời gian tới.

Xã hội

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).