Phản ánh thông tin cuộc gọi rác, cuộc gọi lừa đảo qua đầu số 156

Chiều 31.10, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức họp báo công bố về việc triển khai tổng tài 156 tiếp nhận phản ánh tin nhắn tác, cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo.

Phản ánh thông tin cuộc gọi rác, cuộc gọi lừa đảo qua đầu số 156 -0
Quang cảnh buổi họp báo

Phát biểu tại họp báo, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long cho biết, hiện nay số lượng cuộc gọi tin nhắn rác, cuộc gọi rác, cuộc gọi lừa đảo khá nhiều, cần được ngăn chặn. Tuy nhiên, người dân đang thiếu kênh tiếp nhận, phản ánh. Do đó Bộ Thông tin và Truyền thông cũng như các nhà mạng cần chung tay xử lý vấn đề này. Theo đó, khi có các cuộc gọi phản ánh đến đầu số 156, các nhà mạng sẽ tiếp nhận, hỗ trợ và phân loại và xử lý.

Phản ánh thông tin cuộc gọi rác, cuộc gọi lừa đảo qua đầu số 156 -0
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long phát biểu tại họp báo

Thông tin thêm về vấn đề này, Cục trưởng Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Hồng Thắng cho biết, thời gian qua tình trạng cuộc gọi rác trên mạng viễn thông diễn ra phức tạp, có chiều hướng tăng lên, đặc biệt xuất hiện nhiều cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, giả mạo các cơ quan nhà nước, các tổ chức nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của người dùng. Trong 9 tháng năm 2022, Tổng đài phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác qua tin nhắn (Tổng đài 5656) của Bộ đã tiếp nhận 202.949 lượt phản ánh. Trong đó, có 25.476 lượt phản ánh tin nhắn rác, giảm 10,6% so với cùng kỳ năm 2021; 177.473 số lượt phản ánh cuộc gọi rác, tăng 34,2%; số lượt phản ánh về cuộc gọi đòi nợ, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo chiếm 12,5%.

Phản ánh thông tin cuộc gọi rác, cuộc gọi lừa đảo qua đầu số 156
Cục An toàn thông tin quản lý, vận hành phát biểu tại họp báo

Trước tình trạng này, theo Cục Viễn thông, cần có một kênh tiếp nhận các thông tin phản ánh của khách hàng một cách thống nhất và thuận tiện nhất. Để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc phản ánh, bên cạnh đầu số 5656, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng các doanh nghiệp viễn thông đã thống nhất từ ngày 1.11.2022 sẽ triển khai, mở rộng việc tiếp nhận phản ánh về cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo thông qua hình thức cuộc gọi tới đầu số 156.

Khi nhận được cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, đề nghị người dân bình tĩnh, thực hiện phản ánh tới đầu số 156 thông qua 2 hình thức gửi tin nhắn hoặc gọi điện, cụ thể:

Cách 1: Gửi tin nhắn (miễn phí) tới đầu số 156 trong đó:

 + Với tin nhắn rác: S ( Số điện thoại - nguồn phát tán) (nội dung phản ánh) gửi 156 (hoặc 5656).

+ Với cuộc gọi có dấu hiệu gọi rác: V (Số điện thoại - nguồn phát tán) (nội dung phản ánh) gửi 156 (hoặc 5656)

+ Với cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo: LD (Số điện thoại - nguồn phát tán) (nội dung phản ánh) gửi 156 (hoặc 5656).

Cách 2: Gọi tới đầu số 156 để cung cấp thông tin (về số điện thoại vừa thực hiện cuộc gọi có dấu hiệu thực hiện cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo; trích dẫn một số nội dung có liên quan;…) theo hướng dẫn của bộ phận chăm sóc khách hàng của các nhà mạng.

Xã hội

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).