Công an tỉnh Hà Nam: Số hóa dữ liệu, mở nhịp cầu nối liền khát vọng đoàn tụ thiêng liêng

Bài cuối: Những người lính lặng lẽ viết tiếp trang sử bằng công nghệ và trái tim

Trong những ngày đêm miệt mài cùng đồng đội, các cán bộ chiến sĩ Công an các xã thu thập từng mẫu ADN của thân nhân liệt sĩ, Trung tá Nguyễn Thị Lệ Thúy, Đội trưởng Đội 1, Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (TTXH), Công an tỉnh Hà Nam, thấu hiểu sâu sắc hơn bao giờ hết ý nghĩa công việc mình đang làm. Họ là những người chiến sĩ kiên nhẫn, tận tình ngồi kế bên những Mẹ Việt Nam anh hùng, thân nhân các anh hùng liệt sĩ, hướng dẫn từng thao tác kê khai thông tin trực tuyến, lắng nghe những câu chuyện đong đầy nước mắt và nỗi mong mỏi suốt đời tìm lại tên người thân đã hy sinh vì Tổ quốc.

Giữ lửa ký ức bằng trí tuệ và trái tim

Từng con chữ được các cán bộ chiến sĩ (CBCS) công an xã cẩn trọng gõ, từng dòng dữ liệu được nhập vào hệ thống với độ chính xác cao nhất, bởi họ hiểu rằng, mỗi thông tin lưu giữ hôm nay không chỉ là những con số vô tri, mà là một phần ký ức thiêng liêng của cả dân tộc, là sợi dây vô hình kết nối những người đang sống với những anh hùng đã ngã xuống vì đất nước.

90-6.jpg
Các Mẹ Việt Nam anh hùng, thân nhân các anh hùng, liệt sĩ chưa xác định danh tính vẫn mong mỏi từng ngày về thông tin để tìm phần mộ người thân. Ảnh: ITN

Thượng tá Dương Hồng Quang, Trưởng phòng Tham mưu Công an tỉnh Hà Nam, xúc động chia sẻ: “Chúng tôi không đơn thuần làm việc với dữ liệu. Chúng tôi đang trân trọng gìn giữ một phần linh hồn của dân tộc. Mỗi mẫu máu, mỗi dữ liệu ADN thu thập được là niềm hy vọng, là nỗi khắc khoải suốt mấy chục năm của biết bao gia đình liệt sĩ về một ước nguyện đoàn tụ chưa thể trọn vẹn”.

Hành trình xác minh danh tính liệt sĩ bằng công nghệ ADN vẫn đang lặng lẽ tiếp diễn trên khắp những nẻo đường, thôn xóm của tỉnh Hà Nam. Tại mỗi xã, mỗi thôn, những chiến sĩ Công an xã vẫn ngày đêm âm thầm thu thập mẫu sinh phẩm, kiểm tra, xác minh và nhập liệu một cách tỉ mỉ. Họ như đang sống lại một phần lịch sử hào hùng của dân tộc, viết tiếp những trang sử vàng bằng ngôn ngữ của công nghệ, bằng trái tim biết lắng nghe và sẻ chia sâu sắc.

Trong kỷ nguyên số, khi dữ liệu trở thành nguồn tài nguyên quý giá và chuyển đổi số là động lực phát triển của quốc gia, thì chính ở những vùng quê tưởng chừng như chậm nhịp nhất, lại đang bừng lên những tia sáng tiên phong. Không chỉ trong những tòa nhà công nghệ cao, mà ngay tại nơi có tiếng gọi khẽ của người mẹ già: “Cháu ơi, giúp bà tra thông tin về con trai…”, một hành trình đổi mới mang đậm dấu ấn của lòng biết ơn đã bắt đầu.

Nơi khơi nguồn cho sự hồi sinh những ký ức ngủ quên

Nghị quyết 57-NQ/TW đã vạch ra một tầm nhìn chiến lược: xây dựng lực lượng Công an nhân dân (CAND) chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, với Công an xã là nền tảng vững chắc. Trong bối cảnh không tổ chức Công an cấp huyện, vai trò của Công an xã đã được nâng tầm, trở thành "mắt xích then chốt" trong quản trị an ninh, dữ liệu và tương tác trực tiếp với người dân ở cơ sở.

