XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN MỚI

Phấn đấu đón khoảng 3 - 3,5 triệu lượt khách trong năm 2023

Triển khai các hoạt động phục hồi, kích cầu du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, ngành du lịch đã tập trung các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch chủ yếu mang tính đặc trưng, có tính trọng tâm để kích cầu du lịch trong và ngoài nước.

Tổng thu từ du lịch đạt gần 3.000 tỷ

Thống kê cho thấy, tháng 5.2023 lượng khách du lịch tăng 1,3% so với tháng trước, tăng gần 95% so với cùng kỳ, doanh thu từ du lịch ước đạt 690 tỷ đồng, tăng hơn 91% so với cùng kỳ. Tính chung 5 tháng, tổng thu từ du lịch ước đạt 2.942 tỷ đồng, gấp 2,6 lần so với cùng kỳ.

Lễ kỷ niệm 30 năm quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản thế giới Ảnh: ITN
Lễ kỷ niệm 30 năm quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Nguồn: ITN

Đại diện Sở Du lịch Thừa Thiên Huế cho biết triển khai các hoạt động phục hồi, kích cầu du lịch trên địa bàn tỉnh, ngành du lịch đã tập trung các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch chủ yếu mang tính đặc trưng, có tính trọng tâm để kích cầu du lịch trong và ngoài nước như: triển khai định hướng phát triển các loại hình sản phẩm du lịch bền vững, du lịch an toàn, du lịch gắn với thiên nhiên và bảo vệ sức khỏe.

Bên cạnh đó, Sở Du lịch Thừa Thiên Huế đã hỗ trợ đầu tư phát triển sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu thay đổi đa dạng của thị trường: sản phẩm, dịch vụ du lịch ban đêm, du lịch gắn với ẩm thực, du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái, du lịch golf, du lịch chăm sóc sức khỏe, khu vui chơi gắn với thiên nhiên, các sản phẩm du lịch sinh thái gắn với sông hồ, suối thác và đầm phá...; xây dựng các sản phẩm du lịch cộng đồng, sinh thái là sản phẩm OCOP.

Sở Du lịch đã tập trung triển khai hiệu quả và quảng bá các lễ hội, sự kiện cho Festival 4 mùa, góp phần tạo sự thường xuyên, liên tục các sản phẩm của Huế, đặc biệt lưu ý công tác tuyên truyền, quảng bá hợp lý cho khách du lịch quốc tế. Nghiên cứu đề xuất khai thác các loại hình dịch vụ du lịch dọc hai bờ sông Hương. Mở cửa Đại nội về đêm; tăng các sản phẩm, dịch vụ trong các điểm di tích. Đưa vào khai thác phố đêm Hoàng thành vào tháng 4.2022; sản phẩm Hop On - Hop Off; dịch vụ xe đạp công cộng, xe đạp thông minh (các điểm: Tòa Khâm, Nghênh Lương Đình, Eo Bầu,…).

Ngoài ra, triển khai các sản phẩm du lịch mới các địa phương như ở khu vực cầu Ngói, Vân Thê; các điểm du lịch suối thác,… Xây dựng chương trình tour roadshow mở rộng khai thác thị trường khách Thái Lan đến Huế qua đường hàng không Thai Vietjet. Phối hợp với Công ty Vietsoftpro triển khai các ứng dụng về dịch vụ du lịch thông minh bước đầu thí điểm hệ thống xe đạp thông minh tại Làng cổ Phước Tích và một số khu vực trên địa bàn thành phố Huế. Bên cạnh đó, đơn vị còn tổ chức thử nghiệm tour khép kín sử dụng phương tiện xanh thân thiện môi trường: trải nghiệm áo dài trên xe xích lô và xe điện tham quan trải nghiệm bối cảnh phim trường ở thành phố Huế. Đưa vào khai thác sản phẩm Phố đêm khu vực Hoàng thành Huế tạo sản phẩm du lịch về đêm.

Phát huy tiềm năng, thế mạnh

Năm 2023, ngành du lịch Thừa Thiên Huế tập trung nguồn lực đầu tư phát triển du lịch, dịch vụ xứng tầm là ngành kinh tế mũi nhọn; phấn đấu đón khoảng 3 - 3,5 triệu lượt, trong đó khách nội địa chiếm khoảng 70 - 80%; tổng thu từ du lịch khoảng 6.000 - 7.000 tỷ đồng.

Trọng tâm năm 2023 là phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ có lợi thế và giá trị gia tăng cao với các sản phẩm mới, đặc thù để tạo sự khác biệt với các tỉnh, thành phố khác bên cạnh sản phẩm văn hóa - di sản, đó là: du lịch chăm sóc sức khỏe, tâm linh, nông thôn, một số lễ hội có tính thu hút khách cao (Lễ hội khinh khí cầu, ẩm thực, thể thao, âm nhạc,...).

