Phát huy nguồn lực bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số

Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số góp phần tạo động lực phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, ổn định chính trị, an ninh - quốc phòng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Đây là một trong những nội dung được thảo luận tại hội thảo “Thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 - Những vấn đề đặt ra từ thực tiễn” sáng 27.9, tại Hà Nội, do Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức.

Phát huy nguồn lực bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số -0
Hội thảo “Thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 - Những vấn đề đặt ra từ thực tiễn” sáng 27.9, tại Hà Nội

35 tham luận với nội dung phong phú, có giá trị về lý luận và thực tiễn, tập trung vào 3 nội dung chính: (1) Đánh giá thực trạng triển khai Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 ở Trung ương và địa phương; (2) Phân tích nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế, bài học kinh nghiệm rút ra trong thực hiện Chiến lược trong thời gian qua; (3) Đề xuất giải pháp phát huy nguồn lực xã hội, xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam toàn diện thực hiện thành công Chiến lược.

Đề xuất giải pháp phát huy nguồn lực xã hội trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc trong thời gian tới, theo Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc Nguyễn Thị Hải Nhung, cần hỗ trợ nâng cao mức hưởng thụ văn hóa cho đông bào thông qua việc xây dựng, tổ chức phong trào văn hóa, văn nghệ. Khuyến khích các chương trình hoạt động văn hóa, văn nghệ phục vụ vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng dân tộc thiểu số...

Xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cấp xã, thôn, bản để người dân có điều kiện nhiều hơn đến tham gia sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hóa, thể thao. Có cơ chế chính sách đặc thù cho các nghệ nhân dân tộc thiểu số trong việc bảo tồn và truyền dạy văn hóa phi vật thể tại cộng đồng các dân tộc...

Phát huy nguồn lực bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số -0
Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc Nguyễn Thị Hải Nhung phát biểu tại hội thảo

Hội thảo cũng nhận được ý kiến từ nhiều địa phương trong thực tiễn bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, đặc biệt với đồng bào dân tộc Mông ở Hà Giang, là những lợi thế trong phát triển du lịch, tạo kế sinh nhai cho người dân từ hệ thống di sản văn hóa vô cùng phong phú, đa dạng.

Theo Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Giang Triệu Thị Tình, "văn hóa dân tộc Mông đa dạng với nhiều sắc thái văn hóa đặc sắc, hấp dẫn. Đây là nguồn lực văn hóa giàu giá trị, trực tiếp tạo nên các sản phẩm du lịch di sản mang tính đặc thù, như sản phẩm du lịch mang dấu ấn người Mông, Festival khèn Mông, nghệ thuật thổi và múa khèn Mông, ngày hội văn hóa dân tộc Mông, các làm điệu dân ca, dân vũ, dân nhạc…".

Với Hà Giang, du lịch phát triển bền vững cần phải dựa theo 4 trụ cột: văn hóa - môi trường - xã hội - kinh tế. Tỉnh thống nhất quan điểm bảo tồn văn hóa là nguyên tắc hàng đầu, không “hy sinh” văn hóa truyền thống để phát triển du lịch bằng mọi giá, đặc biệt chú ý đến phát triển bền vững và của điểm và khu du lịch, chống sự quá tải trong việc đón khách.

"Xây dựng một chiến lược sử dụng tốt nhất các tài nguyên môi trường, xác định môi trường tự nhiên và cảnh quan sinh thái là điều kiện tiên quyết trong phát triển du lịch tương lai; giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa lợi ích của các bên tham gia hoạt động du lịch, trong đó đề cao vai trò chủ nhân của cộng đồng dân tộc tại địa phương trong hưởng lợi...", bà Triệu Thị Tình nhấn mạnh.

Văn hóa

Tạo sức sống mới cho di sản văn hóa Huế
Văn hóa - Thể thao

Tạo sức sống mới cho di sản văn hóa Huế

Chiều 23.11, tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Lễ đón nhận bằng của UNESCO công nhận Di sản tư liệu “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” và công bố hoàn thành dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể điện Thái Hòa.

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”
Văn hóa - Thể thao

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”

Chứa đựng những giá trị tinh thần sâu sắc của dân tộc, di sản văn hóa phi vật thể dù không có hình hài cụ thể, nhưng lại có thể được chuyển hóa thành tài sản vật chất, thành “kho vàng, kho bạc”. Khi được khai thác, di sản văn hóa phi vật thể sẽ trở thành cảm hứng sáng tạo nên sản phẩm công nghiệp văn hóa.

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk
Văn hóa - Thể thao

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk

Sáng 22.11, tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk, UBND tỉnh khai mạc triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22.11.1904 - 22.11.2024); 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024).

Hình ảnh tại triển lãm 3D. ảnh: TTLTI
Văn hóa - Thể thao

Lịch sử Kiên Giang qua hình ảnh và tài liệu lưu trữ

Với hơn 200 tài liệu, bản đồ lần đầu tiên được công bố, triển lãm 3D trực tuyến “Giới thiệu hình ảnh, tài liệu lưu trữ về địa giới hành chính tỉnh Kiên Giang xưa và nay” nhằm lan tỏa giá trị của tài liệu lưu trữ, tạo thuận lợi cho người xem dễ dàng tiếp cận thông tin về địa giới hành chính Kiên Giang qua các thời kỳ.

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa
Văn hóa - Thể thao

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa

Triển lãm "Colors in Bloom - Sắc màu bừng nở" quy tụ các nghệ sĩ: Nguyễn Phương, Minh Đàm, Thanh Hà, Đình Đức, Phương Thảo và Đức Tiến. Đây là không gian để công chúng chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh tế và độc đáo của nghệ thuật màu nước.

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa
Địa phương

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa

Nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống, nhất là các di tích thuộc nền “Văn hóa Hòa Bình”, tỉnh Hòa Bình xác định, phát triển văn hóa sẽ là một trong 5 đột phá chiến lược và sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch, giúp di sản mãi trường tồn và lan tỏa. Từ đó, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.