90-5.jpg
Công an tỉnh Hà Nam chạy đua với thời gian trong thu thập mẫu ADN bởi nhiều thân nhân các liệt sĩ giờ tuổi cao, sức yếu, thời gian chờ đợi không còn nhiều. Ảnh: ITN

Hà Nam đã tiên phong thực hiện một cuộc đổi mới toàn diện, không chỉ tái cấu trúc tổ chức mà còn đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ, lực lượng và hạ tầng cho Công an xã. Giờ đây, trụ sở Công an xã không chỉ là nơi giữ gìn trật tự mà còn là điểm tiếp nhận mẫu sinh học quan trọng, kết nối trực tiếp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cho phép truy xuất thông tin định danh đến từng hộ gia đình, từng cá nhân. Những người lính quen với tuần tra, bảo vệ bình yên thôn xóm, nay còn làm chủ những hệ thống dữ liệu hiện đại, tất cả vì mục tiêu cao nhất: phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn.

Đại tá Tô Anh Dũng, Giám đốc Công an tỉnh Hà Nam, khẳng định: "Nếu ví Công an xã là điểm khởi đầu của quá trình hiện đại hóa ngành Công an, thì Hà Nam tự hào là một trong những đơn vị tiên phong, triển khai hiệu quả chủ trương này. Đây không chỉ là sự thay đổi về mặt hình thức, mà là một cuộc chuyển giao niềm tin sâu sắc. Và Công an xã Hà Nam đã chứng minh xứng đáng với niềm tin ấy. Đổi mới không phải là để thay đổi bề ngoài, mà là để gần dân hơn, thực hiện trọn vẹn lời hứa "vì dân phục vụ", "đâu cần Công an có, đâu khó có Công an". Trong hành trình gian nan xác minh danh tính liệt sĩ, chính Công an xã đã trở thành nơi khơi nguồn cho sự hồi sinh những ký ức tưởng chừng đã ngủ yên".

Minh chứng rõ nét cho vai trò trụ cột ấy là khi Công an tỉnh Hà Nam bắt đầu triển khai công tác thu thập mẫu sinh học phục vụ việc xác định danh tính liệt sĩ. Nhiều người không khỏi ngỡ ngàng khi biết rằng, những bước đi đầu tiên, mang tính quyết định lại được thực hiện ngay tại trụ sở Công an xã.

Trung tá Trần Thanh Bình, Trưởng Công an xã Tràng An, chia sẻ một thực tế đầy xúc động: trên địa bàn xã có một Mẹ Việt Nam anh hùng, và đặc biệt, có tới 117 liệt sĩ vẫn chưa tìm được tên. Trung tá Trần Thanh Bình chia sẻ, có những ngày, anh em cán bộ phải vượt hàng chục cây số, đến tận nhà những cụ bà ngoài 90 tuổi, những người đã không còn đủ sức khỏe để đi xa, để ân cần lấy từng mẫu máu.

"Dân cần gì, mình có mặt đó. Đó không còn là nhiệm vụ đơn thuần, mà là bổn phận thiêng liêng của những người đang sống đối với những người đã khuất", Trung tá Bình nói. Có những buổi chiều muộn, trong căn nhà nhỏ đơn sơ, người cán bộ Công an vừa cẩn thận lấy mẫu ADN, vừa lắng nghe những câu chuyện chiến tranh đã nhuốm màu thời gian, những ký ức tưởng chừng như tiếng gió thoảng qua hàng tre, nhưng lại thấm đẫm tình yêu nước và những giọt nước mắt xót xa. Chính trong những khoảnh khắc ấy, người ta nhận ra rằng, công nghệ có thể là công cụ hỗ trợ, nhưng chỉ có trái tim chân thành mới đủ sức gìn giữ những ký ức đã từng là máu thịt của mảnh đất này.