Bên cạnh đó, tiếp tục triển khai các giải pháp thúc đẩy phát triển ngành du lịch, nhất là giải pháp về công nghệ số, chiến lược truyền thông quảng bá du lịch; các chương trình kích cầu du lịch (có chính sách ưu đãi các đoàn MICE, các đoàn tour bay theo tuyến charter mới). Xúc tiến đẩy nhanh tiến độ đầu tư và khởi công mới các dự án hạ tầng kết nối các điểm du lịch; đầu tư phát triển hệ thống các trung tâm thương mại, siêu thị, trung tâm mua sắm cao cấp, khu dịch vụ đa chức năng.

Khai thác các đường bay mới từ các thị trường du lịch tiềm năng và kết nối các hãng lữ hành lớn nhằm triển khai các chương trình tour mới đến miền Trung với đích chính là Thừa Thiên Huế...

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, ngành du lịch cần xây dựng thương hiệu điểm đến trên cơ sở phát huy thế mạnh khác biệt về ẩm thực, đầm phá, di sản; nghiên cứu xây dựng, khai thác các sản phẩm, dịch vụ xoay quanh thương hiệu đặc trưng của địa phương như: “Huế - thành phố Lễ hội”; “Huế - Kinh đô ẩm thực”; “Huế - Kinh đô áo dài”... để có chiến lược quảng bá, khai thác, phát huy thế mạnh về du lịch Huế.

Địa phương

Long trọng kỷ niệm 50 năm Giải phóng huyện Tánh Linh và 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
Địa phương

Long trọng kỷ niệm 50 năm Giải phóng huyện Tánh Linh và 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Sáng 21.12.2024, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Tánh Linh (25.12.1974-25.12.2024) và chào mừng kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22.12.1944-22.12.2024), một sự kiện trọng đại đánh dấu mốc son lịch sử trong công cuộc giải phóng quê hương.

Bắc Kạn: Bảo đảm an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Địa phương

Bắc Kạn: Bảo đảm an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Bằng sự chủ động, nỗ lực triển khai hiệu quả các dự án, tiểu dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giải quyết những khó khăn bức thiết, cải thiện đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; đồng thời, giảm tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết và xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng.

Huyện Thạch Thất nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP
Trên đường phát triển

Huyện Thạch Thất nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP

Nhờ tích cực đồng hành, hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp, người dân tham gia Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm" OCOP, đến nay, toàn huyện Thạch Thất có 188 sản phẩm OCOP đạt 3 - 4 sao, trong đó 68 sản phẩm đạt 3 sao, 120 sản phẩm đạt 4 sao... Thông qua việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đã góp phần tạo ra các sản phẩm dịch vụ chất lượng, phục vụ đắc lực phát triển kinh tế tại địa phương.

Kiên Giang: Người dân mong mỏi được gỡ vướng để đóng góp tâm huyết vào phát triển “đảo ngọc”
Địa phương

Kiên Giang: Người dân mong mỏi được gỡ vướng để đóng góp tâm huyết vào phát triển “đảo ngọc”

Một khu vườn sinh vật cảnh theo mô hình sử dụng đất kết hợp đa mục đích rộng khoảng 3ha tại phường Dương Đông, TP. Phú Quốc vừa bị yêu cầu xử lý vì vướng nhiều vi phạm. Trong khi chủ khu vườn đã đầu tư hàng chục tỷ đồng với mong muốn phát triển kinh tế du lịch, tạo điểm nhấn cho “đảo ngọc”.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Châu Ngọc Tuấn phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: Đ.T
Địa phương

Quyết tâm, quyết liệt trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Tại Hội nghị Tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 vừa diễn ra, nhấn mạnh công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, xây dựng đội ngũ cán bộ là nhiệm vụ “then chốt của then chốt”, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai Châu Ngọc Tuấn đề nghị toàn ngành Tổ chức xây dựng Đảng tiếp tục phát huy truyền thống, hoàn thành xuất sắc 2 nhiệm vụ hết sức quan trọng trong năm 2025 là thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và tham mưu tổ chức đại hội Đảng các cấp.

Nghệ An: Dự án nâng cấp Quốc lộ 7 hơn 1.300 tỷ đồng dở dang do "vướng" giải phóng mặt bằng
Giao thông

Nghệ An: Dự án nâng cấp Quốc lộ 7 hơn 1.300 tỷ đồng dở dang do "vướng" giải phóng mặt bằng

Dự án nâng cấp Quốc lộ 7 (Nghệ An) dự kiến đến tháng 11.2024 sẽ hoàn thành, nhưng hiện công trường vẫn dở dang, nhiều đoạn chưa được bàn giao mặt bằng. Ban QLDA 4 đang trình Cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) điều chỉnh thời gian thực hiện dự án hoàn thành năm 2024 sang hoàn thành năm 2025.