Nỗi mong mỏi suốt đời tìm lại tên người thân đã hy sinh vì Tổ quốc giờ đây được thắp lên với sự hỗ trợ dữ liệu và công nghệ. Ảnh: T.L

Nỗi mong mỏi suốt đời tìm lại tên người thân đã hy sinh vì Tổ quốc giờ đây được thắp lên với sự hỗ trợ dữ liệu và công nghệ. Ảnh: T.L

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam Trương Quốc Huy chia sẻ: “Công an xã giờ không chỉ là nơi gìn giữ trật tự mà còn là trung tâm lan tỏa công nghệ số, dữ liệu số, công dân số. Chính các đồng chí là người giúp người dân tiếp cận một nền hành chính hiện đại. Những kết quả này cũng góp phần to lớn giúp lãnh đạo, chính quyền các cấp hoạch định lên các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của tỉnh Hà Nam”.

Với sự bền bỉ, tận tâm không mệt mỏi, những chiến sĩ Công an xã ở Hà Nam đang tiên phong trên hành trình đầy gian nan tìm lại tên cho những người đã khuất. Dẫu phía trước còn nhiều thử thách, họ vẫn kiên định bước tới. Lực lượng Công an tỉnh Hà Nam, với nòng cốt là Công an xã, đang âm thầm tiến bước bằng đôi chân gần gũi, bằng sức mạnh của công nghệ số và bằng trái tim luôn cháy bỏng khát vọng đoàn tụ thiêng liêng. Ở tuyến đầu lặng lẽ ấy, những người lính Công an xã chính là nhịp cầu nối liền quá khứ và hiện tại, là hiện thân của lòng tri ân sâu sắc, là ngọn lửa không bao giờ tắt của niềm hy vọng về ngày "trùng phùng".

Đời sống

Người lao động tham gia phiên giao dịch việc làm tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội. Ảnh: Hương Nha
Đời sống

Hà Nội triển khai các giải pháp kết nối việc làm hiệu quả

Thực hiện chỉ đạo của Sở Nội vụ Hà Nội, nhằm nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ phát triển thị trường lao động và giải quyết việc làm cho người lao động, Trung tâm Dịch vụ việc làm (DVVL) Hà Nội đã triển khai nhiều hoạt động, giải pháp hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp và người lao động, chú trọng đẩy mạnh kết nối cung - cầu lao động thông qua tổ chức các phiên GDVL định kỳ trên hệ thống sàn GDVL Hà Nội.

Khánh thành công trình Hồ chứa nước Krông Pách Thượng
Xã hội

Khánh thành công trình Hồ chứa nước Krông Pách Thượng

Sáng 19.4, cùng với hơn 80 công trình, dự án trọng điểm quốc gia được đồng loạt khởi công, khánh thành tại hơn 80 điểm cầu trên cả ba miền Bắc, Trung, Nam với tổng mức đầu tư gần 450.000 tỷ đồng, Lễ khánh thành công trình Hồ chứa nước Krông Pách Thượng (tỉnh Đắk Lắk) đã được tổ chức trọng thể.

Trình Chủ tịch nước tặng quà người có công nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
Xã hội

Trình Chủ tịch nước tặng quà người có công nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 3295/VPCP-KGVX ngày 17.4.2025 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình về việc trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công với cách mạng nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 80 năm Ngày thành lập nước.

Tuyên truyền phòng cháy, chữa cháy tại khu dân cư
Đời sống

Tuyên truyền phòng cháy, chữa cháy tại khu dân cư

Ngày 18.4, quận Ba Đình tổ chức tập huấn triển khai thực hiện cao điểm tuyên truyền, hướng dẫn an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với cơ sở, khu dân cư trên địa bàn. Buổi tập huấn diễn ra theo phương thức trực tiếp và trực tuyến tại các điểm cầu phường trên địa bàn quận.

Hơn 22 tỷ đồng ủng hộ Quỹ hội bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam
Đời sống

Hơn 22 tỷ đồng ủng hộ Quỹ hội bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam

Ngày 18.4 hàng năm được chọn là Ngày Người khuyết tật Việt Nam, không chỉ để nhắc nhở toàn xã hội nâng cao ý thức trong việc tham gia hỗ trợ, giúp đỡ người khuyết tật (NKT) mà còn là sự thừa nhận về khả năng đóng góp cho xã hội của NKT. Tính đến ngày 17.4, Trung ương Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi (TMC) Việt Nam đã ghi nhận 22 tỷ đồng cho phong trào ý nghĩa này.

Vietcombank: Cho vay ứng trước dành cho người lao động theo quy định tại Nghị định 178/2024/NĐ-CP
Đời sống

Vietcombank: Cho vay ứng trước dành cho người lao động theo quy định tại Nghị định 178/2024/NĐ-CP

Từ ngày 16.4, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) triển khai cho vay ứng trước giai đoạn chuyển đổi dành cho người lao động theo quy định tại Nghị định 178/2024/NĐ-CP ngày 31.12.2024 của Chính phủ. Sản phẩm mang đến giải pháp tài chính thiết thực, đồng hành cùng khách hàng vững tâm bước vào giai đoạn mới và tiếp tục phát triển.

Lễ chào cờ trên đảo Trường Sa Lớn.
Xã hội

50 năm Giải phóng Trường Sa - Thành trì bất khuất giữa biển Đông

Cùng với 5 cánh quân trên bộ thần tốc tiến về Sài Gòn thì một cánh quân âm thầm vượt biển giải phóng các quần đảo ở Trường Sa. Ngày lá cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay trên các đảo Nam Yết, Sinh Tồn, Sơn Ca... cũng là ngày đất nước thống nhất, giang sơn, biển trời thu về một mối. 50 năm trôi qua, không khí oai hùng của những ngày tháng 4 lịch sử dội về trên những con sóng, vỗ về bờ cõi phía Đông của tổ quốc. Nối tiếp thế hệ cha anh, những người lính Trường Sa hôm nay vẫn kiên cường bám đảo, giữ vững từng tấc đất, biển trời thiêng liêng của Tổ quốc. Họ như những cây phong ba vững vàng trước sóng, gió, bão bùng.

Tuổi trẻ Công an Đắk Nông chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát
Đời sống

Tuổi trẻ Công an Đắk Nông chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát

Với tinh thần "Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên", tuổi trẻ Công an tỉnh Đắk Nông đã không quản ngại nắng, mưa tích cực phối hợp chính quyền địa phương hỗ trợ ngày công, đồng hành cùng người dân xây dựng, sửa chữa, cải tạo nhà, góp phần chung tay cùng cả nước thực hiện hiệu quả chủ trương xóa nhà tạm, nhà dột nát.

Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong xây dựng nông thôn mới
Xã hội

Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong xây dựng nông thôn mới

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, thanh niên cả nước đã tổ chức tập huấn về nông thôn mới cho gần 60 nghìn lượt cán bộ Đoàn và bạn trẻ; trồng mới hơn 82 triệu cây xanh, sửa chữa hơn 80.000km đường giao thông nông thôn, triển khai gần 9.000km tuyến “thắp sáng đường quê”, xây mới gần 1.500 cầu; hỗ trợ vốn vay, kỹ thuật hơn 6.200 mô hình kinh tế cho thanh niên...

Hà Tĩnh: Thực hiện tốt công tác giới thiệu việc làm cho người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp
Đời sống

Hà Tĩnh: Thực hiện tốt công tác giới thiệu việc làm cho người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp

Thông tin từ Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Tĩnh cho biết, nhờ thực hiện tốt công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp nên đã góp phần duy trì việc làm, ổn định sản xuất, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua.

Tuổi trẻ Thái Bình với phong trào "Bình dân học vụ số"
Xã hội

Tuổi trẻ Thái Bình với phong trào "Bình dân học vụ số"

Phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của thanh niên trong thực hiện mục tiêu chuyển đổi số quốc gia, thời gian qua, tuổi trẻ tỉnh Thái Bình đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả như: ra mắt, tập huấn cho 686 đội hình thanh niên xung kích “Bình dân học vụ số” để hỗ trợ người dân tiếp cận, tận dụng công nghệ, nâng cao năng suất lao động, tạo cơ hội việc làm mới và hình thành cộng đồng thích ứng với chuyển đổi số...